1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật hàng hải năm 2015

Theo Điều 145 quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

Theo đó hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Cũng theo Điều 146 Bộ luật quy định về các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm 2 loại:

Thứ nhất, Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển

Thứ hai, Hợp đồng vận chuyển theo chuyến

 

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến

– Cơ sở pháp lý: Điều 146 Bộ luật hàng hải năm 2015

Theo Điều 146 bộ luật quy định về loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm có hai loại và hai loại này có những điểm khác nhau.

a. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

b. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Vậy đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận. không bắt buộc phải lập thành văn bản. Ngược lại đối với hợp đồng vận chuyển theo chuyến thì phải được giao kết bằng văn bản.

Trân trọng!

 

3. Quyền chấm dứt hợp đồng của người thuê vận chuyển và người vận chuyển

a. Quyền chấm dứt hợp đồng của người thuê vận chuyển

– Cơ sở pháp lý: Điều 190 Bộ luật hàng hải năm 2015

Thứ nhất, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thỏa thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;

+ Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển.

Thứ hai, người vận chuyển có quyền từ chối, không thực hiện yêu cầu dỡ hàng của người thuê vận chuyển khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển, nếu xét thấy việc đó làm chậm trễ chuyến đi hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan do phải thay đổi lịch trình đã định.

Thứ ba, trường hợp thuê nguyên tàu biển, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, nhưng phải bồi thường các chi phí liên quan, tùy theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả giá dịch vụ vận chuyển theo nguyên tắc sau đây:

+ Trả một nửa giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trước khi tính thời hạn bốc hàng;

+ Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn bốc hàng hoặc chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn dôi nhật, nếu hợp đồng chỉ giao kết cho một chuyến;

+ Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển của cả chuyến đi mà người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi cộng thêm một nửa giá dịch vụ vận chuyển của tất cả các chuyến đi tiếp theo, nếu hợp đồng được giao kết cho nhiều chuyến.

Thứ tư, trường hợp người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này thì người vận chuyển có nghĩa vụ lưu tàu tại nơi bốc hàng cho đến khi hàng hóa được dỡ xong, mặc dù việc đó vượt quá thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật.

Thứ năm, trường hợp thuê một phần tàu biển thì người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường chi phí liên quan, tùy theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả giá dịch vụ vận chuyển theo các nguyên tắc sau đây:

+ Trả một nửa giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau thời hạn tập kết hàng hóa đã thỏa thuận;

+ Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trong khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi.

b. Quyền chấm dứt hợp đồng của người vận chuyển

– Cơ sở pháp lý: Điều 191 Bộ luật hàng hải năm 2015

Theo điều luật, người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng hóa đó không đủ để bảo đảm cho giá dịch vụ vận chuyển và chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hóa. Tuy nhiên trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ giá dịch vụ vận chuyển hoặc có sự bảo đảm cần thiết. Người thuê vận chuyển phải trả chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và một nửa giá dịch vụ vận chuyển đã thỏa thuận.

 

4. Hợp đồng đương nhiên chấm dứt và chấm dứt hợp đồng không phải bồi thương thiệt hại

a. Trường hợp hợp đồng đương nhiên chấm dứt

– Cơ sở pháp lý: Điều 193 Bộ luật hàng hải năm 2015

Hợp đồng sẽ đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp sau đây:

+ Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;

+ Hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất;

+ Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.

Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra trường hợp quy định tại những điều trên thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế; nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hóa được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế đối với số hàng hóa đó.

b. Trường hợp chấm dứt hợp đồng không phải bồi thương thiệt hại

– Cơ sở pháp lý: Điều 192 Bộ luật hàng hải năm 2015

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu trước khi tàu biển bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

+ Chiến tranh đe dọa sự an toàn của tàu biển hoặc hàng hóa; cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng được công bố bị phong tỏa;

+ Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;

+ Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;

+ Có lệnh cấm vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng nhận hàng hoặc đến cảng trả hàng.

Theo đó, nếu bên chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp trên thì bên đó phải chịu chi phí dỡ hàng.

Trường hợp nếu các sự kiện ở trên xảy ra trong khi tàu biển đang hành trình thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng, trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế và chi phí dỡ hàng cho người vận chuyển….

Trân trọng!

 

5. Xác định trường hợp người thuê vận chuyển tuyên bố chấm dứt hợp đồng

Tình huống: Chủ tàu hoặc người vận chuyển và người thuê vận chuyển ký hợp đồng vận chuyển theo chuyến chở hàng từ Surabaya về Hải Phòng. Tuy nhiên, do tàu bị chậm trễ vì dỡ hàng chậm tại Lhokseumawe nên không thể đến Surabaya đúng thời hạn theo quy định của hợp đồng đã thỏa thuận. Chủ tàu hoặc người vận chuyển đã liên tục thông báo tình hình hoạt động của tàu tại Lhokseumawe cho người thuê vận chuyển. Qua đó họ cũng biết được là tàu sẽ đến muộn. Tuy vậy, người thuê vận chuyển không tỏ rõ ý định có tiếp tục duy trì hay chấm dứt hợp đồng đã ký kết.

Sau khi dỡ hàng xong tại Lhokseumawe, tàu sẽ phải chạy rỗng (không chở hàng) một quãng đường khá dài để đến cảng xếp hàng (Surabaya). Chủ tàu hoặc người vận chuyển muốn biết ý định của người thuê vận chuyển trước khi cho tàu rời cảng Lhokseumawe để tránh thiệt hại trong trường hợp tàu trên đường đến hoặc sau khi đến cảng Surabaya, nhưng người thuê vận chuyển tuyên bố chấm dứt hợp đồng.

Vậy trong trường hợp này, chủ tàu hoặc người vận chuyển có quyền yêu cầu người thuê vận chuyển cho biết rõ ý định của họ là muốn chấp nhận việc đến muộn hay chấm dứt hợp dồng hoặc không? hay nói cách khác là người thuê vận chuyển có bị buộc phải cho chủ tàu hoặc người vận chuyển biết trước ý định của họ là có thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng hay không?

Trân trọng!

Trả lời:

Quan điểm của nhiều tòa án, trọng tài từ trước đến nay đều cho rằng nếu không có quy định trong hợp đồng về việc người thuê vận chuyển phải cho biết trước ý định có thực hiện hợp đồng hay không trong trường hợp tàu có thể đến muộn so với thời gian yêu cầu phải có mặt tại cảng xếp hàng (Surabaya) thì người thuê vận chuyển không buộc phải cho biết ý đ|nh của mình trưóc khi tàu đến cảng xếp hàng.

Dưới đây là phán quyết của một toà án cách đây gần 100 năm nhưng đến nay vẫn được nhiều tòa án, trọng tài công nhận và áp dụng trong xét xử, phán quyết đó được thể hiện như sau:

“Người thuê vận chuyển không thể bị bắt buộc phải đáp ứng đòi hỏi của chủ tàu về việc thực hiện quyền lựa chọn có chấm dứt hợp đồng hay không trước khi tàu đến cảng xếp hàng (trừ khi hợp đồng có quy định khác), ngay cả khi có thể khẳng định chắc chán rằng là tàu không thể đến được cảng xếp hàng trước ngày chấm dứt hợp đồng (cancelling date).

Mặc đù tàu không thể đến được cảng xếp chậm nhất là vào ngày chấm dứt hợp đồng nhưng tàu vẫn buộc phải khởi hành nhằm hướng cảng xếp hàng, trừ khi tàu gặp những hiểm họa đã được miễn trừ để có lý do chính đáng không thực hiện hợp đồng.

“Người thuê vận chuyển có quyền thực hiện quyền lựa chọn có chấm dứt hợp đồng hay không vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày chấm dứt hợp đồng nêu trong hợp đồng cho đến ngày tàu đã đến cảng xếp – ngày mà quyền của chủ tàu yêu cầu người thuê vận chuyển xếp hàng bát đầu phát sinh”.

Như vậy để tránh hoặc giảm bớt thiệt hại, nên quy định trong hợp đồng về việc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp tàu không thể đến được cảng xếp hàng đúng thời hạn.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Bộ luật hàng hải quy định người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng.

– Cơ sở pháp lý: Điều 190 Bộ luật hàng hải năm 2015

Thứ nhất, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thỏa thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;

+ Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển.

Thứ hai, người vận chuyển có quyền từ chối, không thực hiện yêu cầu dỡ hàng của người thuê vận chuyển khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển, nếu xét thấy việc đó làm chậm trễ chuyến đi hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan do phải thay đổi lịch trình đã định.

Thứ ba, trường hợp thuê nguyên tàu biển, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, nhưng phải bồi thường các chi phí liên quan, tùy theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả giá dịch vụ vận chuyển theo nguyên tắc sau đây:

+ Trả một nửa giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trước khi tính thời hạn bốc hàng;

+ Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn bốc hàng hoặc chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn dôi nhật, nếu hợp đồng chỉ giao kết cho một chuyến;

+ Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển của cả chuyến đi mà người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi cộng thêm một nửa giá dịch vụ vận chuyển của tất cả các chuyến đi tiếp theo, nếu hợp đồng được giao kết cho nhiều chuyến.

Thứ tư, trường hợp người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này thì người vận chuyển có nghĩa vụ lưu tàu tại nơi bốc hàng cho đến khi hàng hóa được dỡ xong, mặc dù việc đó vượt quá thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật.

Thứ năm, trường hợp thuê một phần tàu biển thì người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường chi phí liên quan, tùy theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả giá dịch vụ vận chuyển theo các nguyên tắc sau đây:

+ Trả một nửa giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau thời hạn tập kết hàng hóa đã thỏa thuận;

+ Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trong khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi.

Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi thuộc về các trường hợp rên người thuê vận chuyển sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật.

 

Trân trọng!