+ Thứ 2 – thứ 7:
– ca sáng: từ 8 giờ đến 14 giờ 30 phút
– ca chiều: từ 14 giờ 30 phút đến 21 giờ.
+ Chủ nhật:
– ca sáng: từ 8 giờ đến 12giờ 30 phút
– ca chiều từ 12 giờ 30 phút đến 17 giờ.
Ngày Chủ nhật, chúng tôi được tính là 200% tiền công giờ bình thường, chấm công 4,5 giờ làm thêm/người/tuần.
Gần 2 tháng nay, BGĐ lấy lý do làm ăn lỗ, nên cho ca chiều đóng cửa sớm hơn 30 phút (tức thứ 2 – thứ 7: 20giờ 30 đóng cửa), đối với CN: ca chiều đóng cửa sớm hơn 1 giờ (tức 16 giờ đóng cửa). và tính gạt công như sau:
– Thời gian làm việc thực tế của cả 2 ca, từ thứ 2 – thứ 6 là: 12,5 giờ x 5 ngày = 62,5 giờ.
– Thời gian làm việc chuẩn của 2 ca (tính theo Luật lao động 8giờ/ ngày, 40 giờ /tuần), từ t2-t7: 16 giờ x 5 ngày = 80 giờ.
– Thời gian làm việc còn thiếu của 2 ca/5ngày: 80-62,5 = 17,5 giờ.
– Thời gian làm việc thực tế của 2 ca ngày 7 là: 12,5 giờ
– Thời gian làm việc còn thiếu của 2 ca sau khi Bù giờ ngày thứ7 : 17,5 – 12,5 = 5 giờ
– Thời gian làm việc thực tế của 2 ca ngày CN là: 8 giờ
– Thời gian làm thêm của 2 ca sau khi gạt giờ còn thiếu: 8 giờ – 5 giờ = 3 giờ. => Thời gian làm thêm của 1 người /ca: 3/2 =1,5 giờ/ ngày CN Tương tự như vậy, căn cứ theo mỗi tháng, và số ngày t7, cn có trong tháng đó BGĐ nhân ra (tổng cộng có 5 trường hợp khác nhau về số ngày t7,cn trong 12 tháng), chia lại cho 5, lấy bình quân đó chấm giờ làm thêm ngày CN cho chúng tôi. Mỗi người chỉ được chấm 2,75 giờ/ Ngày CN. Với cách tính gạt công này, tiền làm thêm giờ của tôi giảm rất nhiều so với cách chấm công cũ, trong khi giờ làm thêm thực tế ngày CN chỉ giảm có 1 tiếng.
Bên cạnh đó, khối văn phòng làm việc giờ hành chính (từ thứ 2 – thứ 6: sáng 8giờ -11giờ, chiều 13 giờ – 17 giờ), lại ko tính gạt công, còn được nghỉ ngày 7, cn mỗi tuần, trong khi nhân viên bán hàng chúng tôi ko được nghỉ ngày nào (nếu có nghỉ phải đổi công, và chỉ được nghỉ 1 ngày). Tôi thấy rất bất bình với cách áp dụng tính gạt công và không thống nhất như vầy. Vì Chủ tịch CĐCS chỗ tôi, cũng đã khiếu nại đòi quyền lợi cho chúng tôi, đề xuất với BGĐ nếu lỗ thì chịu hết từ trên xuống dưới, chúng tôi chấp nhận -10% lương, nhưng lại bị BGĐ bác bỏ ý kiến lý do trừ lương vậy là phạm luật lao động.
Thắc mắc của tôi là: cách tính gạt công theo giờ mới của BGĐ chỗ tôi làm như vậy có hợp lý và đúng luật không?
Nếu cách tính gạt công trên là sai, tôi phải khiếu nại như thế nào mới thuyết phục được BGĐ?
Rất mong sớm nhận được mail trả lời từ Luật LVN Group.
Tôi chân thành cảm ơn quý công ty rất nhiều!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật lao động của công ty Luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn cách tính công theo giờ làm việc, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động 2012.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
2. Nội dung tư vấn:
Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về thời giờ làm việc trong điều kiện bình thường và thời giờ làm thêm của người lao động tại Điều 104 và Điều 106. Cụ thể:
– Về thời giờ làm việc bình thường: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần; Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Và thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
– Về làm thêm giờ: Là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Được sự đồng ý của người lao động;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
+ Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng hoạt động của doanh nghiệp mà thời gian làm việc có thể linh động trong khoảng thời gian mà pháp luật cho phép.
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì việc tính gạt công của Ban giám đốc công ty bạn là chưa hợp lý.Thời gian làm việc thực tế của 2 ca ngày chủ nhật là: 8 giờ mà theo như việc cách tính gạt công theo giờ mới của ban giám đốc thì chỉ tính mỗi người chỉ được chấm 2,75 giờ/ Ngày chủ nhật. Trong khi giờ giảm thực tế chỉ là 1giờ.
Việc cách tính gạt công theo giờ mới này đã vi phạm quyền lợi của người lao động.
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa bạn và công ty liên quan đến nội dung thời giờ làm việc thì được xác định là tranh chấp lao động. Tranh chấp sẽ do hai bên tự thương lượng, nếu không thương lượng được thì bạn có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải giữa bạn với NSDLĐ theo quy định tại điều 201 BLLĐ 2012. Nếu không chấp nhận kết quả giải quyết của hòa giải viên lao động thì bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Trong trường hợp này, tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn đóng trụ sở chính sẽ là cơ quan tố tụng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của bạn liên quan đến quy định về thời giờ làm việc của người lao động và phương thức giải quyết tranh chấp lao độngg. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group