1. Vụ án dân sự là gì?

– Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Trường hợp là vụ án dân sự khi:

+ Có tranh chấp giữa các bên;

+ Có hành vi khởi kiện ra Tòa án;

+ Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó.

+ Các bên không có tranh chấp với nhau;

+ Có đơn yêu cầu;

+ Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.

– Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi tố tụng đầu tiên, là điểm khởi đầu của cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng và là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng. Vì thế, việc khởi kiện được coi là một quyền tố tụng rất quan trọng của các chủ thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nưôc, lợi ích công cộng hoặc của người khác.

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì các chủ thể có quyền khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gửi đơn đến Tòa án để khởi kiện vụ án dân sự là Tòa án phải chấp nhận. Quyền khởi kiện mối chỉ là một quyền năng về tố tụng mà pháp luật dành cho mỗi chủ thể.

2. Khái niệm phản tố là gì?

Phản tố là một trong các quyền lợi cơ bản của bên phía bị đơn (người bị kiện) trong một vụ án dân sự nào đó‚ hiểu một cách đơn giản hơn thì phản tố có nghĩa là người bị kiện được quyền kiện ngược lại người đã làm đơn khởi kiện mình tại tòa án (nguyên đơn).

Người phản tố sẽ nộp đơn phản tố tại tòa án với nội dung có liên quan đến vấn đề đặt ra trong đơn khởi kiện‚ cùng với đơn khởi kiện trước đó của nguyên đơn tòa án sẽ tiếp tục xem xét và đưa ra hướng giải quyết vụ kiện này.

– Yêu cầu phản tố là gì?

Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn đưa ra trong vụ án dân sự, đề nghị với Toà án buộc nguyên đơn hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải thực hiện đối với mình.

Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có nguyên đơn kiện bị đơn, Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.

Ví dụ về yêu cầu phản tố: Chị A khởi kiện đòi chị B trả nợ số tiền 50 triệu đồng, Chị B khai rằng chị A còn nợ số tiền mua hàng của chị B là 55 triệu đồng, yêu cầu buộc chị A phải trả nợ tiền mua hàng để bù trừ với nợ vay.

3. Điều kiện để được phản tố

Đơn phản tố của người bị kiện (bị đơn) được tòa án chấp thuận nếu như đáp ứng được các điều kiện như sau:

– Về thời điểm nộp đơn phản tố: đơn phản tố cần phải nộp trước thời điểm phiên họp hòa giải‚ kiểm tra việc bàn giao‚ nộp lại‚ tiếp cận và công khai các chứng cứ diễn ra (điều kiện này được quy định rõ ràng tại khoản 3 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

– Về nội dung của đơn phản tố cần đảm bảo một trong các điều kiện sau đây thì mới được tòa án châp thuận:

+ Yêu cầu trong đơn phản tố nhằm mục đích bù trừ nghĩa vụ cho yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác

(Nội dung này có quy định cụ thể tại điểm a khoản 2 điều 200 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015‚ quý vị và các bạn có thể tìm đọc và tham khảo)

+ Nội dung yêu cầu của bị đơn trình bày trong đơn phản tố khi được toà án chấp thuận sẽ dẫn đến hệ quả là loại trừ sự chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác”

(Điều kiện này có quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 điều 200 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015‚ quý vị và các bạn có thể tìm đọc và tham khảo)

– Về quy trình và thủ tục cần thực hiện để phản tố:

Quy trình tiến hành phản tố của bị đơn thì cũng phải tuân thủ theo hình thức như đối với khởi kiện của một vụ việc dân sự khác.

Tức là‚ đầu tiên bị đơn cũng cần phải soạn thảo‚ viết ra đơn phản tố bằng văn bản sau đó cũng gửi tới tòa án có thẩm quyền.

Rồi tiếp tục hoàn tất các nghĩa vụ về tài chính cụ thể là nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện trước đó.

Trong trường hợp này‚ thời gian chuẩn bị cho việc xét xử sẽ được tính lại bắt đầu từ ngày bị đơn hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí đúng theo quy định.

– Nộp đầy đủ số tiền tạm ứng án phí theo như quy định

4. Các trường hợp phản tố được giải quyết trong cùng một vụ án

Phản tố của bị đơn là trường hợp bị đơn kiện lại đôì với nguyên đơn, kiện lại người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Nhưng việc kiện lại này chỉ được coi là yêu cầu phản tố và được Tòa án chấp nhận khi thuộc mệt trong các trường hợp quy định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, đó là:

– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập:

Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn và nguyên đơn cũng có nghĩa vụ đối vổi bị đơn. Vì vậy, bị đơn đã yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn; Ví dụ: nguyên đơn K khỗi kiện bị đơn Q phải trả nhà đang thuê và tiền thuê nhà còn nợ là 8.000.000 đồng. Bị đơn Q yêu cầu đòi nguyên đơn K phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà là 7.000.000 đồng. Trường hợp này yêu cầu của bị đơn Q được coi là yêu cầu phản tố.

Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ của nguyên đơn, của bị đơn đối với yêu cầu của người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp nguyên đơn và bị đơn có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan. Do đó, cả nguyên đơn và bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Ví dụ: Nguyên đơn A xin ly hôn bị đơn B và yêu cầu chia tài sản chung. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập H yêu cầu vợ chồng A và B phải trả cho H số tiền mà vợ chồng A và B vay là 10.000.000 đồng năm 2010. Vợ chồng A và B đề nghị Tòa án buộc H bồi thường 6.000.000 đồng cho mình vì H đã đánh mất chiếc xe máy của A và B đầu năm 2011. Các bên đều xuất trình đủ chứng cứ và đều thừa nhận về yêu cầu của nhau.

– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối vối nguyên đơn và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn vì không có căn cứ.

Về vấn đề này trong Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốỉ cao đã đưa ra một ví dụ như sau: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đằ bán cho c, nhưng nói với con (B) là cho c thuê mỗi tháng 05 triệu đồng. Sau đó, A chết, B khởi kiện yêu cầu c phải thanh toán tiền thuê xe trong một năm qua là 60 triệu đồng, c có yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án công nhận quyền sở hữu xe ôtô và có tranh chấp. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố của c thì dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi c thanh toán tiền thuê xe ô tô.

+ Yêu cầu phản tố của nguyên đơn và bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp nguyên đơn và bị đơn cùng có yêu cầu phản tố lại đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận thì loại trừ việc chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn:

Ví dụ: Chị A khởi kiện anh B xin thay đổi mức trợ cấp nuôi con và yêu cầu anh B mỗi tháng phải trợ cấp cho cháu X là 1.000.000 đồng. Anh B có đơn phản tố yêu cầu Tòa án xác định cháu X không phải là con mình và xuất trình kết quả giám định AND để chứng minh.

5. Thời hạn được quyền phản tố

Nếu như trước đây thời hạn được quyển phản tố quy định ẩn trong một điều luật (Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) và thời gian được phản tố rất ngắn, để tránh lợi dụng kéo dài vụ kiện, thì nay theo quy định mới tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Với quy định mối này nếu bị đơn muốn đôì phó và kéo dài vụ kiện thì không đưa ra yêu cầu phản tố. ngay mà đợi đến thời điểm Tòa án chuẩn bị ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mối có đơn phản tố, thì vòng quay tố tụng sẽ phải tạm dừng để trở lại giai đoạn thụ lý (vấn đề này tác giả sẽ đề cập ở một chuyên để khác). Đây là điều chưa hợp lý. Tuy nhiên, trong khi chưa có quy định gì khác và điều luật đang có hiệu lực thì các Thẩm phán phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định mới này.