Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Công ty trả lương vào ngày 10 hàng tháng. Vd: NLĐ nghỉ việc từ ngày 11/8/2020 ( và NLĐ đã gửi đơn xin nghỉ trước 30 ngày theo quy định, nghĩa là gửi đơn ngày 11/7/2020. Cty đã duyệt NLĐ nghỉ hợp lệ và tất nhiên cty biết là NLĐ sẽ nghỉ).

– Giữ lại toàn bộ tiền lương của tháng 7 + lương của 10 ngày tháng 8. Và thanh toán tiền lương này sau 30 ngày kể từ ngày nghỉ là vào ngày 11/9/2020 nld mới được nhận đủ lương.

– Hay phải trả lương tháng 7 cho nld vào ngày 10/8/2020 theo đúng quy định cty. Còn lương 10 ngày tháng 8 sẽ giữ lại đến sau 30 ngày nghĩa là đến 11/9/2920 mới cho nld nhận lương. (Cty giữ lg 30 ngày do cần bàn giao và xác nhận công nợ các trường hợp đặc biệt).

Tôi muốn hỏi về thời hạn trả tiền lương cho NLĐ như thế nào?

Tôi muốn hỏi thêm về trình tự xử lý kỷ luật lao động khi công ty có người lao động vi phạm?

Chân thành cám ơn.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bộ luật lao động 201.2;

Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Nếu ra căn cứ pháp lý

Bộ Luật Lao động 201.2 có quy định vấn đề trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Điều 47 như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP

Điều 14a. Thời hạn thanh toán quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

3. Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động.”

2. Giải đáp vướng mắc

Theo quy định trên thì phía công ty có nghĩa vụ thanh toán các khoản lương và trợ cấp khác cho bạn trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày 11/8/2020.

Nếu thuộc một trong 3 trường hợp sau, thì thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày 11/8/2020.

1. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

3. Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo Điều 44 của Bộ luật lao động hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của Bộ luật lao động.

3. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 30 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, Trình tự xử lý kỷ luật cơ bản chia làm 5 bước sau:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm.
Bước 2: Thông báo
Người sử dụng lao động thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
Lưu ý: Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:
– Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Lao động 201.2 (gồm tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật), đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
– Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa (điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 201.2).
Trường hợp một trong các thành phần thông báo không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Bước 4: Nội dung cuộc họp
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp.
Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Bước 5: Ra quyết định xử lý kỷ luật
– Thẩm quyền: Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
– Thời hạn ban hành: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động 201.2.
– Gửi quyết định xử lý kỷ luật: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
3. Những điểm cần lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động
Tại mục 2, 3, 4, 5 Điều 123 Bộ luật Lao động 201.2 quy định:
– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật Lao động 201.2;
+ Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
– Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Những quy định cấm xử lý kỷ luật lao động Điều 128 Bộ luật Lao động 201.2:
+ Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
+ Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
Trên đây là trình tự xử lý kỷ luật lao động và một số điểm cần lưu ý đối với người sử dụng lao động và người lao động. Qúy khách có thể tham khảo, còn nội dung nào chưa ẽo Qúy khách có thể chủ động liên hệ để chúng tôi tiếp tục giải đáp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềThời hạn trả lương cho người lao động khi chấm dứt hợp đồngViệc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH LVN Group