Hủy hợp đồng trong kinh doanh ?

Em là nhân viên mới vào làm, trong quá trình soạn thảo hợp đồng thì em gặp phải trường hợp như thế này: Thông thường công ty em và đối tác sẽ có điều khoản ràng buộc đối với việc tự ý hủy hợp đồng là 50% giá trị hợp đồng tuy nhiên đối tác mới lại không chấp nhận và chỉ áp luật 8% thôi theo luật thương mại, như vậy rủi ro 92% còn lại bên em phải gánh chịu. Luật sư có thể cho em biết trường hợp này phải giải quyết như thế nào vì hai bên đã làm ăn lâu dài, em đã giao 1 phần hàng trước cho bên đối tác nhưng nếu áp như vậy Lãnh đạo bên em cũng sẽ không chấp nhận, mà hàng hóa đã giao một phần rồi, giờ em không biết phải làm sao ? Mong nhận được sự giúp đỡ từ Luật sư Em cảm ơn rất nhiều ! 

-Ngan Ngo Kim

Trả lời:

Trong trường hợp này cả bạn và phía đối tác đều chưa hiểu rõ quy định của pháp luật về mức phạt khi hủy bỏ hợp đồng. Điều 314 Luật Thương mại 2005 quy định về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng như sau:

1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

Theo quy định trên, việc bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận, thương lượng với nhau. Mức bồi thường này có thể được quy định trong hợp đồng, nếu không có quy định thì sẽ căn cứ theo tổn thất thực tế xảy ra mà bên gây ra thiệt hại sẽ phải đền bù thỏa đáng. Như vậy, nếu trong hợp đồng có quy định về việc hủy bỏ hợp đồng là 50% giá trị hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải tuân theo mức thỏa thuận này. 

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Còn về mức 8% mà Luật Thương mại quy định thì đó là mức phạt vi phạm, cụ thể Điều 300  Luật Thương mại 2005  xác định như sau:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Như vậy mức phạt vi phạm chỉ được đặt ra khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, mức phạt này không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tức là nếu trong hợp đồng có quy định về phạt vi phạm thì khi 1 bên có hành vi vi phạm hợp đồng và hành vi này là căn cứ để hủy hợp đồng thì bên vi phạm sẽ vừa bị phạt vi phạm vừa phải bồi thường 50% giá trị như thỏa thuận trong hợp đồng. 

Tình huống về hợp đồng thương mại ?

Đầu năm 2015, anh T chủ doanh nghiệp tư nhân Thành An đã đầu tư 1 tỷ đồng vào công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Phát ( trụ sở chính tại quận B tỉnh H) . Ngày 1/7/2015, công ty Hòa Phát có nhu cầu thanh lý một số máy tính và thiết bị văn phòng đã qua sử dụng, khi biết thông tin đó, anh T đã ký hợp đồng số 079/HĐ vào ngày 12/7/2015 với công ty tnhh Hòa Phát để mua 30 máy tính và một số thiết bị văn phòng với tổng giá trị là 100 triệu. Anh H giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty tnhh Hòa Phát đã đứng ra ký kết hợp đồng này. Cho rằng quan hệ mua bán trên có biểu hiện tư lợi, một số thành viên của công ty tnhh Hòa Phát đã yêu cầu hội đồng thành viên hủy bỏ hợp đồng hoặc thỏa thuận lại giá cả của hợp đồng. Sau khi họp hội đồng thành viên, do không được hội đồng thành viên chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng đã ký nên một số thành viên của công ty đã nộp đơn yêu cầu tòa án nhân dân quận B tuyên bố hợp đồng trên là vô hiệu.
1.Tranh chấp trên có phải là tranh chấp thương mại không? Vì sao?
2. Tòa án nhân dân quận B có thẩm quyền thụ lí giải quyết vụ việc trên không?
-Phạm Thị Trinh

Trả lời:

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo như thông tin bạn cung cấp thì tranh chấp giữa công ty TNHH Hòa Phát và doanh nghiệp tư nhân Thành An có là tranh chấp thương mại do nó thỏa mãn các đặc điểm sau:

– Lĩnh vực phát sinh tranh chấp là lĩnh vực thương mại cụ thể ở đây là mua bán hàng hóa.

– Chủ thể tranh chấp thương mại là các thương nhân: Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH.

– Nội dung tranh chấp là sự xung đột về quyền và lợi ích trong hoạt động mua bán thiết bị giữa hai công ty.

Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy đinh thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

n) Tòa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;

o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;

p) Tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;

q) Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;

r) Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án;

s) Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án;

t) Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

u) Tòa án nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên;

v) Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;

x) Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

y) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật này.

Căn cứ theo quy định trên, nếu nhân viên công ty Hòa Phát muốn tuyên bố hợp đồng đã giao kết giữa công ty Hòa Phát và doanh nghiệp Thành An thì các nhân viên này phải gửi đơn đến tòa án nơi đã thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động giữa các bên. 

Nhờ Tư vấn Hủy bỏ hợp đồng ?

Kính gởi Quý Luật sư, hiện em đang làm việc tại một công ty với tư cách Chủ đầu tư. Hiện tại em đang có vướng mắc về một Hợp đồng. Nhận thấy vấn đề không ổn, bên em muốn hủy bỏ hợp đồng và muốn chấm dứt tất cả những vấn đề có thể phát sinh sau này liên quan tới Hợp đồng, hạn chế tối đa việc dính vào kiện tụng. Hiện em muốn nhờ Quý Luật sư tư vấn giúp về văn bản theo quy định của Pháp luật để bên em có thể hủy bỏ được hợp đồng và lường trước những vấn đề có thể phát sinh sau việc hủy hợp đồng này để không ảnh hưởng tới công việc bên em trong tương lai.
-Ngọc Anh Đỗ

Trả lời:

Điều 312 Luật thương mại 2005 quy định về huỷ bỏ hợp đồng như sau:

1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Như vậy, để hủy bỏ hợp đồng cần xác định xem bạn có đủ điều kiện để thực hiện hủy bỏ hợp đồng hay không. Căn cứ theo quy định trên thì việc hủy bỏ hợp đồng chỉ được thực hiện nếu xảy ra hành vi vi phạm mà bạn và công ty đã quy định là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc là một bên đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng ( chẳng hạn như phía công ty không thanh toán đúng như hợp đồng đã giao kết với bạn,..) 

Nếu thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện trên thì bạn có thể hủy bỏ toàn bộ hợp đồng để chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Hậu quả pháp lí của việc hủy bỏ hợp đồng còn có việc các bên phải hoàn trả ( nếu phát sinh nghĩa vụ hoàn trả ) và bên vi phạm có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp này của bạn, nếu phía công ty không vi phạm nghĩa vụ gì đối với bạn thì bạn sẽ không thể hủy bỏ hợp đồng, nếu phát hiện có sai sót về quy định của pháp luật trong hợp đồng thì bạn có thể thỏa thuận lại với công ty để sửa đổi hoặc yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. 

Tư vấn xác lập hợp đồng ủy quyền ?

Trước đây tôi là nhân viên BHNT, khách hàng ủy quyền cho tôi lấy tiền hủy hợp đồng năm 2008. Tôi lấy tiền và thanh toán đầy đủ cho khách hàng. Tôi đã nghỉ và đến nay khách hàng bảo tôi chưa thanh toán và họ đòi tiền. Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào mong công ty luật tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
-Nguyễn Tiến Oánh

Trả lời:

Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn được khách hàng ủy quyền để thực hiện việc hủy hợp đồng bảo hiểm và lấy tiền trao lại cho khách hàng. Trong trường hợp này, cần xác định xem khi giao lại tiền cho khách hàng bạn có lưu lại giấy xác nhận nào về việc đã hoàn thành nghĩa vụ không, hay khi đó có ai làm chứng hay không? Nếu không có giấy tờ để chứng minh thì bạn có thể tìm xem trong hợp đồng ủy quyền trước đây quy định về phạm vi ủy quyền như thế nào, có thời hạn ủy quyền hay không, có nêu rõ việc bạn phải giao tiền lại cho khách hàng trong thời điểm nào hay không,…? 

Xin chào Luật sư của LVN Group LVN Group ?

Trước tiên tôi xin giới thiệu, tôi hiện đang là kế toán trong Công ty xây dựng, hiện tại đang công tác tại thành phố Vũng tàu, do kinh nghiệm còn chưa nhiều và tôi gặp một vấn đề trong công việc rất mong được sự giúp đỡ của Luật sư của LVN Group! Công ty tôi là công ty A (chủ đầu tư) có ký một hợp đồng xây dựng với Công ty B(nhà thầu) để thi công một công trình, ngày ký hợp đồng là ngày 5/7/2016 thời gian bắt đầu thi công trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký HĐ nhưng trong thời gian này 2 bên thống nhất hủy Hợp đồng thì xin Luật sư cho hỏi làm hủy hợp đồng như thế nào ? Rất mong sự giúp đỡ!
-P.T.L Thị Lý

Trả lời:

Theo quy định của Luật thương mại 2005 thì việc hủy hợp đồng chỉ được thực hiện khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Nếu cả phía công ty bạn và phía nhà thầu đều thống nhất hủy bỏ hợp đồng thì các bên cần cùng nhau kí kết Biên bản hủy bỏ hợp đồng, do 2 bên đều chưa bắt đầu thực hiện hợp đồng nên chưa phát sinh thiệt hại, do đó, chưa phát sinh yêu cầu bồi thường. Việc kí kết Biên bản hủy bỏ hợp đồng chỉ cần người đại diện theo pháp luật của các bên kí kết, nếu có yêu cầu thì có thể thực hiện công chứng đối với Biên bản này. 

>> Mẫu biên bản hủy bỏ hợp đồng  

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group