Trên thị trường phòng tập hiện nay chia thành hai xu hướng rõ rệt: phòng tập thể hình cao cấp và phòng tập thể hình bình dân. Phòng tập thể hình cao cấp thường có cơ sở vật chất tốt đi kèm nhiều dịch vụ tiện ích như chỗ đậu xe hơi, hồ bơi, phòng xông hơi, bán lẻ thực phẩm chức năng hỗ trợ luyện tập, dịch vụ huấn luyện viên, các môn học đa dạng,… Còn phòng tập thuộc phân khúc bình dân vẫn được đánh giá cao do giá cả phù hợp với số đông khách hàng, thiết bị luyện tập chất lượng tốt dù không quá xa hoa, sang trọng và nhiều gói dịch vụ như phân khúc cao cấp. Việc kinh doanh phòng tập thể hình mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn do hoạt động theo cơ chế thẻ thành viên với nhiều hạng khác nhau và các chương trình thuê huấn luyện viên riêng. Chưa kể đến việc thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với các đơn vị khác như hãng thời trang thể thao, phân phối thực phẩm chức năng, công ty kinh doanh quảng cáo… để đôi bên cùng chia sẻ lợi nhuận.

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group. Tôi dự định mở một phòng gym ( phòng tập thể hình). Tôi sẽ tiến hành các bước sau:

1) Sẽ thuê mặt bằng.

2) Diện tích khoảng 200 m2.

3) Doanh thu là tiền học phí của người tập.

4)Nhân viên khoảng 2 người.

5) Tôi đã có bằng huấn luyện viên của nhà nước cấp. Vậy các vấn đề pháp lý mà tôi cần phải làm ở hiện tại và tương lai là gì ? Điều kiện của tôi như vậy đã hợp lý chưa và các khoản phải đóng là gì ?  Mong Luật sư của LVN Group tư vấn. Chân thành cảm ơn.

1. Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

2. Cơ sở pháp lý:

– Luật Thể dục thể thao 2006 

– Nghị định 112/2007/NĐ-CP 

– Thông tư 05/2007/TT-UBTDTT 

3. Luật sư tư vấn:

Bạn chuẩn bị hồ sơ gồm có:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thể dục thẩm mỹ

2. Bản sao giấy chứng minh nhân dân (có công chứng)

3. Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4. Bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Huấn luyện viên, Hướng dẫn viên thể hình phù hợp với nội dung đăng ký hoạt động.

5. Được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh.

6. Bản cam kết hoạt động đúng lĩnh vực đăng ký.

– Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Về trình tự thực hiện:

+Hộ kinh doanh đủ điều kiện hoạt động thể hình trực tiếp đến  Sở Văn hóa thể thao và du lịch nơi đặt phòng tập thể hình để được hướng dẫn thủ tục.

+ Sau khi được hướng dẫn, người có nhu cầu kinh doanh đến nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch.

+ Bộ phận tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ hoặc trả kết quả kiểm tra nếu thiếu hoặc cần sửa đổi, bổ sung thì hướng dẫn, yêu cầu thực hiện theo đúng quy định. Khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mới làm thủ tục tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu hẹn trả kết quả.

Sau đó, bộ phận này chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận.

Sau khi UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, Phòng chuyên môn chuyển hồ sơ đến bộ phận một cửa để trả cho người có nhu cầu kinh doanh, hộ kinh doanh và thu phí theo quy định.

Theo Luật TDTT, Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

+ Có đủ đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh

– Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

1. Theo Nghị định 112/2007/ND – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật TDTT, địa điểm hoạt động môn thể dục thể hình phải đảm bảo điều kiện sau:

– Địa điểm tập luyện môn thể dục thể hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;

– Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;

– Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên;

– Có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng;

– Có âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 90dBA;

– Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;

– Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia;

– Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.

2. Trang thiết bị tập luyện phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.

(Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cung cấp tại cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Thể dục thể hình tham khảo tại Phụ lục kèm theo Thủ tục này)

– Điều kiện về nhân viên chuyên môn

 Chủ doanh nghiệp hay người điều hành chính cần có chứng chỉ huấn luyện viên (HLV) thể dục thể hình, có đầy đủ kiến thức về việc luyện tập, chế độ dinh dưỡng và điều trị chấn thương. 

Theo thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TDTT. Trình độ chuyên môn của cộng tác viên thể dục, thể thao được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chuẩn sau đây:

Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;

Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;

Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

+ Mỗi cơ sở phải có ít nhất 01 huấn luyện viên và 01 hướng dẫn viên thường xuyên có mặt tại Phòng tập trong suốt thời gian hoạt động.

+ Hộ kinh doanh hoạt động thể thao chỉ được sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động, trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doah nghiệp.

4. Bằng cấp, chứng chỉ huấn luyện viên 

Muốn được cấp giấy phép kinh doanh, bắt buộc chủ phòng tập – người đại diện tư cách pháp lý – phải có:

  • Giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia cấp, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp. Hoặc Liên đoàn cử tạ, thể hình Việt Nam cấp. 
  • Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố trực thuộc trung ương cấp. 
  • Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao phù hợp với chuyên môn ngành nghề. 

Các giấy chứng nhận, bằng cấp khác sẽ không có hiệu lực trong trường hợp này. Thông tin được quy định rất rõ tại Thông tư 10/2018/TT-BVHTTDL. 

Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao thuộc một trong các trường hợp sau đây phải có người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định:

– Cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao;

– Kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện. Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có hướng dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

– Là huấn luyện viên hoặc vận động viên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương.

– Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh.

– Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Quy định về nhân viên chuyên môn

Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải có đủ nhân viên chuyên môn sau đây:

– Người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định trên;

– Nhân viên cứu hộ theo quy định là người được tập huấn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.;

–  Nhân viên y tế tại cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là người có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế trở lên.

Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

5Điều kiện về cơ sở vật chất

Tiếp đó, công ty cần trang bị những cơ sở vật chất, các trang thiết bị thể thao được quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2018/TT-BVHTTDL bao gồm:

“Điều 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện

Địa điểm tập luyện

a) Phòng tập luyện diện tích ít nhất 60 m2, Khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện bảo đảm từ 10cm đến 30cm;

b) Ánh sáng từ 150 lux trở lên;

c) Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt;

d) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

đ) Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

Trang thiết bị tập luyện phải bảo đảm theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Thẩm quyền: Hồ sơ được gửi về Sở Văn hoá thể thao và du lịch.

Điều kiện về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao:

Hồ sơ xin cấp bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 02 ban hành kèm Nghị định 106/2016/NĐ-CP);
  • Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 03 ban hành kèm Nghị định 106/2016/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn của huấn luyện viên.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Nơi tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) nơi doanh nghiệp thể thao đặt trụ sở chính.

Thời hạn: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) sẽ tổ chức thẩm định và quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Một số thủ tục sau thành lập:

  • Kê khai thuế ban đầu, nộp thuế môn bài;
  • Đặt in hóa đơn và phát hành hóa đơn;
  • Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động;
  • Xin cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài;
  • Ký kết hợp đồng lao động.

Tham khảo bài viết liên quan:

Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh ?

Hỏi về thủ tục đăng ký kinh doanh ? 

Thắc mắc về việc phải đăng ký kinh doanh không ? 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật doanh nghiệp.