Căn cứ vào khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn cho người lao động; đây rõ ràng là người sử dụng lao động đang gặp khó khăn, người lao động cần có sự chia sẻ khó khăn này với người sử dụng lao động nhằm giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn.

Chính vì lẽ đó, Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho phép người sử dụng lao động được trả lương chậm không quá 30 ngày cho người lao động; với trường hợp trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. Như vậy, sẽ bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định này như sau:

 

1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Người lao động có các quyền sau đây:

– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên có sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Đình công;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

 

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

– Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

– Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

– Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

– Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

 

3. Nguyên tắc trả lương cho người lao động

Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về Nguyên tắc trả lương như sau:

– Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

 

4. Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động

Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định về Kỳ hạn trả lương, theo đó:

– Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày được trả gộp một lần.

– Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoản được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Lý do bất khả kháng trong quy định có thể là thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa,… hoặc lý do về yếu tố kinh tế – xã hội khách quan ảnh hưởng trực tiếp, gây khó khăn đến doanh nghiệp mà người sử dụng lao động không mong muốn và không thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Các trường hợp bất khả kháng phải là các trường hợp xảy ra bất ngời và không được báo trước. Theo quy định trên, thì trường hợp vì lý do bất khả kháng, người sử dụng lao động được trả chậm lương 30 ngày, nhưng sẽ phải đền bù cho người lao động nếu trả chậm lương từ 15 ngày trở lên.

Quy định này cũng đảm bảo sự cân bằng trong việc trả lương giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, dù đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng người sử dụng lao động vẫn không thể trả lương đúng hạn cho người lao động, thậm chí việc trả lương có thể gây nguy hiểm cho doanh nghiệp. Vì vậy, người lao động cũng cần có sự thông cảm và chia sẻ khó khăn với người sử dụng lao động nhằm giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được phục hồi và vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người sử dụng lao động lợi dụng quy định này để chậm trễ việc thanh toán lương cho nhân viên, vì vậy, pháp luật có quy định nếu trả chậm lương từ ngày 15 trở lên thì người sử dụng lao động phải đến bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group gửi tới Quý bạn đọc các nội dung liên quan đến Kỳ hạn trả lương. Trường hợp có vấn đề cần giải đáp về nội dung trên hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ tới Luật LVN Group qua số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên phòng Hỗ trợ khách hàng hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc một cách nhanh chóng. Trân trọng./.