>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số: 1900.0191

 

Trả lời:

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ theo quy định của pháp luật

1.1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với tài sản

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng là quyền nhân thân gắn liền với chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con, với tư cách là con chưa thành niên, khi cha mẹ ly hôn, khi xác định được cha mẹ cho mình thì người con chưa thành niên đương nhiên được nuôi dưỡng, cấp dưỡng mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Nếu người cha, người mẹ có nghĩa vụ mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì người con chưa thành niên sẽ được bảo vệ quyền được nuôi dưỡng cấp dưỡng của mình bằng nhiều phương thức khác nhau theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại Điều 399 Bộ luật lao động năm 2015 thì cha mẹ sẽ phải bồi thường thiệt hại cho con đối với trường hợp con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại. Nếu người con đó không trong thời gian học tại trường học quản lý hoặc trong thời gian trường học quản lý nhưng trường học không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu cha mẹ không đủ tài sản để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường vào phần còn thiếu. Trong trường hợp vợ, chồng đã ly hôn mà có con gây thiệt hại thì vẫn sẽ xác định là trách nhiệm chung của hai vợ chồng với tư cách là cha mẹ của người con đã gây thiệt hại. Đối với con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại thì người giám hộ sẽ dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản bồi thường thì người giám hộ sẽ phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì sẽ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trường hợp vợ, chồng có tư cách là cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho con do cha mẹ có lỗi trong việc quản lý người con đó. 

Pháp  luật cũng quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự: ghi nhận quyền có tài sản riêng của người con; Người con chưa thành niên được quyền quản lý tài sản riêng của mình hoặc nhờ cha mẹ quản lý; Cha mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc con đã thanh niên mất năng lực hành vi dân sự trừ trường hợp người tặng cho con tài sản, người để lại di chúc cho con tài sản đã chỉ định người khác quản lý tài sản cho người con đó hoặc cha mẹ bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc con được người khác giám hộ. Cha mẹ định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự phải vì lợi ích của con nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên có tính đến nguyện vọng của con. Người con chưa thành niên có quyền định đoạt tài sản riêng của mình trừ trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ. Người con chưa thành niên nếu có thu nhập có nghĩa vụ chăm lo và đóng góp vào nhu cầu đời sống chung của gia đình nếu sống chung với cha mẹ. 

 

1.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ sẽ có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi. Đồng thời, cha mẹ sẽ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 

Trong trường hợp cha mẹ có ly hôn thì vẫn phải có quyền và nghĩa vụ với con cái. Cha mẹ vẫn sẽ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và theo các văn bản pháp luật khác có quy định liên quan. Người không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Cùng với đó, con cái cũng phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ. Theo quy định tại Điều 70 của Luật Hôn nhân  và gia đình năm 2014 thì con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, sẽ được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Theo quy định thì con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt là khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con sẽ phải cùng nhau chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ. 

 

2. Cách ứng xử khi vợ mang con bỏ đi

Cả hai vợ chồng chưa ly hôn thì vẫn đang ở trong thời kỳ hôn nhân mà nghĩa vụ của vợ chồng là sống chung với nhau, nhưng vợ của bạn lại dẫn con bỏ đi. Bạn và vợ bạn đều có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc con. Cả hai đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc cùng chăm sóc con và cả hai vợ chồng bạn vẫn chưa ly hôn nên hành động của vợ bạn đưa con đi mà không cho anh liên lạc và gặp gỡ con thì vợ bạn đang cản trở quyền của bạn và vi phạm nghĩa vụ vợ chồng. Theo quy định tại Điều 71, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng. Theo đó thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 

Như vậy, trường hợp của bạn thì cả hai vợ chồng đều chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân, chưa tiến hành ly hôn cũng như chưa có quyết định của Tòa án về quyền nuôi con thì quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con của cả hai vợ chồng là ngang nhau. Do đó, nếu vẫn không liên hệ được với vợ bạn thì bạn có thể ra cơ quan có thẩm quyền liên quan như: chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước về gia đình, trẻ em, người thân thích bên phía vợ bạn để liên lạc. Vợ chồng bạn nên hòa giải với nhau về khúc mắc và những cãi vã để đảm bảo con bạn có thể có điều kiện tốt nhất để phát triển và ổn định cuộc sống gia đình. 

 

3. Các trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ với con

Cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; Phát tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án sẽ tự mình hoặc yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ) và các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định sẽ có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giao dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời gian này. 

Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật của con. Việc trong nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên sẽ được giao cho người giám hộ theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây: Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên; Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con; Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

Trên đây là tư vấn công ty Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi hay có vấn đề pháp lý khác thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!