1. Cách xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài ở các nước
Các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tô’ nước ngoài là các vụ việc, án kiện phát sinh từ quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài – quan hệ dân sự liên quan đến ít nhất là hai nước. Vì vậy, dưới giác độ chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, cơ quan có thẩm quyền của hai hay nhiều quốc gia có liên quan đều có thể có quyền giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự đó.
Để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật của tất cả các quốc gia đều có quy định về các trường hợp toà án và các cơ quan có thẩm quyền khác của mình có thẩm quyền giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tô’ nước ngoài:
– Theo các điều 14 và 15, Bộ luật Dân sự Napôlêông của Pháp năm 1804, nếu ít nhất một bên tranh chấp, không phân biệt nguyên đơn hay bị đơn, là người mang quốc tịch Pháp thì Toà án Pháp có thẩm quyền giải quyết vụ việc, án kiện dân sự. Riêng trường hợp đôì tượng tranh chấp là bất động sản ở Pháp, thì Toà án Phập giữ đặc quyền giải quyết tranh chấp, bất kể có công dân, pháp nhân của Pháp tham gia tranh chấp hay không.
Việc áp dụng các Điều 14 và 15 của Bộ luật Dân sự Napôlêông dẫn đến tình trạng Toà án Pháp không có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp giữa những người nước ngọài, pháp nhân nước ngoài với nhau, mặc dù tranh chấp xảy ra trên lãnh thổ Pháp hoặc có ít nhất một bên đương sự cư trú ồ Pháp. Điều đó dẫn đến sự hạn chế khả năng của người nước ngoài, pháp nhân nưốc ngoài tìm kiếm sự bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng toà án trên lãnh thổ Pháp, không đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển giao lưu dận sự quốc tế. Không phải ngẫu nhiên thực tiên tư pháp của Pháp coi hai Điều 14 và 15 nêu trên chỉ có tính chất tuỳ nghi. Nhiều văn bản pháp luật ban hành trong những thập niên gần đây, bên cạnh việc duy trì nguyên tắc chung và cơ bản nói trên, Pháp đã bổ sung thêm một số nguyên tắc mới làm cơ sở xác định thẩm quyền của Toà án Pháp như: thẩm quyền xét xử theo nơi cư trú của bị đơn, thẩm quyền xét xử theo nơi xảy ra sự đâm va tàu thuyền trên biển,…
2.Pháp luật của Anh và Mỹ không gắn việc xác định thẩm quyền quốc gia
– Pháp luật của Anh và Mỹ không gắn việc xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu ,tố nước ngoài vói quốc tịch của các đương sự. Nguyên tắc cơ bản được Anh và Mỹ áp dụng để xác định thẩm quyền của toà án Anh, Mỹ là khả năng thực tế trao cho (tống đạt) bị đơn lệnh gọi ra toà. Theo nguyên tắc này, bị đơn có mặt hay hiện diện, dù chỉ trong thời gian rất ngắn, nếu kịp trao cho bị đơn lệnh gọi ra toà cũng đủ khả năng khẳng định toà án Anh, Mỹ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bất kể bị đơn cư trú ỏ đâu và có quốc tịch nào.
Một số luật gia Anh, Mỹ và cả thực tiễn tư pháp của Anh, Mỹ đã khẳng định rằng, nguyên tắc nêu trên gây khó khăn cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của bên nguyên đơn. Vì vậy, toà án tối cao của Anh phải quy định cho phép các toà ân của Anh giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vùng đất trên lãnh thồ Anh hoặc phát sinh từ quan hệ hợp đồng ký kết ở Anh hoặc do hành vi gây thiệt hại xậy ra trên lãnh thố’ Anh, bất kể bị đơn có hiện diện ở Anh hay không; đối với loại đơn kiện nhằm đạt lấy một bản án hay quyết định có hiệu lực đối với mọi người, không chỉ đốì với các bên tranh chấp, Toà án Anh nơi sở tại của tài sản tranh chấp hoặc nơi cư trú của bị đơn có quyền giải quyết.
3.Ở các nước như Nga, Đức, Nhật, Bungari, Rumani, Hunggari và nhiều nước khác
– Ở các nước như Nga, Đức, Nhật, Bungari, Rumani, Hunggari và nhiều nước khác, nguyên tắc chung làm cơ sở xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc thẩm quyền theo nơi cư trú của bị đơn, tức là bị đơn cư trú ở nước nào thì toà án nưốc đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Đối vói pháp nhân, nơi “cư trú” của bị đơn được hiểu là nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân.
Ngoài nguyên tắc chung nêu trên, mỗi nước đều xây dựng những nguyên tắc cụ thể xác định thẩm quyền giải quyết một sô’ loại tranh chấp cụ thể như: Thẩm quyền theo nơi sở tại của tài sản, thẩm quyền theo nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu quả hành vi gây thiệt hại, …
4. Phân định thẩm quyển giữa các quốc gia giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài
Vấn đề xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yêu tô nước ngoài trước hết được quy định trong pháp luật của từng nước, nhưng cũng được các nưốc thoả thuận quy định trong các điều ước quốc tê’ đa phương và song phương.
Việc thông nhất nguyên tắc phân định thẩm quyền quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài bằng cách ký kết các điều ước quốc tế là việc làm rất cần thiết, nhằm khắc phục tình trạng xung đột pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài. Tức là khắc phục tình trạng một tranh chấp có yếu tố nước ngoài nhưng hai hay nhiều nước hữu quan đều khẳng định thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay họ đều khước từ giải quyết vởi lý do không thuộc thẩm quyền của mình.
Hiện .nay chưa có điều ước quốc tế đa phương nào quy định những nguyên tắc chung cũng như trường hợp ngoại lệ trong việc phân định thẩm quyền giữa các nước trong việc giải quyết tất cả các loại vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài. Thông thường, điều ưốc quốc tế đa phương được ký kết về vấn đề hay lĩnh vực cụ thể nhất định và nếu có sự phân định nêu trên thì chỉ xây dựng quy định về phân định thẩm quyền giải quyết vụ việc, án kiện trong lĩnh vực cụ thể đó. Ví dụ, Công ước năm 1961 về cơ quan có thẩm quyền và pháp luật được áp dụng đối với các vụ án nhằm bảo hộ vị thành niên, quy định áp dụng nguyên tắc thẩm quyền nơi thường trú của đứa trẻ.
Trong số các điều ước quốc tế có quy định việc phân định thẩm quyển giữa các nưốc trong việc giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nước ngoài, trước hết phải kể đến các điều ước quốc tế song phương, đặc biệt là các hiệp định tương trợ tư pháp.
Các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký với các nước chứa đựng một hệ thống quy định phân định thẩm quyền giữa các bên ký kết về hàng loạt vấn đề như: tước và hạn chế năng lực hành vi, công nhận người mất tích, chết và xác nhận sự kiện chết, ly hôn và tuyên bô’ hôn nhân vô hiệu, quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nuôi con nuôi, giám hộ và trợ tá, thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do có hành vi gây thiệt hại cho người khác…
Theo các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký vởi các nưởc, vịệc phân định thẩm quyền giữa các bên ký kết hiệp định dựa trên cơ sở các nguyên tắc: thẩm quyền theo quốc tịch của đương sự, thẩm quyền theo nơi có tài sản, thẩm quyền theo nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, .., Đối vối mỗi loại vụ việc, án kiện cụ thể, có thể áp dụng một nguyên tắc hoặc kết hợp một số nguyên tắc nêu trên; cũng có những trường hợp hiệp định quy định toà án của cả hai bên ký đều có thẩm quyền dành quyền lựa chọn cho các bên đương sự. Những nguyên tắc này cũng được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp của Nga và các nước Đông Âu.
5. Vấn đề đình chỉ xét xử khi vụ tranh chấp đã hoặc đang được xét xử tại toà án nước khác
do cách xác định thẩm quyền quốc gia giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nướ.c ngoài ở các nưốc không giống nhau, dẫn đến tình trạng cùng một tranh chấp dân sự nhưng toà án của hai hay nhiều nước đều nhận xét xử. Trong trường hợp đó, các bản án do các toà án của các nưốc đó tuyên, có thể khác nhau về nội dung, thậm chí trái ngược nhau và gây khó khăn cho việc thi hành bản án cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự.
Để khắc phục tình trạng trên, cách tốt nhất là các nước ký kết vối nhau điều ưôc quốc tế nhằm thôhg nhất nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các nước trong việc giải quyết các vụ việc, án kiện dân sự có yếu tố nưóc ngoài. Trong trường hợp không có các điều ưởc quốc tế như vậy, toà án một nước có thế xem xét việc đình chỉ xét xử vụ tranh chấp khi vụ tranh chấp đó đã hoặc đang được xét xử tại toà án của nưóc khác.
Theo pháp luật và thực tiễn của các nước trên thê giới, toà án chỉ đình chỉ việc xét xử theo quy định của điều ước quốc tế. Trong trường hợp không có quy định của điều ước quốc tế, toà án Anh, Pháp, Mỹ chỉ định chỉ xét xử khi thấy việc xét xử song song không phù hợp với công lý; Toà án Đức đình chỉ xét xử theo yêu cầu của bị đơn với điều kiện bản án, quyết định dân sự của Toà án nưốc ngoài cũng có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của Toà án Đức. Theo quan điểm của các luật gia Hunggari, Toà án Hunggari đình chỉ xét xử nếu nguyên đơn không muốn xét xử tại Toà án Hunggari hòặc chỉ cần công nhận và không cần cưỡng chế thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nưốc ngoài.
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề đình chỉ hay không đình chỉ xét xử khi vụ án đang được xét xử tại Toà án nước ngoài. Nhìn chung, Toà án Việt Nam chỉ đình chỉ việc xét xử đó theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; Toà án nưốc ta không được phép đình chỉ xét xử khi pháp luật nước ta quy định vụ tranh chấp cụ thể đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án trong nước.
Luật LVN Group (sưu tầm và biên tập)