1. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến

– Căn cứ pháp lý: Điều 146 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Điều 146. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

 

Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng) qua đường biển được chia thành hai loại, gồm:

– Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển; và

– Hợp đồng vận chuyển theo chuyến

Trong đó Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Theo đó, các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm những chủ thể sau:

– Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

– Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

– Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

– Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật hàng hải hiện hành.

Về điều 162 quy định chuyển nhượng vận đơn gồm có 3 loại:

– Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.

– Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.

– Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.

Về điều 187 quy định dỡ hàng và trả hàng như sau:

– Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.

– Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.

– Các quyền quy định về “Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan” không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.

Trân trọng!

2. Thời hạn bốc hàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến

– Căn cứ pháp lý: Điều 179 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Theo điều luật trên, hời hạn bốc hàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến được quy định như sau:

– Thời hạn bốc hàng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng mà các bên đã giao kết với nhau, thể hiện ý chí tự nguyện của các bên, tuy nhiên nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.

– Thời gian gián đoạn nếu do người thuê vận chuyển gây ra thì thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.

– Ngược lại nếu thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra vì các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng thì sẽ không được tính vào thời hạn bốc hàng.

– Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.

Trân trọng!

 

3. Thời hạn dôi nhật trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến

– Căn cứ pháp lý: Điều 180 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Thời gian dôi nhật là thời gian mà các bên tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển với nhau thỏa thuận về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định trong hợp đồng. Theo đó, thời gian dôi nhật quy định như sau:

– Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định tại Điều 179 của Bộ luật này (sau đây gọi là thời hạn dôi nhật). Trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể số ngày, giờ thì thời hạn dôi nhật được các bên liên quan xác định theo tập quán địa phương.

– Tiền thanh toán về thời hạn dôi nhật do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương. Trường hợp tập quán địa phương không có thì khoản tiền này được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực tế để duy trì tàu biển và thuyền bộ trong thời hạn dôi nhật.

– Thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra gọi là thời gian lưu tàu.

Trường hợp này người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.

Trân trọng!

 

 

4. Bốc và xếp hàng trên tàu biển trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến

– Căn cứ pháp lý: Điều 183 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Điều 183. Bốc hàng và xếp hàng trên tàu biển

1. Hàng hóa phải được sắp xếp trên tàu biển theo Sơ đồ hàng hóa do thuyền trưởng quyết định. Việc xếp hàng hóa trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản.

2. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hóa ở trên tàu biển. Các chi phí liên quan do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Theo điều luật trên, việc bốc hàng và xếp hàng trên tàu biển sẽ được thực hiện theo hai điều khoản được quy định.

Thứ nhất, hàng hóa phải được sắp xếp trên tàu biển theo Sơ đồ hàng hóa do thuyền trưởng quyết định, không được tự tiện, tùy ý xếp hàng hóa không đúng yêu cầu và sơ đò. Về việc xếp hàng hóa trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản.

Thứ hai, hgười vận chuyển hàng hóa có nghĩa vụ phải thực hiện chu đáo về việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hóa ở trên tàu biển.

Về trường hợp này phát sinh thêm chi phí liên quan thì sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

5. Tình huống xác định trường hợp việc xếp hàng (Loading) được coi là kết thúc

Trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party), sau khi hoàn thành việc xếp hàng (loading), tàu phải chờ đợi một thời gian để chuẩn bị chứng tư hàng hóa. Khi tính toán tiền thưởng phạt, chủ tàu/người vận chuyển đã tính cả khoảng thời gian chờ đợi làm chứng từ hàng hóa vào thời hạn xếp hàng (laytime for loading) mặc dù hợp đồng không quy định việc này.

Như vậy, thời hạn xếp hàng hoặc thời gian bị phạt (time on demurrage) sẽ ngừng tính kể từ khi nào và thời gian chồ đợi chứng từ hàng hóa có tính vào thời hạn xếp hàng hoặc thời gian bị phạt hay không?

Trả lời:

Nếu không có quy định khác, thời hạn xếp hàng hoặc thời gian bị phạt sẽ ngừng tính ngay khi xếp xong hàng. Thông thường người thuê vận chuyển được phép có một khoảng thời gian hợp lý để xác định những số lượng hàng hóa đã xếp, chuẩn bị chứng từ hàng hóa đầy đủ. Nếu người thuê vận chuyển gây chậm trẽ cho tàu vượt quá thời gian “hợp lý” này, chủ tàu có thể đòi người thuê vân chuyển phải bồi thuờng thiệt hại do lưu tàu (detention).

Tuy nhiên vấn đề khức mắc ở đây là thời gian “hợp lý”, Vậy như thế nào thì mới được coi là thời gian “hợp lý” và thời gian “hợp lý” này là bao nhiêu. Thực tế cho thấy, tùy từng loại hàng, lô hàng, chuyến tàu cụ thể mà thời gian này khác nhau. Nếu cần có nhiều bộ vận đơn cho nhiều người giao hàng với nhiều cảng dỡ hàng khác nhau… thì thời gian chuẩn bị chứng từ hàng hóa sẽ không giống nhau, đó là chưa kể đến trường hợp có tranh chấp về số lượng hàng hóa giuwã “Biên lai thuyền phó” (mate’s receipt) và số lượng ghi trên “vận đơn” (B/L), hoặc những tranh chấp khác như tình trạng hàng hóa ghi trên vận đơn khác với ghi trên biên lai thuyền phó vì người giao hàng (shipper) luôn muốn có vận đơn sạch (clean bill of lading) để chứng minh việc giao hàng phù hợp với hợp đồng mua bán và/hoặc thư tín dụng (letter of crredit), việc đó dẫn đến việc tàu phải chờ đợi sau khi xếp xong hàng.

Trên thực tế, cần lưu ý là các toà án, trọng tài xét có những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề nói trên. Có tòa án, trọng tài căn cứ vào vụ việc cụ thể mà quyết định một khoảng thời gian nào đó được coi là “hợp lý”, chẳng hạn như “X” giờ dành cho việc chẩn bị chứng từ hàng hóa phù hợp. Nếu người thuê vận chuyển làm vượt quá thời gian này (được gọi là thời hạn “hợp lý”) thì khoảng thời gian vượt quá b| tính là thời gian phải trả tiền phạt.

Ngược lại lại có tòa án, trọng tài lại phán quyết rằng nếu người thuê vận chuyển chuẩn bị chứng từ hàng hóa vượt quá thời gian “hợp lý” thì toàn bộ thời gian kể từ thời điểm kết thúc việc xếp hàng sẽ tính vào thời hạn làm hàng, vào thời gian bị phạt.

Tuy vậy, cũng có tòa án, trọng tài không cháp nhận khoảng thời gian “hợp lý” mà cho rằng toàn bộ thời gian chuẩn bị chứng tư hàng hóa sau khi hoàn thành việc xếp hàng luôn luôn do người thuê vận chuyển phải chịu.

Vì vậy, để tránh tranh chấp, nên quy định trong hợp đồng việc chủ tàu/ người vận chuyển cho phép một khoảng thời gian nhất định để người thuê vận chuyển chuẩn bị chứng từ hàng hóa sau khi hoàn thành việc xếp hàng. Nếu hợp đồng không quy định thì người thuê vận chuyển nên cố gắng hết sức làm nhanh để đề phòng trường hợp chủ tàu/ người vận chuyển khởi kiện thì tòa án hoặc trọng tài cũng thấy rằng người thuê vận chuyển đã có thiện chí và thực sự cố gắng nên khoảng thời gian chuẩn bị chứng từ để được chấp nhận là “hợp lý”.

 

Trân trọng!