Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Hỏi về chức danh của công nhân lao động nặng nhọc lĩnh vực xây lắp

Mình muốn sửa chức danh của lao động nặng nhọc theo đúng Quyết định 1152/2003, Thông tư 36/2021, Thông tư 15/2016 và Thông tư 11/2020, mình bị sai chức danh từ năm 2020 nên lao động xây lắp điện cao thế từ 110kv đến 500kv bên mình không được hưởng đúng chế độ ạ.

Mã ngành chính của công ty là:

Mã 4321: Lắp đặt hệ thống điện:

Chi tiết: Lắp đặt hệ thống điện lạnh, hệ thống điện công trình dân dụng, điện công nghiệp, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500KV.

Mình đóng bảo hiểm cho NLĐ chức danh này: Công nhân xây lắp đường dây điện từ 110kV đến 500kV, từ năm 2010, và không đổi chức danh nặng nhọc theo từng quy định, bên bảo hiểm họ bảo mình đổi, không thì NLĐ ko được giảm 5 năm đóng BHXH với ngành nghề nặng nhọc

Hôm mình làm sửa chức danh theo thông tư 11 cuả Bộ lao động thì có 2 nguồn tư vấn:

1. là viết theo đúng trong danh mục ngành nghề là : “Quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp 500kV”

2 là viết: “Công nhân xây lắp, sửa chữa lớn đường dây, cột điện cao thế từ 110kV trở lên” vì đơn vị mình là xây lắp điện

Mong công ty tìm hiểu rồi tư vấn hộ mình chức danh pù hợp để mình đổi cho NLĐ giai đoạn từ 2010 đến bi giờ với ạ.

TRẢ LỜI:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật lao động 2019;

– Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ trưởng Bộ lao dộng thương binh và xã hội;(Ngày hiệu lực:10/01/2001 -Hết hiệu lực: 01/03/2021).

– Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành; (Ngày hiệu lực:10/10/2003 – Hết hiệu lực: 01/03/2021);

– Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh và xã hội ban hành (Ngày hiệu lực:12/08/2016 – Hết hiệu lực: 01/03/2021).

– Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động – thương binh và xã hội ban hành (Ngày hiệu lực: 01/03/2021)

– Văn bản pháp luật khác;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Người lao động làm các nghề, công việc nằm trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền ban hành được hưởng chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Do đó, việc xác định công việc của người lao động có nằm trong danh mục “nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” hay không?

Điều này là rất quan trọng vì ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người lao động.

Như thông tin Qúy khách cung cấp, mã ngành chính của công ty Qúy khách là:

Mã 4321: Lắp đặt hệ thống điện:

Chi tiết: Lắp đặt hệ thống điện lạnh, hệ thống điện công trình dân dụng, điện công nghiệp, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500KV.

Mã ngành của Qúy khách không ảnh hưởng trực tiếp đến việc người lao động có làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không? Vì trong một doanh nghiệp có những vị trí, bộ phận, công việc khác nhau. Do đó, Qúy khách xem xét, kiểm tra danh mục mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng bộ lao động, thương binh và xã hội ban hành có những vị trí nào? Nếu doanh nghiệp Qúy khách có người lao động làm những công việc, vị trí đó thì ghi đúng tên công việc đó như trong bảng danh mục quy định.

Hiện nay, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do bộ lao động – thương binh và xã hội ban hành đang có hiệu lực pháp luật. Do đó, Qúy khách áp dụng danh mục này để đặt chức danh cho phù hợp.

Tại số thứ tự 40, mục VI. ĐIỆN của danh mục kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có quy định ngành nghề sau:

VI. ĐIỆN

TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Vận hành băng tải than dưới nhà hầm, nhà máy nhiệt điện

Phải đi lại nhiều lần, tiêu hao năng lượng lớn, bẩn, nồng độ bụi rất cao

2

Vận hành điện, vận hành máy trong hang hầm nhà máy thủy điện

Giải quyết công việc phức tạp, phải đi lại nhiều, nơi làm việc thông thoáng khí kém, ảnh hưởng của ồn, rung trong suốt ca làm việc

3

Sửa chữa cáp thông tin, cáp lực trong hang hầm

Công việc nặng nhọc, luôn tiếp xúc với dầu mỡ, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của ồn, rung.

4

Cạo rỉ, sơn trong thùng kín trong hang hầm

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế gò bó, chịu tác động của hóa chất trong sơn và CO2

5

Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung, bụi nồng độ cao và các hóa chất trong sơn, CO2

6

Khoan phun bê tông trong hang hầm

Công việc nặng nhọc, tiêu hao năng lượng lớn, ảnh hưởng của bụi, ồn rất cao và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

7

Kiểm tra kim loại bằng quang phổ và siêu âm trong các nhà máy điện.

Chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ; môi trường nóng, ồn, bụi, đôi khi làm việc ở nơi thiếu không khí.

8

Vận hành bao hơi nhà máy nhiệt điện.

Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm.

9

Sửa chữa thiết bị cơ khí thủy lực cửa nhận nước, cửa đập tràn.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm (làm việc ở độ cao trên 30 m); không gian làm việc chật hẹp, trơn, rất nguy hiểm.

10

Sửa chữa máy bơm nước nhà máy thủy điện.

Công việc nặng nhọc, không gian làm việc chật hẹp, trơn, ẩm ướt; chịu tác động của nóng, ồn, hơi xăng, dầu.

11

Vận hành, sửa chữa cầu trục trong hầm máy phát điện.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mỡ và tiếng ồn cao.

12

Vận hành, sửa chữa hệ thống thông gió trong hầm nhà máy thủy điện.

Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với bụi bẩn, dầu, mỡ và độ ồn cao.

13

Quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp 500KV.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên lưu động theo đường dây qua các vùng địa hình, khí hậu phức tạp; tiếp xúc với điện từ trường cao, nguy hiểm.

14

Sửa chữa đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp trên 01 KV đang mang điện.

Công việc nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành lò nhà máy nhiệt điện

Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm

2

Sửa chữa, bảo ôn lò nhà máy nhiệt điện

Công việc nặng nhọc, nóng, nồng độ bụi rất cao, thường xuyên tiếp xúc với bông thủy tinh dễ gây ngứa, dị ứng.

3

Sửa chữa thiết bị thủy lực, sửa chữa thiết bị chính máy, sửa chữa thiết bị chính điện nhà máy điện

Tiếp xúc với dầu mỡ, bụi bẩn và tiếng ồn, tư thế làm việc gò bó

4

Vận hành máy, vận hành điện trong nhà máy điện

Công việc phức tạp, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao

5

Trưởng kíp vận hành kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện

Đi lại nhiều, ảnh hưởng của nóng, ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

6

Vận hành bơm tuần hoàn nhà máy nhiệt điện

Làm việc dưới hầm ẩm ướt, chịu tác động liên tục của tiếng ồn cao

7

Trưởng kíp vận hành than nhà máy nhiệt điện

ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ cao

8

Vận hành thiết bị phụ tuốc bin nhà máy điện

Tiếp xúc thường xuyên với rung và tiếng ồn rất cao

9

Vận hành máy nén khí áp lực từ 8kg/cm2 trở lên

ảnh hưởng của rung và tiếng ồn rất cao

10

Sửa chữa van hơi nhà máy nhiệt điện

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của nóng và bụi nồng độ rất cao

11

Thí nghiệm thiết bị điện, thí nghiệm điện cao áp.

Ảnh hưởng của điện từ trường cao, thường xuyên tiếp xúc với điện cao áp nên rất nguy hiểm đến tính mạng

12

Sửa chữa thiết bị tự động nhà máy điện

Ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

13

Sửa chữa cơ, điện trong nhà máy điện

Tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi

14

Sửa chữa kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện

Tiếp xúc thường xuyên với nóng, rung và ồn cao

15

Sửa chữa hệ thống nhiên liệu trong nhà máy nhiệt điện, bao gồm: (Hệ thống bốc dỡ than, CSU, GSU, băng tải than, cầu trục và cẩu tháp) .

Nơi làm việc bẩn và rất bụi, tư thế làm việc gò bó

16

Vệ sinh công nghiệp nhà máy nhiệt điện

Công việc thủ công, ảnh hưởng của nóng, ồn và nồng độ bụi rất cao

17

Vận hành cửa nhận nước trạm bơm bờ trái, thiết bị đóng mở cánh phải đập tràn nhà máy thủy điện Hòa Bình

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, trơn dầu mỡ, ảnh hưởn của ồn cao

18

Sửa chữa, phóng nạp ắc quy trong hang hầm nhà máy điện

Nơi làm việc thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc với axít H2SO4, CO2

19

Sửa chữa nén khí, thiết bị trạm biến thế

Nơi làm việc chật hẹp, trơn dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao

20

Thí nghiệm hoá nhà máy điện

Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, các hóa chất độc, ồn và bụi

21

Lọc dầu máy biến thế trong hang hầm

Nơi làm việc chật hẹp, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao

22

Sửa chữa cơ, điện phụ trong hang hầm nhà máy điện

Nơi làm việc kém thông thoáng, tư thế gò bó, ảnh hưởng của ồn cao

23

Khoan phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay

Công việc nặng nhọc, bẩn, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần

24

Lái cầu trục 350 tấn trong hầm nhà máy thủy điện

Làm việc trên cao, ảnh hưởng của rung, ồn lớn

25

Vệ sinh công nghiệp trong hang hầm nhà máy thủy điện

Công việc thủ công, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao

26

Công nhân vận hành trạm biến thế từ 110 KV trở lên

Căng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ

27

Công nhân địa chất quan trắc địa hình

Làm việc ngoài trời, đi bộ nhiều, tiêu hao năng lượng lớn

28

Hiệu chỉnh lò hơi nhà máy nhiệt điện.

Làm việc cạnh các thiết bị có nhiệt độ cao từ 1600C đến 5400C, chịu tác động của tiếng ồn và bụi.

29

Vận hành máy nghiền than trong nhà máy nhiệt điện.

Chịu tác động của nóng, tiếng ồn và bụi than có nồng độ cao.

30

Vận hành băng tải, xúc và gom than trong nhà máy nhiệt điện.

Công việc thủ công nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi than có nồng độ cao.

31

Vận hành máy bơm dầu đốt lò nhà máy nhiệt điện (Vận hành nhà dầu).

Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, tiếng ồn và nhiệt độ cao.

32

Vận hành hệ thống thải xỉ nhà máy nhiệt điện (bơm thải xỉ, khử bụi, tống tưới…).

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, độ ồn cao và nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

33

Kiểm nhiệt (trực chính, trực phụ) trong nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, rung, độ ồn cao và nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.

34

Sửa chữa các thiết bị điện trong nhà máy điện.

Tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi.

35

Lái quang lật toa than.

Thường xuyên làm việc ở môi trường nóng, bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

36

Móc nối toa xe than trong nhà máy nhiệt điện.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của môi trường (nóng, lạnh, gió…), tiếng ồn và nồng độ bụi than cao.

37

Công nhân xúc xỉ đuôi lò nhà máy nhiệt điện.

Công việc nặng nhọc, đơn điệu; thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi.

38

Vận hành tua bin khí.

Chịu tác động của rung, nóng và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép.

39

Hàn và mài cánh hướng nước, cánh tua bin nhà máy thủy điện.

Làm việc trong hầm sâu, thiếu dưỡng khí; tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn, nhiệt độ cao, hơi khí độc và bụi thép.

40

Quản lý, vận hành đường dây từ 110KV đến dưới 500KV.

Thường xuyên lưu động theo đường dây, qua các vùng địa hình, khí hậu phức tạp; tiếp xúc với điện từ trường cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

41

Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp 500 KVA.

Công việc đơn điệu; tiếp xúc với bụi bẩn, điện từ trường cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguy hiểm.

42

Sản xuất hòm công tơ vật liệu Composit.

Tiếp xúc với nóng, hóa chất độc nồng độ cao, gây khó thở, mệt mỏi.

43

Sửa chữa, sấy máy biến áp có công suất từ 200 KVA trở lên.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, môi trường có nhiệt độ cao.

44

Vận hành máy bện cáp nhôm.

ảnh hưởng trực tiếp của bụi nhôm và tiếng ồn cao.

45

Vận hành máy đúc cột điện bê tông ly tâm.

Chịu tác động của tiếng ồn, rung và bụi.

46

Sản xuất vật liệu cách điện.

Công việc nặng nhọc; tiếp xúc với nhiệt độ cao và hóa chất độc hại (Phenol, Formalin, Amoniac…) nồng độ cao.

47

Vận hành, sửa chữa cầu trục gian tuabin, máy phát nhà máy nhiệt điện

Làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu ảnh hưởng của bụi, ồn cao và rung lớn.

48

Vận hành cầu trục kho than nhà máy nhiệt điện.

Làm việc trên cao, tư thế gò bó, chịu tác động của bụi, rung, ồn cao.

49

Vận hành máy đánh, phá đống kho than nhà máy nhiệt điện.

Làm việc trên cao, thường xuyên phải di chuyển lên xuống, chịu tác động của nóng bụi, ồn cao.

50

Vận hành, sửa chữa thiết bị khử khí lưu huỳnh nhà máy nhiệt điện.

Làm việc ở nhiêu độ cao khác nhau (từ 25 mét xuống âm 10 mét), tiếp xúc nguồn phóng xạ kín, chịu tác động bụi, ồn.

51

Sửa chữa thiết bị điện lạnh nhà máy nhiệt điện.

Làm việc trên cao, tư thế gò bó, thường xuyên tiếp xúc môi chất lạnh, chịu tác động bụi, nóng ồn.

52

Vận hành, sửa chữa thiết bị đo lường, điều khiển nhà máy nhiệt điện.

Làm việc ở nhiều độ cao khác nhau (từ 50 mét đến âm 10 mét), căng thẳng thần kinh, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động bụi, nóng, ồn, phóng xạ.

53

Vận hành, sửa chữa trạm bơm tuần hoàn nước hồ xỉ nhà máy nhiệt điện than.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc hơi axit HCl.

54

Nhân viên thí nghiệm, hiệu chỉnh tua bin hơi nhà máy nhiệt điện.

Công việc nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung lớn.

55

Tổ trưởng tổ thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị lò hơi, tua bin nhà máy nhiệt điện.

Công việc nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung lớn.

56

Vận hành, sửa chữa thiết bị điện phân hydro nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên tiếp xúc hơi kiềm (KOH) và khí H2, chịu tác động của ồn cao.

57

Vận hành, sửa chữa thiết bị kênh nước tuần hoàn và thiết bị thải trên hồ xỉ nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, đi lại nhiều (trên 15 km/ngày), công việc nặng nhọc, chịu tác động bụi bẩn.

58

Sửa chữa thiết bị thông tin (cáp thông tin, điện thoại, loa, bộ đàm, camera giám sát) trong nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên đi lên xuống (từ âm 10 mét đến 50 mét), tư thế làm việc gò bó, chịu tác động bụi, ồn và điện từ trường.

59

Lái xe tải chở xỉ trong nhà máy nhiệt điện.

Làm việc trong khu vực có thiết bị điện, lối đi chật hẹp, công việc căng thẳng thần kinh, chịu tác động ồn, rung, nóng.

60

Trực tiếp đo, kiểm tra, giao nhận than, dầu tại nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời; kiểm tra dưới các hang, hầm ẩm ướt, công việc gò bó, chịu tác động nóng, bụi, hơi dầu.

61

Lấy mẫu than, dầu nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời; kiểm tra dưới các hang, hầm ẩm ướt, công việc gò bó, chịu tác động nóng, bụi, hơi dầu.

62

Vận hành hệ thống, thiết bị tuyển tro xỉ trong nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, chịu tác động nóng, bụi.

63

Vận hành trạm dỡ tải than nhà máy nhiệt điện.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, làm việc trên sông nước, chịu tác động nóng, bụi.

64

Lái xe ô tô cầu tự hành trong nhà máy nhiệt điện.

Công việc căng thẳng thần kinh, chịu tác động nóng, bụi.

65

Quản lý và vận hành trạm biến áp từ 110KV đến dưới 500 KV.

Công việc nặng nhọc, lưu động, tiếp xúc với điện từ trường cao.

66

Sửa chữa, vệ sinh buồng ngưng và đường ống bơm tuần hoàn làm mát chính các tổ máy tua bin hơi.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động nóng.

67

Thay lọc gió tua bin khí.

Làm việc trên cao, chịu tác động bụi thủy tinh, ồn.

68

Công nhân làm việc với máy chụp ảnh bức xạ công nghiệp; kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu chất lỏng (PT), kiểm tra bằng bột từ (MT).

Tiếp xúc hóa chất độc hại, chịu tác động tia cực tím, tia bức xạ.

69

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trạm từ 110KV đến dưới 500 KV.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của điện từ trường cao.

70

Sửa chữa, bảo dưỡng tua bin khí, tua bin hơi, lò thu hồi nhiệt và máy phát nhà máy nhiệt điện.

Công việc căng thẳng đòi hỏi độ chính xác cao, chịu tác động nóng, bụi, ồn.

71

Phun, phủ kim loại tua bin nhà máy nhiệt điện.

Tiếp xúc với bụi silic, hóa chất độc hại, chịu tác động tia bức xạ.

72

Quản lý, vận hành lưới điện trung, hạ thế.

Làm việc trên cao, ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.

73

Vận hành, bảo trì trạm phát điện sử dụng dầu (trạm diesel).

Công việc thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, chịu tác động tiếng ồn.

74

Vận hành, bảo trì trạm biến thế trung thế.

Căng thẳng thần kinh, tiếp xúc với từ trường cao.

75

Kiểm tra, kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị đo đếm điện năng

Tiếp xúc trực tiếp chì, điện từ trường cao.

76

Treo, tháo, giám sát, bảo trì thiết bị đo đếm điện năng

Làm việc trên cao, ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện

77

Lái xe cẩu sửa chữa điện

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của nóng, bụi, ồn, căng thằng thần kinh tâm lý

78

Thí nghiệm hóa dầu máy biến áp

Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, các hóa chất độc, ồn và bụi

79

Vận hành nhà máy điện mặt trời

Thường xuyên kiểm tra, thao tác xử lý sự cố tại nơi nguy hiểm có điện áp cao hoặc trên mặt hồ, mái nhà tại trạm phân phố ngoài trời

80

Khảo sát, thi công lắp đặt và sửa chữa hệ thống năng lượng mặt trời

Công việc nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý

81

Trực ca vận hành, điều hành và xử lý sự cố hệ thống viễn thông điện lực

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn và từ trường

82

Điện thoại viên các trung tâm chăm sóc khách hàng điện lực

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý

83

Xây lắp, sửa chữa cột, đường dây và thiết bị trạm biến áp có cấp điện áp dưới 110 KV

Làm việc trên cao, công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, đòi hỏi thể lực, thường xuyên làm việc ngoài trời trong môi trường nắng nóng, nguy hiểm

84

Trực ca vận hành và xử lý sự cố hệ thống công nghệ thông tin điện lực

Thường xuyên phải làm việc trong phòng trực, phòng máy, di chuyên địa bàn các tỉnh để úng cúu sự cố, các hệ thống ngoài trời hoặc trong khoảng không gian hạn chế.

84

Xây dựng và phát triển phần mềm dùng chung trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Thường xuyên làm việc với máy vi tính trong suốt ca làm việc, tiếp nhận thông tin từ khách hàng qua điện thoại và tư vấn, trả lời, hướng dẫn.

85

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng mạng cáp quang điện lực

Làm việc tiếp xúc với điện và điện từ trường, tư thế gò bó

86

Vận hành hóa trong các nhà máy nhiệt điện (xử lý nước, xử lý nước lò, xử lý nước thải)

Làm việc trong phòng thí nghiệm, trong nhà xưởng và ngoài trời. làm việc trên cao. Trong khi làm việc tiếp xúc với các hóa chất, như keo tụ, kiềm, axít và tiếng ồn cao.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềTư vấn về pháp luật lao động”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.Do đó, theo quan điểm của Luật LVN Group. Qúy khách đặt tên như tên nằm trong danh mục của Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH tương ứng với công việc của người lao động này thực hiện trên thực tế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH LVN Group