1. Sáu bước giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con
Cùng tìm ra giải pháp thay vì trừng phạt!
Khi có mâu thuẫn giữa một ông bố, bà mẹ với con của họ (thường là vì nhu cầu của một bên hoặc cả hai không được tôn trọng), phản ứng của đại đa số các bậc phụ huynh là trừng phạt…. Để kết thúc cuộc xung đột và thiết lập “quyền lực” của chúng ta, chúng ta thường bắt con ở trong phòng và không cho chúng ăn món yêu thích. Tuy nhiên, sự trừng phạt chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn… và về lâu dài, nó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Để giải quyết mâu thuẫn, có một cách thay thế khác thân thiện hơn với trẻ, thậm chí phải mất thời gian, sự kiên nhẫn và thực hành. Phương pháp này là chỉ cần tập trung vào các giải pháp :”cùng nhau” tìm kiếm các phương pháp để tất cả mọi người đều thấy vui vẻ, không ai có cảm giác mất mát. Phương pháp này không chỉ hữu ích trong việc giải quyết xung đột với con cái mà còn hữu ích trong nhiều tình huống khác trong cuộc sống hàng ngày
Sáu bước tìm kiếm giải pháp
Đây là một số lời khuyên bổ sung:
– Việc tìm kiếm giải pháp này chỉ áp dụng hiệu quả với trẻ trên 4 tuổi…Ngay sau khi xuất hiện những xung đột đầu tiên, hãy đối thoại thay vì đối đầu.
– Đừng phản ứng nóngvội, hãy cho bạn một “thời gian tạm nghỉ” (hãy chú ý không phải là “mặc kệ” mà thời gian tạm dừng là thời gian cho phép tất cả mọi người lấy lại tinh thần). Chỉ quay lại tìm kiếm giải pháp khi tất cả mọi người cùng bình tĩnh lại và sẵn sàng hợp tác.
– Sử dụng các “câu hỏi tò mò” để giúp con bạn khám phá ra những hậu quả của sự lựa chọn của chúng: “Theo con, điều gì đã gây ra tình huống này? “,”Con cảm thấy như thế nào trong tình huống này? “,”Con nghĩ chúng ta có thể giải quyết vấn đề này như thế nào? “”Con có thể làm gì trong tương lai để tình huống này không xảy ra nữa?”; “Con học được gì từ điều này?/tình huống này?”
1 – Xác định vấn đề
Hãy thể hiện cho con bạn thấy rằng bạn hiểu vấn đề của chúng, hoặc giải thích cho chúng biết vấn đề của bạn là gì (nếu có) và những gì bạn cảm thấy.
Giải thích về phương pháp : “Bố/mẹ hy vọng chúng ta sẽ cùng tìm một giải pháp mà cả bố mẹ và con có thể chấp nhận, và đáp ứng nhu cầu của mỗi người.”
2 – Liệt kê các giải pháp khả thi
“Chúng ta có thể làm gì?”, hãy để con bạn đưa ra các ý tưởng và sau đó bạn cũng có thể đề xuất.
Viết xuống tất cả các giải pháp của mỗi người cho đến khi không còn nghĩ ra giải pháp nào khác.
Những ý tưởng. Đặc biệt đừng đánh giá hay bình luận ngay bây giờ. Khi con bạn còn nhỏ, có thể ban đầu, chúng không có nhiều ý tưởng về các các giải pháp. Vì vậy, bạn có thể khuyến khích con tìm thấy một vài ý tưởng thông qua các “câu hỏi tò mò”. Và nếu xung đột xảy ra giữa các đứa trẻ, khuyến khích mỗi trẻ đưa ra các giải pháp.
3 – Đánh giá các giải pháp
Sắp xếp và chỉ giữ lại các giải pháp hợp lý, thân thiện và có thể chấp nhận được bởi tất cả mọi người .
Điều quan trọng là phải thành thật với chính mình , chứ không phải bắt buộc để giữ lại một giải pháp mà không thực sự phù hợp. Nó cũng rất quan trọng để thừa nhận các giải pháp phù hợp ngay cả khi đó không phải là giải pháp của chúng ta!
4 – Chọn một hoặc nhiều giải pháp có thể được chấp nhận nhiều nhất
Trước khi hoàn thành việc lựa chọn các giải pháp, hãy hỏi lại con xem giải pháp con có thể chấp nhận không và chắc chắn rằng mọi người hiểu những gì cam kết sẽ làm hoặc không làm/
Mọi người cũng có thể quyết định để “thử” giải pháp đã được chọn trong một thời gian nhất định. .
5 – Xác định cách để áp dụng giải pháp (nếu cần thiết)
Một số giải pháp được lựa chọn sẽ cần phải được thảo luận về phương thức thực hiện, “Khi nào chúng ta bắt đầu, bao nhiêu lần một tuần, những gì chúng ta cần mua,.v.v ? “.
6 – Đánh giá các giải pháp và thay đổi nó nếu cần thiết
“Bạn có vẫn hài lòng với quyết định của mình?”, chúng ta có thể nhận ra sau khi thử áp dụng giải pháp được lựa chọn, rằng nó không phải là giải pháp tốt nhất, nó là khó khăn cho con bạn để đáp ứng cam kết của mình . Trong trường hợp này, có thể thảo luận lại cùng nhau.
Hãy thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tôn trọng, tuân thủ các cam kết của trẻ.
Nếu giải pháp lựa chọn không được đáp ứng, hãy cố gắng tìm hiểu tại sao và cùng nhau tìm ra giải pháp mới !
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.0191 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn.)
2. Làm sao để thoát khỏi nỗi buồn khi rời xa con cái ?
>> Con cái khi trưởng thành rồi cũng có cuộc sống riêng, bởi vậy đừng coi con cái là điều quan tâm duy nhất trong cuộc sống.
Trả lời:
Bạn thân mến, Tôi hiểu rằng bạn cảm thấy buồn và mất mát khi các con đã rời khỏi nhà. Đây là một tình cảm thông thường, rất nhiều ông bố, bà mẹ ở trong hoàn cảnh của bạn cũng có cảm xúc như vậy.
Nhiều ông bố, bà mẹ đã luôn hết lòng vì con cái, dành phần lớn thời gian và sức lực để nuôi nấng, giáo dục con, bởi vậy họ cảm thấy mất mát khi khôn lớn các con lại “bay” đi. Theo ý thức, bạn vẫn vui mừng cho con, bạn tự hào đã có thể cho các con đủ tình yêu, sự an toàn và nội lực để có thể đối mặt với thế giới bên ngoài. Mặc dù bạn biết chắc chắn rằng mình đã hoàn thành tốt nhất vai trò của người mẹ nhưng điều này vẫn không thể giúp bạn ngăn được nỗi buồn. Tất cả các cuộc chia ly đều không dễ dàng và ít nhiều khiến chúng ta luyến tiếc, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn thấy buồn bã.
Tuy nhiên hãy nhìn tình huống theo một cách khác, các con rời đi cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ được rảnh rỗi và thoải mái hơn. Như vậy, bạn có thể chăm sóc bản thân nhiều hơn. Trong những năm qua, bạn đã “lãng quên” chăm sóc cho bản thân? Con cái đã chiếm phần lớn thời gian của bạn? Vậy thì bây giờ bạn sẽ có thể thực hiện những sở thích mà trước kia bạn không có thời gian thực hiện. Bạn có thể gặp gỡ lại những người bạn, hoặc xây dựng những mối quan hệ mới. Đây cũng là thời gian bạn có thể tận hưởng cuộc sống và chia sẻ nhiều hơn với người bạn đời của mình. Bạn à, con cái lớn lên rồi cũng có cuộc sống riêng, bởi vậy đừng coi con cái là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.
Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi là hữu ích cho bạn. Chúc bạn bình an và hạnh phúc !
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.0191 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !
3. Làm thế nào để Cha Mẹ kiềm chế cơn nóng giận với con ?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi thư cho chúng tôi,
Tôi hiểu rằng bạn đang rất đau khổ khi hay giận giữ, quát mắng con, bạn sợ rằng điều này gây tổn thương cho con. Bạn cũng biết rất rõ rằng, những tiếng la hét, quát mắng làm trẻ sợ hãi. Tuy nhiên bạn không nên tự đổ lỗi cho mình quá nhiều. Theo tôi, bạn là người mẹ rất yêu thương con.
Bạn đang phải đối mặt với một khó khăn mà nhiều ông bố, bà mẹ khác cũng gặp phải: như bạn đã chia sẻ, một mặt bạn biết rất rõ rằng cách hành xử của bạn là “không phù hợp” nhưng bạn lại không thể cư xử, hành động theo cách khác.
Trước khi có thể thay đổi những hành vi của mình, chúng ta cần hiểu tại sao chúng ta lại hành động như vậy. Bạn để cho mình bị choáng ngợp bởi sự tức giận và những cảm xúc của bạn. Hãy dành thời gian để phân tích những gì đang diễn ra trong bạn, xem xét nội tâm bạn. Giới hạn chịu đựng của bạn với những trò dại dột của con bị hạn chế có liên quan đến sự mệt mỏi thể chất và tinh thần nói chung chứ không liên quan đến con gái bạn. Chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những vấn đề trong công việc và các mối quan hệ trong đời sống. Có phải bạn cảm thấy áp lực bởi những trách nhiệm?
Nếu bạn gánh quá nhiều trách nhiệm, hãy chia sẻ việc chăm sóc cháu và công việc gia đình với cha của cháu hay với người nào đó. Hãy tự hỏi xem tại sao bạn la mắng con bạn mà không phải là người khác, những người lớn tuổi hơn? Chúng ta đều có xu hướng lặp lại với con cái chúng ta những gì bố mẹ chúng ta đã làm trong quá khứ. Chúng ta vô thức áp dụng những hình thức giáo dục chúng ta đã “thừa hưởng”. Nếu bạn đã có một người mẹ dễ nổi nóng hay một người cha hay la mắng, bạn cũng sẽ vô thức lặp lại những hành vi này mặc dù biết rất rõ rằng nó chẳng có ích gì mà còn có hại.
Việc con bạn nghịch nước trong tắm là hoàn toàn bình thường so với những trẻ ở độ tuổi của cháu chứ không phải cháu cố ý muốn làm bạn giận giữ hay mệt mỏi thêm. Hãy suy nghĩ như vậy khi bạn cảm thấy tức giận, trẻ không cố ý. Hãy đặt mình vào vị trí của một bé gái 2 tuổi rưỡi. Hãy tưởng tượng sự sợ hãi của cháu và cháu không hiểu tại sao bạn lại giận dữ như vậy. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những mong đợi và yêu cầu của bạn đối với cháu. Con bạn mới hơn 2 tuổi và vẫn chưa hiểu được những áp lực công việc là khiến bạn nổi cáu.
Trước khi rèn lyện, kỷ luật con cái của mình, trước tiên các bậc cha mẹ phải rèn luyện chính mình. Bạn có thể tập các kỹ thuật thư giãn hoặc yoga, học cách hít thở chậm và sâu khi bạn cảm nhận cơn tức giận đang đến. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và tránh khỏi những cảm xúc đang bao vây quanh bạn.
Hi vọng rằng những chia sẻ của tôi phần nào giúp bạn sáng tỏ vấn đề của mình hơn từ đó có cách tháo gỡ phù hợp.
Chúc bạn và con gái mọi điều tốt lành!
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý : 1900.0191 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn.)
4. Không đăng ký kết hôn thì có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con ?
+ Hiện tại em vẫn chưa kết hôn với bố bé.
+ Bố bé muốn làm giấy tờ khai sinh theo họ bố, và nhận toàn trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng bé.
Hiện tại, thì em hay bố bé cần làm những giấy tờ thủ tục gì để ủy quyền chăm sóc nuôi dưỡng con. Sự ủy quyền này, được sự đồng thuận từ 2 bên gia đình.
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group nhiều.
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật LVN Group với nội dung bạn yêu cầu chúng tôi xin trả lời như sau. Do bạn và bố của con bạn không có đăng ký kết hôn giờ bố bé muốn làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang tên họ của bố bé và muốn nhận toàn trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng bé. Thì bạn phải làm thủ tục xác nhận cha, mẹ, con cho bé và bố. Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết:
+ Hai vợ chồng đã tổ chức lễ cưới (không đăng ký kết hôn) thì đăng ký khai sinh cho con như thế nào ? Quyền nuôi con thuộc về ai theo luật ?;
+ Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất;
+ Quy đinh đăng ký khai sinh cho con theo hướng dẫn mới nhất của luật hộ tịch ?;
+ Làm thế nào để đăng ký khai sinh theo họ cha khi sinh con ngoài giá thú?;
+ Làm thế nào xác nhận cha cho con sinh ra ngoài giá thú?.
Cụ thể đối với trường hợp của bạn, bạn muốn làm thủ tục xác nhận cha, mẹ. con cho bé và bố bé bạn cần làm theo trình tự thủ tục sau.
Như thông tin bạn cung cấp hiện nay không có tranh chấp liên quan đến việc nhận con của bố bé. Vì vậy theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định Nguyên tắc xác nhận cha, mẹ con được thực hiện như sau:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định
Như vậy trường hợp của bạn bố mẹ bé không có đăng ký kết hôn nên muốn được pháp luật công nhận mối quan hệ của bố bé và bé thì các bên phải thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con. Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 cụ thể như sau:
Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, com
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Các giấy tờ tài liệu cần phải cung cấp để chứng minh mối quan hệ được hướng dẫn theo thông tư 15/2015/TT-BTC có quy định:
Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Sau khi đã thực hiện xong thủ tục đăng ký nhận cha, con thì bố bé có toàn quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cho cho con
Trường hợp nội dung chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng!
5. Cha mẹ xúc phạm con cái có phải là vi phạm pháp luật không ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có quy định:
Điều 2: Các hành vi bạo lực gia đình:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo như thông tin bạn trình bày, bố bạn có hành vi dùng điếu thuốc còn đang cháy vào người bạn, dùng những lời lẽ cay nghiệt xúc phạm bạn trước mặt mọi người, hành vi này thuộc trường hợp là hành vi lăng mạ, hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự trong số các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Do đó, căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà bố bạn sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thuộc trường hợp xử phạt hành chính thì mức phạt được cụ thể hóa trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình như sau:
Điều 51: Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.
Hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bố bạn đối với bạnsẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trường hợp hành vi lăng mạ, chửi bới, xúc phạm này của bố bạn mà diễn ra có tính chất nghiêm trọng có thể cấu thành tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy, hành vi của bố bạn nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính, nghiêm trọng thì có thể về truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như hành vi này liên tục tiếp diễn với mức độ ngày càng nghiêm trọng thì bạn có thể nộp đơn tố giác hành vi của bố bạn với cơ quan công an để bố bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi nghiêm trọng mà mình gây ra.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group