Căn cứ pháp lý:
Luật Doanh nghiệp 2014
Chuyên viên trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group. Để hiểu và thực hiện đúng pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty, bạn có thể tham khảo luật Doanh nghiệp 2014 và ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề Người đại diện theo pháp luật như sau:
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014:
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho công ty, nhân danh công ty thực hiện một số giao dịch, ký kết hợp đồng, đảm bảo giá trị pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng và đại diện cho công ty trong một số hoạt động khác như kiện tụng, tranh chấp về kinh doanh thương mại, gặp mặt đối tác,…
Với các vai trò đặc trưng như vậy, luật Doanh nghiệp 2014 đòi hỏi cá nhân là người đại diện theo pháp luật của công ty phải là người có am hiểu nhất định về cơ chế hoạt động, bộ máy tổ chức và nguyên lý vận hành của công ty. Khi lựa chọn người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm như sau:
Thứ nhất, về số lượng người đại diện theo pháp luật trong mỗi doanh nghiệp:
Doanh nghiệp bắt buộc phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp không công nhận bất kì trường hợp nào doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Đây là điểm mới tích cực trong luật Doanh nghiệp 2014, so với việc giới hạn mỗi doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật như trong luật Doanh nghiệp 2005. Quy định này giúp việc quản lý, điều hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Công ty TNHH và công ty CP cũng là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, vậy nên quy định này cũng không giới hạn người đại diện theo pháp luật dựa trên quy mô doanh nghiệp, quy định này mang định hướng “mở cửa” hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và xu hướng startup với vai trò quan trọng làm trẻ hóa nền kinh tế. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, với đặc trưng về cơ chế hoạt động nên không thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.
Thứ hai, về điều kiện trở thành người đại diện theo pháp luật hợp pháp của công ty:
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014: “Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Người đại diện theo pháp luật phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây:
+ Người đại diện theo pháp luật phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.
+ Không là người bị đóng mã số thuế hoặc là giám đốc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế.
+ Giữ một trong các chức danh quản lý doanh nghiệp.
+ Có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đang triển khai.
+ Có giấy phép lao động hợp pháp tại Việt Nam đối với người nước ngoài.
Căn cứ theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014:
Trong trường hợp công ty cổ phần chỉ có 01 (một) người là người đại diện theo pháp luật sẽ là: Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc (trường hợp điều lệ công ty có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty). Nếu trường hợp công ty có hơn 01 (một) người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Quy định cụ thể như sau: “Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”.
Đối với loại hình công ty TNHH, Các chức danh có thể đứng người đại diện theo pháp luật theo doanh nghiệp của loại hình này là: Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty.
Thứ ba, về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong công ty:
Người đại diện theo pháp luật có các trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
Nếu vi phạm các nghĩa vụ trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp phát sinh từ vấn đề vi phạm nghĩa vụ đã nêu.
Thứ tư, giải quyết trách nhiệm, chuyển giao nghĩa vụ và vấn đề ủy quyền khi người đại diện theo pháp luật vắng mặt:
Căn cứ khoản 3, 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014:
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt như rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, bị đình chỉ chức vụ hoặc tạm xin nghỉ tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, bị tạm giam, kết án tù,… trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật sẽ được chuyển giao hoặc quyết định theo các phương thức sau đây:
+ Ủy quyền cho cá nhân khác có đủ điều kiện tạm thay thế mình làm người đại diện theo pháp luật của công ty;
+ Chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty;
+ Cá nhân được ủy quyền tiếp tục thực hiện trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị ra quyết định mới về người đại diện theo pháp luật;
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty mà cá nhân này vì các lý do: bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty;
+ Thực hiện theo một số quy định khác về người đại diện theo pháp luật của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.
Trên đây là tư vấn của Bộ phận Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group về các vấn đề pháp lý liên quan đến Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900.0191 để được hỗ trợ.
Trân trọng.