Khách hàng: Kính thưa Luật sư, Luật sư hãy giúp tôi phân tích và làm rõ về các trường hợp khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

 

1. Cơ sở pháp lý trường hợp khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

– Điều 11, Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam, từ khi ra đời cho đêh nay, thẩm quyền theo loại việc được quy định bằng phương pháp liệt kê kết hợp với phương pháp viện dẫn. Theo phương pháp này, trước hết Pháp lệnh hệt kê một danh sách các loại việc quản lý hành chính mà khi bị khiếu kiện thì Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết; sau đó quy định viện dẫn ghi nhận thẩm quyền của Tòa án đối với những khiêu kiện khác khi mà pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đó ghi nhận dù loại việc đó không/chưa được nêu trong Pháp lệnh. Qua hai lần sửa đổi bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính, phạm vi các loại việc quản lý thuôc thẩm quyền xét xử của Toà án đều được mở rộng. Hiện tại, phạm vi này được xác định tại Điều 11 Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Ta sẽ cùng nhau xem xét và làm sáng tỏ các trường hợp trong điều luật này, bởi vì các trường hợp này bao gồm 22 trường hợp nên chúng tôi sẽ nhóm lại các trường hợp dưới các mục sau.

 

2. Khiếu kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 11 Pháp lệnh

– Thứ nhất, khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong mọi trường hợp đều có thể khiếu kiện trước Toà án mà không phụ thuộc vào lĩnh vực xử phạt (giao thông, môi trường, thuế, hôn nhân gia đình, đất đai…). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh và hướng dẫn tại Mục 3 Nghị quyết 04 thì đôi tượng khiếu kiện trong trường hợp này chỉ là quyết định hành chính bằng văn bản còn hành vi xử phạt không bằng văn bản thì không thể bị khiếu kiện. Quy định này là chưa thật hợp lý vì trong nhiều trường hợp, việc xử phạt sai hình thức (không ra quyết định xử phạt) thì cá nhân, tổ chức bị xâm hại không thể khiếu kiện. Chúng ta không thể nói rằng nếu xử phạt sai thì không phải chấp hành nên không cho phép kiện và không cần phải trao quyền giải quyết cho Toà án trong trường hợp này.

– Thứ hai, khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính bao gồm các biện pháp tạm giữ người, tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; bảo lãnh hành chính; quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thòi gian làm thủ tục trục xuất và truy tìm đốì tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, trong trường hợp bỏ trốn.

Tương tự loại việc thứ nhất, loại việc này cũng chỉ có thể khiếu kiện quyết định bằng văn bản mà không thể khiếu kiện đối với hành vi thi hành. Ví dụ, giữ người theo thủ tục hành chính quá 24 giờ, khám người mà nam khám nữ, khám tại nơi đông người… là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhưng không khởi kiện được. Đây là một hạn chế của pháp luật tố tụng hành chính và là một sự hạn chê quyền khiếu kiện trước Toà án của cá nhân, tổ chức trưốc Toà án nhân dân.

 

3. Trường hợp khiếu kiện quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 11 của Pháp lệnh

– Thứ nhất, Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, quá thời hạn trên, nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành. Trong trường hợp này, họ có thể khiếu kiện cả quyết định cưỡng chế lẫn hành vi thực hiện việc cưỡng chế.

Trước đây, khi loại việc này được quy định ghép vào loại việc xử phạt vi phạm chính, có ý kiến cho rằng, nếu người bị xử phạt không phản đối quyết định xử phạt thì sau đó không được khiếu kiện quyết định hoặc hành vi cưỡng chế thi hành. Quan điểm này là hợp lý nhưng sẽ tốt hơn cho cá nhân, tô chức khi trao cho họ nhiều khả năng lựa chọn thời điểm và cách thức bảo vệ quyền lợi của mình. Như vậy, dù đã không khiếu nại, khiếu nại không được giải quyết hoặc không thể khiếu nại… thì khi bị cưỡng chế thi hành, cá nhân, tổ chức đều có thể khiếu kiện trước Toà án. Do đó cần phân biệt quyết định xử phạt vi phạm hành chính với quyết định hoặc hành vi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

– Thứ hai, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Lưu ý rằng, quy định về việc áp dụng biện pháp quản chế hành chính đã được bãi bỏ theo Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính của năm 2007.

– Thứ ba, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác.

Về khái niệm công trình, vật kiến trúc kiên Cữ khác được làm rõ tại Mục 7.1 Nghị quyết 04 như sau: “Công trình” phải là vật chắc chắn, bền vững mà việc xây dựng nó công phu, phải có khoa học, kỹ thuật hoặc nghệ thuật. Ví dụ: một bức tượng đài; một hệ thống phục vụ nuôi trồng thuỷ sản… “Vật kiến trúc kiên cố khác” là ngoài nhà ở, công trình thì vật kiến trúc kiên cố khác phải là vật được xây dựng chắc chắn và bền vững có giá trị sử dụng lâu dài. Ví dụ: giếng nưốc, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, nhà xưởng, kho tàng… Không phân biệt giá trị nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác từ bao nhiêu trở lên, nếu có khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ Toà án mới thụ lý giải quyết, mà chỉ cần xác định đúng đó là nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác thì Toà án phải thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác có thể được áp dụng như là một biện pháp xử phạt bổ sung (biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra) trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp này sẽ khiếu kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (khiếu kiện một phần hoặc toàn bộ quyết định xử phạt).

Biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác cũng áp dụng như biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra khi hết thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp này sẽ khiếu kiện theo khoản 5 Điều ll Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Ngoài ra có trường hợp buộc tháo dỡ công trình sau khi có quyết định giải tỏa, giải phóng mặt bằng nhưng người bị giải tỏa không tự nguyện thực hiện cũng thuộc loại việc này.

 

4. Trường hợp khiếu kiện quy định tại khoản 6, 7, 8, 9, 10 Điều 11 của Pháp lệnh

– Thứ nhất, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân. Xây dựng cơ bản trong trường hợp này được hiểu là các trường hợp xây dựng phải xin phép nói chung (bao gồm việc xây dựng của cá nhân, tổ chức trong xã hội). Hoạt động cấp phép/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/chứng chỉ hành nghề bị kiện bao gồm việc cấp không.

– Thứ hai, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước. Hoạt động mua bán hàng hoá nhằm mục đích sinh lợi giữa các cá nhân, tổ chức trong nước với nhau, trong nước với nước ngoài hoặc nước ngoài với nhau liên quan đến thị trường Việt Nam được đặt dưới sự quản lý hành chính của nhà nước Việt Nam. Ví dụ như hoạt động quản lý nhà nước về nhập khẩu hàng hoá, xác định hàng hoá thuộc loại cấm nhập khẩu hay không, nhập khẩu có điều kiện hay không có điều kiện; hàng hoá bị cấm lưu thông… Quy định về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; vê’ quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hoá của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam; quy định về lưu thông, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên thị trường; quy định về hoạt động xúc tiến thương mại; quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; quy định vê’ hoạt động trung gian thương mại…

– Thứ ba, tại khoản 8 điều 11 là khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nưốc và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ. Ví dụ hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng hay của các công ty tài chính trong các trường hợp như cung cấp dịch vụ thanh toán quôc tế; tham gia các thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư trên thị trường quốc tế, cho thuê tài chính…

– Thứ tư, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản. Trưng mua là việc cơ quan nhà nước buộc tư nhân phải bán cho nhà nước theo giá quy định; trưng dụng cũng được định nghĩa là việc cơ quan nhà nước tạm lấy đi một tài sản của cá nhân, tổ chức để sử dụng trong một thời gian nào, một công việc nào đó, do yêu cầu đặc biệt. Theo quy định tại Điều 23 của Hiến pháp (năm 1992) thì “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do Luật định”.

– Thứ năm, Tại khoản 10 điều luật quy định về khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế, áp dụng thuế và thu thuế được hiểu là xác định đối tượng phải nộp thuế/miễn nộp thuế, các khoản thu nhập phải chịu thuế cũng như thuế suất được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể và tổ chức thực hiện việc thu thuế sau khi đã tính thuế. Truy thu thuế đã không được thực hiện đối vổi các trường hợp phải chịu thuế hoặc trong trường hợp việc thu thuế đã thực hiện không đầy đủ.

 

5. Trường hợp khiếu kiện còn lại của điều 11 Pháp lệnh

Các trường hợp còn lại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đó là từ khoản 11 đến khoản 22, cụ thể là các trường hợp sau:

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất;

– Khiếu kiến quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;

– Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;

– Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư của LVN Group;

– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc;

– Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

 

Trân trọng!