Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Nội dung tư vấn:

1. Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non

Các trẻ trong độ tuổi mầm non về cơ bản chưa hoàn thiện về mặt nhận thức đồng thời các bé cũng không tự ý thức được tác dụng của từng loại đồ chơi cũng như sự an toàn hoặc nguy hiểm mà mỗi đồ chơi mang lại. Do đó, việc lựa chọn đồ chơi cho các bé thực sự rất quan trong. Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi được quy định tại Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

1. Đồ chơi có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành.

2. Đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:

a) Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư này;

b) Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;

c) Lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).

3. Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Đồ chơi trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành là đồ chơi nằm trong danh mục đồ chơi quy định tại Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT năm 2015 hợp nhất Thông tư về Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quý bạn đọc có thể tải file danh mục đồ chơi được đính kèm trên đầu trang.

2. Các yêu cầu đối với đồ chơi trong giáo dục mầm non

Đồ chơi được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non phải đáp ứng 03 yêu cầu theo quy định tại các 4, Điều 5 và Điều 6 thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:

2.1. Đảm bảo an toàn cho trẻ em

Đồ chơi bảo đảm an toàn cho trẻ em là các đồ chơi đảm bảo an toàn theo các quy định hiện hành quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BKHCN về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bao gồm:

– Yêu cầu an toàn về cơ lý theo TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

– Yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2: Tính cháy.

– Yêu cầu an toàn về hoá học gồm: Giới hạn về mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại và Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại.

– Yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em sử dụng điện. Theo quy định này, đồ chơi cho trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.

Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa các rủi ro về điện.

Bên cạnh đó, để bảo đảm tính an toàn của đồ chơi, phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đồ chơi bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Đồ chơi ghi rõ các thông tin về bản quyền bao gồm tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản và có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.

Theo đó, đồ chơi dành cho trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn hàng hoá phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy đnh tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

– Đối với đồ chơi tự làm thì các nguyên liệu, vật liệu được sử dụng làm đồ chơi phải bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một

2.2. Đồ chơi đảm bảo tính thẩm mỹ

Các yêu cầu về tính thẩm mỹ của đồ chơi bao gồm:

– Bảo đảm tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, sinh động.

– Bố cục hợp lý, hình dạng bề ngoài sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú trẻ.

– Bảo đảm kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển).

– Dễ dàng kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết.

2.3. Tính giáo dục của đồ chơi

Đồ chơi cho trẻ mầm non phải phù hợp với nội dung và yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội; phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.

Đồ chơi không được chứa các nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.

Các đồ chơi cho trẻ em phải được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi và hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm các nhu cầu về thể chất, giác quan và học tập.

3. Quy trình lựa chọn đồ chơi cho trẻ em

Bước 1: Đề xuất danh mục đồ chơi

Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có.

Giáo viên và cán bộ quản lý đề xuất danh mục đồ chơi.

Bước 2: Thành lập hội đồng lựa chọn đồ chơi cho trẻ em.

Hội đồng lựa chọn đồ chơi cho trẻ em được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức lựa chọn đồ chơi, học liệu trẻ em.

Hội đồng bao gồm: người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ sở giáo dục, tổ/nhóm trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên các nhóm/lớp, đại diện Ban đại diện cha mẹ trẻ em.

Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 (chín) người. Đối với cơ sở giáo dục mầm non dưới 5 (năm) nhóm/lớp số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 5 (năm) người.

 

Bước 3: Tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi được sử dụng trong cơ sở giáo dục mần non.

Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.

Bước 4: Đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục đồ chơi, học liệu đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.

Bước 5: Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non; lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu trên cơ sở đề xuất của Hội đồng lựa chọn đồ chơi.

4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non

Đối với việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ em mầm non, các cơ sở giáo dục mầm non về cơ bản chịu trách nhiệm chính trong việc:

– Tổ chức lựa chọn, khai thác, sử dụng đồ chơi theo quy định tại thông tư 47/2020/TT-BGDĐT và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.

– Khai thác, sử dụng hiệu quả đồ chơi đã được lựa chọn trong tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về đồ chơi đã được lựa chọn với cha mẹ/người chăm sóc trẻ em.

Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục mầm non còn có các trách nhiệm sau:

– Báo cáo phòng giáo dục và đào tạo kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu;

– Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn, khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu.

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm:

– Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn đồ chơi được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.

– Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn đồ chơi và kế hoạch mua sắm trang bị đồ chơi hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng đồ chơi của cơ sở giáo dục mầm non.

– Định kỳ tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng đồ chơi, học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết).

– Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng đồ chơi, học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua đồ chơi, học liệu nếu có nhu cầu riêng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các thông tin trên có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group