1. Thuật ngữ “Merchant” (Thương nhân) ghi trên các vận đơn

Trên mặt sau của các vận đơn đường biển cũng như vận đơn vận tải đa phương thức, người vận chuyển thường định nghĩa “Merchant” nghĩa là và bao gồm: Người gửi hàng (Shipper), Người ký kết hợp đồng vận chuyển (Consignor), Người nhận hàng (Consignee, Receiver), Người cầm giữ vận đơn (B/L Holder) và Chủ hàng (Owner of the Goods). Tất cả những người này những góc độ khác nhau đều liên quan tới hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ địa điểm tiếp nhận đến địa điểm giao hàng cuối cùng của hành trình. Điều đáng lưu ý là người giao hàng cho người vận chuyển có thể không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng là khác và không chịu trách nhiệm liên đới cùng với người ký hợp đồng vận chuyển.

Ví dụ trong hợp đồng bán hàng theo điều kiện FCA, người bán chính là Shipper là người đã giao hàng cho người vận chuyển, nhưng người ký hợp đồng vận chuyển lại là người mua hàng. Điều này không có nghĩa là Shipper, tức người bán, không có nghĩa vụ gì với người vận chuyển. Ví dụ khi giao hàng để vận chuyển đến cảng đích, người bán đã không đề ký mã hiệu rõ ràng hay mô tả tính chất hàng hóa không đầy đủ, không trung thực (nhất là hàng nguy hiểm dễ cháy nổ…) thì tuy Shipper không ký hợp đồng vận chuyển nhưng họ là một trong những người nằm trong danh sách “Merchant” nên trách nhiệm của họ với nguôi vận chuyển về những hậu quả xảy ra vản tồn tại dù cho tại thời điểm xảy ra sự cố vận đơn đã chuyển giao cho người nhận hàng. Mối quan hệ tương tự như vậy cũng được áp dụng cho quan hệ giữa những người Người nhận hàng (Consignee, Receiver), cầm giữ vận đơn (B/L Holder) và Chủ hàng (Owner of the Goods) với người vận chuyển.

Chính vì vậy, thuật ngữ “Merchant” (Thương nhân) sẽ bao trùm lên tất cả nhóm người nói trên để bảo đảm rằng trách nhiệm giữa các bên đều có tính tiếp nối và giao thoa với nhau nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người vận chuyển khi tổn thất hàng hóa xảy ra không phải lỗi của người vận chuyển.

Trân trọng!

2. Thuật ngữ “Lloyd’s register of shipping” (Công ty đăng kiểm tàu biển Lloyd’s)

“Lloyd’s register of shipping” (Công ty đăng kiểm tàu biển Lloyd’s) là một tổ chức đăng kiểm và xếp hạng tàu biển của nước Anh, nó được thành lập chính thức vào năm 1760, xuất phát từ yêu cầu nghiệp vụ ngành vận tải biển mà nơi tập trung các thông tin lúc đầu là quán cà phê của Edward Lloyd (London).

Tổ chức Lloyd’s nhận đăng kiểm và xếp hạng các loại tàu biển có dung tích từ 100 BRT trở lên cho các hãng tàu Anh và ngoại quốc. Việc giám định kiểm soát bắt đầu từ khi con tàu được thiết kế theo đồ án cho đến lúc nó được hạ thủy và chạy thử. Lloyd’s sẽ căn cứ vào kết qủa giám định, đối chiếu với “Quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật của Lloyd’s (Lloyd’s Rules and Regulations) mà xếp hạng và cấp giấy chứng hạng thứ của tàu (Certificate of ship’s class). Sau đó, tên và đặc điểm con tàu sẽ được ghi vào sổ danh bạ (Register book of shipping) của Lloyd’s được phát hành hàng năm.

Lloyd’s cấp hạng thứ cao nhất là 100 A1 cho các loại tàu biển phổ thông, tàu dầu và tàu quặng chuyên dùng được đóng phù hợp với “Quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật của Lloyd’s. Dãy số 100 dùng để chỉ thân, vỏ và máy tàu (Máy chính, máy phụ, nồi hơi, các thiết bị quan trọng, hệ thống bơm, hệ thống điện) đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật của Lloyd’s. Số 1 dùng để chỉ thiết bị neo, dây cáp, ống neo trong điều kiện hoạt động tốt.

Đối với các con tàu mà trang thiết bị chưa hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định mà Lloyd’s xét có thể chấp nhận được thì cấp hạng thứ 100A và thay thế số 1 ở sau bằng một vạch ngang. Đối với các con tàu kém về chất lượng và thiếu về trang bị, sau khi kiểm tra giám định lại (4 năm/ lần) thì sẽ bị loại khỏi sổ danh ba đăng kiểm. Từ tháng 7/ 1949, “Quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật của Lloyd’s” được sửa đổi. Ký hiệu 100A được cấp cho các tàu hàng thông thường và tàu khách đạt yêu cầu. Ký hiệu 100A1 với dấu thập đen phân biệt dùng để chỉ các con tàu được đóng dưới sự kiểm soát, giám định đặc biệt của Lloyd’s. Ký hiệu LMC (Lloyd’s Machinery Certificate) với dấu thập đỏ phân biệt dùng để chỉ máy tàu được chế tạo dưới sự giám định đặc biệt của Lloyd’s.

Trân trọng!

3. Bill of Lading (Ocean Bill of Loading) B/L (Vận đơn (Vận tải đơn) đường biển)

Bill of Lading (Ocean Bill of Loading) B/L (Vận đơn (Vận tải đơn) đường biển) do người chuyên chở hoặc đại diện của họ (Thuyền trưởng, đại lý vận tải) ký phát cho người thuê tàu (Người gởi hàng) làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã nhận hàng và đảm trách việc vận chuyển từ cảng gởi đến cảng đích quy định để giao cho người nhận hàng.

Có nhiều loại vận đơn đường biển khi ta xét trên các tiêu chí khác nhau, tuy nhiên nếu xét về cách chuyên chở, vận đơn đường biển có 2 loại:

Thứ nhất, vận đơn tàu chợ (Liner B/L)

Vận đơn tàu chợ gồm 3 chức năng:

– Biên lai giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người nhận hàng.

– Bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hàng của người có tên trong vận đơn.

– Bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký giữa người chuyên chở và người thuê tàu.

Vận đơn tàu chợ được sử dụng trong cách vận chuyển hàng bằng tàu chợ phổ thông (Conventional Liner) và cả trong cách vận chuyển bằng Container (Container Liner).

Thứ hai, Vận đơn tàu chuyến (Charter Party B/L)

Với vận đơn tàu chuyến bao gồm 2 chức năng, đó là:

– Biên lai giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gởi, người nhận hàng.

– Bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hàng của người có tên trong vận đơn.

Vận đơn tàu chuyến không có giá trị pháp lý của một hợp đồng vận tải vì hợp đồng thuê tàu chuyến chính là hợp đồng vận tải còn vận đơn tàu chuyến chỉ là một văn kiện bổ sung cho hợp đồng.

Các điều khoản vận đơn nói chung trên thế giới được xây dựng trên cơ sở pháp lý của Công ước quốc tế Brúcxen (Còn gọi là quy tắc Hagues) 1924 hoặc quy tắc Hagues – Visby 1977, đã được nhiều quốc gia phê duyệt và chấp nhận áp dụng. Ngoài một số chi tiết được sửa chữa, bổ sung quy tắc Hagues – Visby vẫn đưa trên cơ sở pháp lý của quy tắc Hagues.

Vận đơn của 1 lô hàng chuyên chở được lập thành 1 bộ 3 bản chính giá trị giao dịch như nhau và một số bản phụ không giao dịch được. Khi người nhận hàng sử dụng một trong 3 bản chính để nhận hàng thì hai bản còn lại sẽ mặc nhiên mất hiệu lực.

Nội dung của vận đơn

Nội dung của vận đơn gồm 2 phần chủ yếu:

– Phần một ở trang đầu gồm các tiêu đề chừa trống để người gởi hàng cung cấp và điền các thông tin về các bên đương sự (Người chuyên chở, người gởi, người nhận hàng); Chuyến vận chuyển (tên tàu, cảng gởi, cảng đích,…); mô tả hàng chuyên chở (tên, số lượng, tính chất, bao bì, ký mã hiệu hàng,…), cước phí và cách thanh toán.

Ở trang cuối của phần một có ghi nơi, ngày ký phát và chữ ký của người ký phát vận đơn. Trên vận đơn, còn ghi chú về ý kiến của thuyền trưởng về tình trạng bên ngoài của hàng hóa.

– Phần hai ở trang 2 chứa đựng các điều khoản được in sẵn do người chuyên chở lập ra về cơ sở pháp lý, trách nhiệm người chuyên chở, tàu chạy chệch đường, bốc dỡ hàng, quy định hàng đặc biệt (súc vật sống, hàng nguy hiểm, hàng trên boong), tổn thất chung, tàu đụng nhau, chiến tranh và đình công,… Mỗi vận đơn được đánh số thứ tự, ghi rõ nơi và ngày phát cùng chữ ký của người ký phát. Vận đơn có tác dụng quan trọng chẳng những đối với hoạt động của ngành vận tải đường biển mà còn là một chứng từ không thể thiếu trong mua bán, giao nhận và thanh toán ngoại thương, trong nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ ngân hàng.

Theo pháp luật hàng hải Việt Nam quy định về vận đơn đường biển là: “Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Vậy theo pháp luật Việt Nam, vận đơn đường biển bao gồm 3 chức năng chính:

– Thứ nhất, Vận đơn sẽ làm “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”;

– Thứ hai,vận đơn là “bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng“; và

– Thứ ba, vận đơn là “bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển” mà các bên đã ký kết với nhau.

Trân trọng!

4. “Consignee, Receiver” (Người nhận hàng)

Người nhận hàng (Consignee, Receiver) là người nhận hàng từ shipper hoặc người bán.Trên thực tế, có rất nhiều buyer không có chức năng nhập khẩu, hoặc không care được hết các nghiệp vụ trong quá trình làm hàng nhập, muốn đơn giản hóa thủ tục giao cho bên thứ ba đứng ra làm thủ tục. Thì khi đó Người nhận hàng (Consignee, Receiver) sẽ là bên thứ ba. Và khi nhận hàng xong bên thứ ba này mới giao lại cho người nhập khẩu là Buyer.

Theo đó: Buyer được hiểu là người nhập khẩu, là doanh nghiệp cuối cùng nhận hàng và chịu trách nhiệm và đứng tên trong hợp đồng mua bán, chịu trách nhiệm thanh toán cho lô hàng của mình. Nếu trường hợp buyer tự đứng tên và chịu trách nhiệm nhập hàng với hãng vận tải thì khi làm Bill off lading Buyer cũng sẽ đứng tên ở khung Consignee. Lúc này, người bán cũng chính là người nhận hàng;

Lúc nàyNgười nhận hàng (Consignee, Receiver) cũng chính là forwarder đầu nhập với trường hợp thuê dịch vụ hoặc thuê nhập ủy thác.

Theo quy định của pháp luật hàng hải Việt nam, cụ thể khaonr 5 điều 147 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về người nhận hàng: “Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.”

Theo đó:

Điều 162 quy định về: “Chuyển nhượng vận đơn” như sau:

“Điều 162. Chuyển nhượng vận đơn

1. Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.

2. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.

3. Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.”

Điều 187 Bộ luật quy định về: “Dỡ hàng và tar hàng” như sau:

“Điều 187. Dỡ hàng và trả hàng

1. Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.

2. Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.

3. Các quyền quy định tại khoản 2 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.”

Trân trọng!

5. “Shipper” (Người gửi hàng)

Theo từ điển bách khoa toàn thư, “Người giao hàng hay còn gọi là người chuyển hàng, người gửi hàng (Shipper) có thể là: Người cung cấp hay đưa gửi, vận chuyển hàng hóa, có thể bao gồm đóng gói, dán nhãn và thu xếp vận chuyển.”

Người gửi hàng (Shipper) có thể được hiểu là nhà vận chuyển, đảm nhiệm việc giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận về thời gian, lịch tàu, hãng bay. Trong một số trường hợp, người gửi hàng (Shipper) sẽ là các công ty Forwarder do người bán là Seller ủy thác làm nhiệm vụ xuất hàng- hoặc trường hợp nếu doanh nghiệp trực tiếp làm việc với các đơn vị vận chuyển với các doanh nghiệp lớn như: SamSung, công Ty VinaCafe ( cam kết được sản lượng với hãng tàu) thì đó cũng chính là người bán thực thụ.

Theo đó:

  • Seller là người bán hàng thực sự, hay nhà xuất khẩu đầu tiên, có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và thu về số tiền cuối cùng. Trong một số trường hợp, nếu người bán có đủ tư cách pháp lí và trực tiếp xuất hàng đi nước khác thì Seller cũng chính là người đứng tên thông tin Shipper trên vận đơn.

Theo quy định pháp luật hàng hải Việt Nam, người giao hàng được quy định tại khoản 4 điều 147 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015: “Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Theo đó:

  • Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Trân trọng!