Chào Luật sư của LVN Group, Cháu tên trinh 24 tuổi. Luật sư cho cháu được hỏi cháu có người bạn cầm thẻ atm + chứng minh thư 1.000.000đ rồi bỏ không chuộc lại trong khi atm cũng không có tiền chứng minh thì làm cớ mất (báo mất và xin cấp lại). Vậy cho cháu hỏi bạn ấy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ạ?
Người gửi : Trinh Tạ
Luật sư trả lời:
1. Quy định về cầm cố
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
1.1 Đối tượng của cầm cố tài sản
Đối tượng của cầm cố tài sản là các loại tài sản. Đối tượng của cầm cố tài sản được gọi là tài sản cầm cố.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lại.
Xét theo bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.
Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:
– Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.
– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.
1.2 Hiệu lực của cầm cố tài sản
– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trong trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
1.3 Chấm dứt cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Tài sản cầm cố đã được xử lý.
– Theo thỏa thuận của các bên.
1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố
– Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
+ Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận như: đúng về số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm,…
+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiết hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
+ Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
* Quyền của bên cầm cố và bên nhận cầm cố
– Quyền của bên cầm cố:
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp pháp luật quy định nếu do sử dụng mà tài sản cầm cồ có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
+ Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
+ Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
– Quyền của bên nhận cầm cố:
+ Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
+ Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
+ Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
1.5 Trả lại tài sản cầm cố
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định.
2. Cầm cố giấy tờ tùy thân có bị xử phạt hay không?
Cầm cố tài sản được hiểu theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, giữa các bên hình thành một giao dịch dân sự, việc cầm cố tài sản là để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên. Bên cầm cố dùng tài sản của mình giao cho bên nhận cầm cố nhằm cam kết thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng và những hậu quả phát sinh nếu như bên cần cố vi phạm thỏa thuận của các bên.
Như vậy, việc cầm cố chỉ áp dụng đối với trường hợp, đối tượng dùng để cầm cố là tài sản của bên cầm cố. Việc xác định đối tượng nào được xem là tài sản được làm rõ tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lại.
Trước đây tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, được thông qua. Cụ thể, theo quy định cũ, việc cấm cố, thế chấp CMND chỉ bị xử phạt khi việc cầm cố, thế chấp CMND này nhằm mục đích thực hiện một việc làm phi pháp khác.
Tuy nhiên Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã bổ sung mức phạt cho các hành vi này. Cụ thể tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định này đã quy định:
“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.”
Ngoài ra, vi phạm quy định về cầm cố, nhận cầm cố CMND/CCCD còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 5, 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (khoản 5 Điều 10).
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và số lợi bất hợp pháp có được nhờ thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó. (Khoản 6 Điều 10).
Sở dĩ pháp luật đưa ra các quy định quản lý nghiêm ngặt và phạt nặng những hành vi nêu trên cũng bởi vì CMND/CCCD là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi người để chứng minh nhân thân và là điều kiện như bắt buộc để thực hiện được các thủ tục hành chính hoặc các giao dịch về ngân hàng, nhà đất, vay nợ. Mặc dù có vai trò như vậy nhưng CMND/CCCD lại đang bị chính những người dân xem nhẹ, nhiều người dễ dàng đem cầm cố, bán lấy tiền, thậm chí là vứt bỏ. Vì thế, đã dẫn đến việc các chủ tiệm cầm đồ thực hiện việc thu mua CMND rồi đem bán lại cho người khác để kiếm lời và ngầm tồn tại một hoạt động mua bán giấy tờ tùy thân, dễ nảy sinh các hoạt động tội phạm lừa đảo, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Như vậy, việc đưa ra quy định xử phạt đã lấp “lỗ hổng” về cầm cố CMND/CCCD vốn xảy ra rất phổ biến lâu nay. Việc đề xuất một mức phạt rất cao đối với người cầm cố và nhận cầm cố được cho là cần thiết và phù hợp để xử lý hành vi vi phạm này.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với các hành vi khác như:
– Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số CMND giả;
– Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy CMND, CMND/CCCD;
– Mượn, cho mượn giấy CMND, CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi làm giả, sử dụng CMND/CCCD giả chỉ bị phạt từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng. Hành vi thuê, mượn cho thuê, cho mượn CMND/CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật trước đây chỉ bị phạt từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng.
3. Tại sao vẫn có nhiều nơi vẫn chấp nhận CMND/CCCD cho vay tiền nhanh?
Không còn quá xa lạ khi hiện nay công ty tài chính tín dụng, hoặc các tiệm cầm đồ hiện luôn có hình thức cho vay tín chấp bằng cách nhận cầm cố CMND/CCCD. Đây là hình thức cho vay dựa trên tín dụng của người đi vay. Có thể bên nhận cầm không cần giữ CMND/CCCD gốc của người vay, chỉ cần bảng photo công chứng,… là đã có thể cho vay với số tiền vài triệu đồng.
Do lợi nhuận trong ngành cho vay tín chấp rất phát triển tại Việt Nam, khiến nhiều dịch vụ cho vay bằng CMND/CCCD xuất hiện rất nhiều hiện nay. Điều này, khiến họ biết cách lách luật bằng hình thức cho vay tín chấp không cần giữ CMND hoặc CCCD. Ngoài các dịch vụ chính thống thì các dịch vụ tín dụng đen cho vay bằng CMND/CCCD cũng có rất nhiều với thủ tục vay đơn giản. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tín chấp bằng CMND/CCCD luôn sẽ rất cao. Do đó, đã có rất nhiều trường hợp mất khả năng thanh toán khi tìm đến dịch vụ cầm chứng minh nhân dân/căn cước công dân để vay tiền.
4. Cầm đồ (thẻ ATM, chứng minh thư) không chuộc lại thì chịu trách nhiệm như thế nào?
Điều 309, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
‘’Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.‘’
Trường hợp của bạn,bạn của bạn lấy thẻ ATM và CMND của bạn đi cầm cố, nếu bạn của bạn đã hỏi ý kiến bạn và bạn đồng ý thì hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên nếu bạn của bạn tự ý lấy thẻ ATM và CMND của bạn đem đi cầm cố mà không hỏi ý kiến bạn hoặc có hỏi nhưng bạn không đồng ý nhưng vẫn mang đi cầm thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu bạn của bạn tự ý lấy thẻ ATM và CMND đem đi cầm cố mà không hỏi ý kiến của bạn hoặc có hỏi nhưng bạn không đồng ý thì giao dịch cầm cố này sẽ được xác định là giao dịch vô hiệu
Theo điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu thì:
‘’ 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.’’
Nếu bạn có đơn tố cáo, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự bạn của bạn có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ Luật hình sự 2015, tùy thuộc vào tính chất hành vi vi phạm thông qua kết quả điều tra từ bên phía cơ quan công an.
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề khác như doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình, dân sự, hình sự, bảo hiểm,… cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi tới số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 để được đội ngũ luật sự và chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cúng quý khách hàng. Trân trọng!