1. Các quy định mới liên quan thủ tục người bào chữa tham gia phiên tòa
Theo Điều 291 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa là bắt buộc, nhưng có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trưòng hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt ngưồi bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mỏ phiên tòa xét xử. Trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phảỉ hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo, người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 dành hẳn Mục V Chương XXI về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, coi đây là nội dung cốt lõi thể hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Những điểm mới liên quan thủ tục tranh tụng, trong đó làm rõ hơn trình tự xét hỏi đã được quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, khiếm khuyết trong Điều 207 Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2003. Theo điều luật này, xuất phát từ mô hình tô’ tụng thẩm vấn, có thể nhận thấy Hội đồng xét xử là người quyết định phạm vi và thứ tự xét hỏi, thậm chí thòi lượng xét hỏi của Hội đồng xét xử chiếm phần lốn thời gian diễn biến của phiên tòa. Kiểm sát viên và người bào chữa không chỉ không tự mình xác định được phạm vi, trình tự, cách thức tiến hành xét hỏi, thẩm tra chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa, mà còn phải tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, thậm chí phải xét hỏi sau cả Hội thẩm nhân dân… Quá trình tranh luận và đối đáp tại phiên tòa thường không được diễn ra đến tận cùng xác định sự thật khách quan, thực tê’ nhiều trường hợp, Kiểm sát viên không đối đáp lại ý kiến bào chữa của Luật sư nhưng Tòa án vẫn chấp nhận hoặc không có chê tài nào bắt buộc Kiểm sát viên tiếp tục tranh luận.
Điều cần nói rõ là trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tô’tụng hình sự năm 2003, Ban soạn thảo đã có Văn bản sô’ 1383/VKSTC-V8 ngày 17-4-2015 thuyết minh chi tiết Dự thảo Bộ luật tô tụng hình sự (sửa đổi), trong đó cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và quyền của người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử công bằng như sau: “Đổi mối trình tự và trách nhiệm xét hỏi theo hướng việc xét hỏi trưốc tiên phải thuộc về cơ quan buộc tội; bị cáo có quyền trực tiếp đặt câu hỏi với bị hại, người làm chứng nếu được chủ tọa đồng ý thay vì chỉ có quyền đề nghị chủ tọa hỏi như hiện nay”. Tuy nhiên, tại nhiều cuộc thảo luận, hội thảo, cơ quan thẩm định thiên về hướng duy trì trình tự xét hỏi theo quy định cũ, nhưng có bổ sung một số điểm mối như: Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm vê’ những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người đính giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
Về cơ bản, tuy chưa chuyển hẳn sang việc thẩm vấn do bên buộc tội và bên gỡ tội chủ động tiến hành, hiện nay theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, chủ tọa phiên tòa vẫn điều hành việc hỏi, quy định khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi theo quy định tại Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Bên cạnh việc quy định rõ hơn phạm vi và cách thức hỏi bị cáo và người bị hại, đương sự trong vụ án, điểm mới theo khoản 5 Điểu 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là, trong trường hợp cần thiết, Tòa án quyết định hỏi người làm chứng qua mạng máy tính, mạng viễn thông.
Theo Điều 312, Điều 314 và Điều 317 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được; đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa đỉểm khác có liên quan đến vụ án. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm người tham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến nơi đó. Ngoài ra, Hội đồng xét xử có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tô” tụng yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tô” tụng, người tham gia tô” tụng trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tô” tụng trong giai đoạn điều tra, truy tô”, xét xử. Các quy định này mỗ rộng không gian và phạm vi các hoạt động của các chủ thể tiến hành và tham gia tô” tụng ngay trong giai đoạn xét xử nhằm xác minh, làm rõ các vấn đề phát sinh trong đánh giá, nhận xét về chứng cứ tại phiên tòa.
2. Cơ chế bảo đảm tranh tụng dân chủ tại phiên tòa
Một điểm mới nữa trong trình tự phát biểu khi tranh luận, Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 yêu cầu Kiểm sát viên khi luận tội phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. về phần mình, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tô” tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ buộc tội, gS tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình.
Trên cơ sở đó, theo Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Kiểm sát viên phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp đến cùng với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyềri đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, ngưòi bào chữa, bị hại và những ngưòi tham gia tôz tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và các ý kiến lặp lại. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và phải được thể hiện trong bản án.
Những điểm nêu trên là cơ sở thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.
Tinh thần đổi mối trong Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015 đặt trên vai Thẩm phán và Hội đồng xét xử trách nhiệm rất lón, vì bên cạnh không gian rộng mở để xem xét thỏa đáng các chứng cứ và quan điểm buộc tội, gỡ tội, điều chính yếu là Tòa án thể hiện được quyền năng tư pháp là cơ quan có chức năng xét xử và phán quyết về tội danh và hình phạt, cũng như nơi hội tụ niềm tin và khả năng tiếp cận công lý của người dân. Muôn vậy, điều quan trọng là Thẩm phán không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điểu kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại và những người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến, nhưng có quyển cắt những ý kiến không hên quan đến vụ án và các ý kiêh lặp lại. Ngay việc cắt hay không cắt ý kiến cũng phải được đánh giá, xem xét và thảo luận để đạt sự công bằng, vì thực tế cho thấy nội hàm của các cụm từ như “ý kiến không liên quan vụ án”, “ý kiến lặp lại” thường gây tranh cãi trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Ngoài ra, cũng cần phải có cơ chế và biện pháp bảo đảm thực thi quy định Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.
Trong quá trình hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sau này, người viết đề xuất quán triệt quan điểm coi tranh tụng trong tố tụng hình sự thực chất là quá trình tồn tại, vận động, đấu tranh giữa hai chức năng cơ bản là chức năng buộc tội và chức năng bào chữa có định hưổng ngược chiều, đối trọng nhau. Các chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng này được tạo điều kiện bình đẳng vối nhau không chỉ trong vị trí chỗ ngồi mà cả trong việc bày tỏ ý kiến và bảo vệ ý kiến của phía mình trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án, mà đỉnh điểm của quá trình này diễn ra tại phiên tòa sơ thẩm. Do đó, chủ tọa phiên tòa khi xác định phạm vi, trình tự, cách thức tiến hành xét hỏi, thẩm tra chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa, cần dành thời gian chủ yếu cho hai chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và bào chữa chủ động tiến hành và xác định, cũng như có quyền thay đổi. Chỉ trong trường hợp hai bên không nhất trí được cách thức nói trên thì Tòa án mối quyết định vối vai trò là một trọng tài khách quan, sau khi lắng nghe ý kiến trình bày của hai bên.
Với sự tham gia ngày càng sâu và hiệu quả hơn của người bào chữa ngay từ đầu khi người bị tình nghi phạm tội được triệu tập do có tin báo, tố giác tội phạm, ngay khi bị bắt, tạm giữ, khởi tố bị can, bắt tạm giam, hơn ai hết, Kiểm sát viên và người bào chữa biết rất rõ giá trị, tính hợp pháp của các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, nên dễ dàng thống nhất phạm vị, trình tự và cách thức tiến hành việc xét hỏi, thẩm tra. Bước chuyển ban đầu này trong thể thức và trình tự xét hỏi không đồng nghĩa với việc chuyển đổi mô hình tố tụng hình sự từ thẩm vấn sang tranh tụng. Trong điều kiện duy trì mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn, việc cho phép mở rộng khả năng tranh tụng, đốì kháng giữa bên buộc tội và gỡ tội, đề cao vai trò của Tòa án như một trọng tài khách quan là hoàn toàn phù hợp vởi chủ trương nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW và số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX.
Điều này cũng phù hợp với xu thế chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó, pháp luật tố tụng của Anh, Hoa Kỳ, Pháp quy định phạm vi, trình tự và cách thức tiến hành xét hỏi, thẩm tra chứng cứ hoàn toàn do bên buộc tội và bên bào chữa thỏa thuận xác định. Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản quy định: Tòa án có thể nghe ý kiến của Công tô’ viên và bị cáo hoặc người bào chữa của bị cáo để quyết định phạm vi, trình tự và cách thức tiến hành xét hỏi, thẩm tra chứng cứ cũng như Tòa án có thể lắng nghe bất cứ lúc nào khi một trong các bên đề nghị thay đổi phạm vi, trình tự và cách thức nói trên. Trong khi đó, Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga lại nghiêng về xu hướng của các nưóc Anh, Hoa Kỳ, Pháp nêu trên, khi quy định trình tự trưốc sau của điều tra chứng cứ do Tòa án quyết định theo bên cung cấp chứng cứ. Nếu trong vụ án hình sự có nhiều bị cáo bị xét xử thì tuần tự xét hỏi do Tòa xác định sau khi tham khảo ý kiến của công tố và bào chữ
Vấn đề cần lưu ý ở đây là, thực tiễn tố tụng hình sự những năm qua cho thấy, do chưa có điều kiện tất cả các phiên tòa hình sự đều có ghi âm, ghi hình để lưu giữ, nên phần lớn các biên bản phiên tòa được lập mà không có cơ chế kiểm tra, giám sát và đối chiếu xác nhận độ trung thực và chính xác, được bị cáo, người bào chữa ký tên xác nhận. Thậm chí, họ cũng không được sao chụp ngay sau khi phiên tòa kết thúc vì lý do Thư ký Tòa án chưa hoàn thiện và Thẩm phán chưa kiểm tra kỹ lại biên bản phiên tòa. Có thể khẳng định, biên bản phiên tòa là văn bản tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh toàn bộ quá trình xét xử công khai tại Tòa án, do Thư ký Tòa án thực hiện. Nó không chỉ phản ánh kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và gỡ tội, là cơ sở hình thành phán quyết của Hội đồng xét xử, mà còn là căn cứ cho Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm xem xét có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hay không.
Điểm mới trong Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về biên bản phiên tòa là cùng vối việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa. Sau,khi Chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, ngưòi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.
Trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Điều 260 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các yêu cầu bắt buộc phải có trong bản án do Tòa án tuyên nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điểm mới ỏ đây là, trong bản án bắt buộc phải ghi rõ ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập. Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. Bản án cũng phải phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra; tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử…
3. Sự tham gia của người bào chữa trong các thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Như báo cáo đánh giá thực trạng thi hành Bộ luật tố tụng hình sự của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nêu, mặc dù Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “Khi xét thấy cần thiết, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm” (quy định này cũng áp dụng cho cả phiên tòa tái thẩm). Thực tế là rất ít khi các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm có sự hiện diện của người bào chữa. Điều này xuất phát từ sự giới hạn “khi xét thấy cần thiết” mà điều luật quy định, mặt khác, đó còn là sự trống vắng vai trò của người bào chữa trong các trình tự này.
Về mặt pháp lý, trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử, mà chỉ là trình tự xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Tuy nhiên, sô’liệu thống kê của hai ngành Tòa án và Viện kiểm sát cho thấy đơn, thư khiếu nại xin xem xét theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm rất lốn, trong khi trình tự xem xét lại rất phức tạp. Nhiều vụ án đã bị giám đô’c thẩm nhiều lần, trong đó có những vụ oan sai được xem xét, trả lại sự công bằng, danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền lợi hợp pháp cho người bị oan. Trong giai đoạn này, người bị kết án, đương sự nếu không thỏa mãn thường có nhu cầu trợ giúp về mặt pháp lý trong việc soạn thảo đơn xin kháng nghị, đồng thời, người bào chữa mong muôn được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm để tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.
Xuất phát từ những điều kiện và thực tê’ nêu trên, trong đề xuất của mình, Liên đoàn Luật sư Việt Nam quan niệm cần mạnh dạn xác định vai trò của người bào chữa tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị kết án có đơn xin xem xét bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Họ có đầy đủ vai trò, quyền hạn và trách nhiệm bình thường như khi tham gia các giai đoạn tố tụng hình sự khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kết án. Theo quy định tại Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người bào chữa, bảo vệ quyền lợi vối sự hiểu biết, kỹ năng và thực tế tham gia các giai đoạn tố tụng trưốc đó, có khả năng chỉ ra những kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Họ cũng chính là người có khả năng phát hiện tình tiết mới và làm thông báo kèm theo tài liệu liên quan trình bày rõ căn cứ để xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để tái thẩm theo Điều 398 Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015 như: Các lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật; tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án. Phát hiện vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tô’ tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Chính vì thế, cơ sở pháp lý cho sự trợ giúp này được quy định trong khoản 1 Điều 372 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Thủ tục này được thực hiện bằng hình thức văn bản theo những nội dung bắt buộc được quy định trong khoản 2 Điều 374 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị và phải được ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.
Theo Điều 383 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ: “Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành”. Liên quan đến quy định này, trong quá trình hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng cần nêu rõ các trường hợp “xét thấy cần thiết” và cơ chế để người bào chữa, bảo vệ quyền lợi biết rõ thông tin là có căn cứ để Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm sửa một phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, cũng như họ có thể gửi trước các kiến nghị, trình bày quan điểm pháp lý trước khi phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được mở.
Theo Khoản 2 Điều 386 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ trường hợp nếu người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiên về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trưốc Tòa án. Đây thật sự là những quy định rất mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bởi lẽ, do việc xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật không phải là một cấp xét xử mới, nên việc cho phép các chủ thể buộc tội và gỡ tội trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng có ý nghĩa rất quan trọng trước khi Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định chấp nhận hay không chấp nhận kháng nghị và đốỉ vối toàn bộ nội dung vụ án.
Riêng trong thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định trong Chương XXVII của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tuy không quy định rõ, nhưng người bào chữa, bảo vệ quyền lợi có thể giúp khách hàng của mình gửi đơn khiếu nại đến Úy ban thường vụ Quốc hội để nơi đây yêu cầu úy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưỏng Viện kiểm sát nhân dân tốỉ cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó theo Điều 404 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Người bào chữa, bảo vệ quyền lợi cũng cần biết đến quy định tại khoản 3 Điều 405 Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015 là trong trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp nói trên. Đồng thời, các chủ thể này cũng có thể tham gia vào quá trình Hội đồng Thẩm phán quyết định tiến hành thẩm định hồ sơ vụ án, từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật để chứng minh việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngoài ra, thực tế Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có những quy định hạn chế, chưa rõ ràng về sự hiện diện, vai trò của người bào chữa trong việc tư vấn, giúp đỡ vê’ mặt pháp lý cho người bị kết án trong quá trình thi hành án hình sự. Vê’ mặt lý luận, thi hành án hình sự được xác định là một giai đoạn tô’ tụng hình sự, nên không thể thiếu vai trò của người bào chữa. Thực tế có rất nhiều yêu cầu từ phía người bị kết án, người đại diện hợp pháp hoặc người thân thích của họ trong việc trợ giúp, tư vấn vê’ mặt pháp lý trong quá trình xin hoãn, tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn, miễn chấp hành hình phạt, thủ tục xin xét tha tù trước thời hạn, đặc xá, xin ân giảm án tử hình… ở trong điểu kiện phải chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có điều kiện hiểu biết về các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến các trình tự, thủ tục nêu trên, nên rất cần sự hỗ trợ của người bào chữa.
Đốì với những người bị kết án tử hình, người đang thi hành án có nguyện vọng xét tha tù trưởc thời hạn hoặc xóa án tích trong thực tiễn phát sinh rất nhiều nhu cầu trợ giúp về mặt pháp lý. Có ý kiến cho rằng, giai đoạn thi hành án hình sự không có hoạt động tố tụng nên đương nhiên không phát sinh việc bào chữa, bảo vệ quyển lợi cho ngưòi bị kết án, các đương sự. Người viết cho rằng, quan điểm nêu trên cần được xem xét, đánh giá lại một cách khách quan, vì có một số bản án tử hình đã bị bác bỏ khiếu nại theo các trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu không có sự phát hiện, tự thú của kẻ phạm tội thì không biết số phận của Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén sẽ như thế nào…
Do chức năng xã hội và phạm vi hành nghề của Luật sư nói riêng, người bào chữa nói chung rất đa dạng, không bị giới hạn trong giai đoạn điều tra, truy tô” và xét xử, mà còn có thể mở rộng đến cả quá trình thi hành án hình sự. Đó là lý do trong quá trình hướng dẫn thi hành, cần có quy định tạo cơ sỏ pháp lý cho việc người bào chữa có thể tham gia ngày càng sâu hơn vào giai đoạn thi hành án hình sự nhằm giúp đỡ có hiệu quả cho ngưòi bị kết án và người đại diện hợp pháp, những người thân thích của họ.
Theo điểm đ, e khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhân dân tôì cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nưóc. Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tốì cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tốì cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. Thời hạn để người bị kết án tử hình gửi đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm chỉ có 7 ngày, điều kiện hiểu biết và khả năng trình bày đơn xin ân giảm hạn chế, trong khi chế độ giam giữ đặc biệt nghiêm khắc đối với người bị kết án tử hình. Do đó, nếu có sự trợ giúp, tư vấn về mặt pháp lý của Luật sư, những người bào chữa khác thì họ có cơ hội tìm được con đường sống.
Do tính chất đặc biệt của trình tự xem xét thi hành hình phạt tử hình có liên quan đến mạng sống của người bị kết án, nên người viết đề nghị coi sự tham gia của người bào chữa như là một trình tự bắt buộc, là điều kiện xác định tính hợp pháp trong quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc quyết định bác đơn xin ân xá của Chủ tịch nước. Đương nhiên, khi ghi nhận vai trò và sự hiện diện của người bào chữa theo trình tự này, người bào chữa có quyền gặp mặt, đọc, ghi chép hồ sơ thi hành hình phạt tử hình, tham gia phát biểu ý kiến hoặc tranh luận tại các phiên xử giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc phiên họp của Hội đồng thi hành hình phạt tử hình. Sự có mặt của người bào chữa còn là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho việc xem xét thận trọng quá trình thi hành hình phạt tử hình.
Tham khảo pháp luật một số nưốc và quốc tế cho thấy, kiến nghị nói trên cũng phù hợp với Điều 1 (a) của Tuyên bô’ “Về biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người bị tuyên phạt án tử hình” của Liên hợp quốc có quy định: “Bảo hộ đặc biệt cho người bị xử tử hình, tạo điều kiện cho họ có thời gian chuẩn bị bào chữa, kể cả mỗi giai đoạn tố tụng đều phải có Luật sư của LVN Group trợ giúp…”. Xuất phát từ Tu chính án sô’6 bản Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ về bị cáo có quyền nhò Luật sư bào chữa, Tòa án Liên bang và Tòa án các bang đều yêu cầu người bị tuyên phạt án tử hình phải có tối thiểu hai Luật sư bào chữa, trong đó có một Luật sư tinh thông về mặt tố tụng, ớ Hoa Kỳ, các Luật sư của LVN Group tham gia theo trình tự này đều phải có kiến thức và kỹ năng về bào chữa án tử hình và phải qua quá trình đào tạo kỹ năng trợ giúp pháp lý cho họ. Đối vói người không có đủ điều kiện nhờ Luật sư của LVN Group thì chính quyền phải chỉ định Luật sư bào chữa cho họ.
Đối với thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện đã được quy định rất chặt chẽ tại Điều 368 Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015, trong đó có những thủ tục mà bản thân người làm đơn xin tha tù trước thời hạn không thể nắm được, trong đó có các tài liệu về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của phạm nhận. Trường hợp của người được đương nhiên xóa án tích có yêu cầu xóa án tích cũng như vậy. Pháp luật nên quy định cho phép họ nhận được sự trợ giúp về mặt pháp lý của người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ, cho phép họ hiện diện trong các phiên họp của Hội đồng xét tha tù trước thời hạn…
4. Sự tham gia của người bào chữa trong thủ tục đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi
Do người dưới 18 tuổi (trước đây, thường gọi là người chưa thành niên) có giới hạn về mặt tâm lý, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức nên việc tạo ra một môi trường tô’ tụng thân thiện nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho họ chính là nguyên tắc của tố tụng hình sự Việt Nam. Họ cũng được quyền bảo đảm giữ bí mật cá nhân, có người đại diện, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. Điều 414 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định phải tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến; bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi, cũng như bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Bên cạnh đòi hỏi người tiến hành tố tụng đôì với vụ án có ngưòi dưối 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến ngưòi dưói 18 tuổi, tác giả cho rằng người bào chữa cũng phải trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục. Họ không chỉ xác minh, thẩm định chính xác về tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tĩnh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi, mà còn phải xem xét điều kiện sinh sống và giáo dục; bối cảnh, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội… Ngưòi bào chữa phải kịp thời xem xét và có ý kiến đối với cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tô’ tụng trong quá trình họ áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đôì vối người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
Đặc biệt, Điều 419 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là ngưòi dưối 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đôì vối ngưồi bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với ngưòi đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Các trưòng hợp bị giữ, bị bắt, tạm giữ, tạm giam cũng được quy định rất cụ thể:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưối 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưối 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam vê’ tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Đốĩ với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưối 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tô, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Điều 422 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định riêng về bào chữa, trong đó khẳng định, người bị buộc tội là người dưối 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhò người khác bào chữa. Người đại diện của người dưối 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưối 18 tuổi bị buộc tội. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Theo Điều 421 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưởi 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lòi khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ. Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
Khi tham gia tố tụng, cũng như các trình tự gặp, làm việc với người bị buộc tội nói chung, người bào chữa có quyền gặp, hỏi riêng; hoặc nếu tham gia khi có yêu cầu, người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưổi 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. cần lưu ý là thời gian lấy lời khai người dưởi 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Một điểm mối quan trọng là theo Điều 423 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khi tiến hành xét xử đối với người dưới 18 tuổi bắt buộc phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưói 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp vối lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bô’ trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi. Đối vối vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chê’ việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
Ngoài ra, người bào chữa, bảo vệ quyền lợi cũng cần chú ý khi xem xét, đánh giá về các biện pháp giám sát, giáo dục đốĩ với người dưối 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự như khiển trách; hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Quy định của Bộ luật tố tụng năm 2015 về chỉ định người bào chữa
Theo Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: a) Đoàn Luật sư của LVN Group phân công tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group cử người bào chữa; b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư của LVN Group bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình”.
So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng thêm trường hợp được bào chữa bắt buộc không chỉ riêng đối với những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội theo khung hình phạt cao nhất là tử hình mà còn đối với những người về tội mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định mức cao nhất là 20 năm, tù chung thân; quy định thêm điều kiện người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa.
Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng diện người bào chữa gồm cả trợ giúp viên pháp lý để bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đây là quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp người bị buộc tội mà còn phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn hiện nay khi đa phần trợ giúp pháp lý đều không có thẻ Luật sư của LVN Group nên khó khăn trong việc tiếp cận và bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội.