1. Cam kết tín dụng là gì?

Trước hết, cam kết được hiểu là sự chấp thuận đồng tình thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo những điều kiện giao ước thông qua giá trị hiệu lực pháp lý và có chữ kí hoặc công chứng để làm căn cứ xác lập.

Tín dụng là thuật ngữ chỉ mối quan hệ vay mượn giữa bên cho vay và bên vay giữa Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính tín dụng và các cá nhân có năng lực trách nhiệm dân sự, có nhận thức hoặc tổ chức có tư cách pháp lý thông qua việc chuyển giao quan hệ tín dụng có thể là tiền mặt hay tài sản trị giá thành tiền theo nguyên tắc hoàn trả trong một thời gian nhất định. Tín dụng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và quan hệ trao đổi hàng hóa với mục đích đám ứng nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội. Tín dụng thể hiện qua những khoản vay tín chấp và vay thế chấp.

Theo đó, cam kết tín dụng hay thư hứa hay là loại văn bản đồng ý cho doanh nghiệp thu xếp nguồn vồn thực hiện đấu thầu, dự án đầu tư. Thông qua việc cấp tín dụng và cho vay pháp hành bảo lãnh dự án tạo lên mối quan hệ giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp. Cam kết tín dụng thường được thể hiện người mua doanh nghiệp triển khai và thực hiện gói thầu, xin phép góp vốn đầu tư dự án, đấu thầu, thực hiện dự án phương pháp kinh doanh thương mại của các chủ đầu tư nội địa và xuyên quốc gia.Căm kết tín dụng là văn bản có điều kiện, có thể hủy ngang và không có giá trị đòi lại tại các ngân hàng đã cấp tín dụng. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia dự án đấu thầu đều phải chứng minh năng lực tài chính của bản thân. 

Cam kết tín dụng có 2 loại đó là cam kết tín dụng đầu tư dự án và cam kết tín dụng thực hiện gói thầu.

 

 2. Quy định về cam kết tín dụng trong đấu thầu

– Cam kết tín dụng đầu tư, tài trợ dự án

Theo Điều 33 Luật Đầu tư 61/2020/ QH14, việc có ít nhất một trong các tài liệu sau: “Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.” sẽ giúp nhà đầu tư chứng minh được năng lực tài chính của mình.

Như quy định trên, văn bản cam kết tín dụng là tài liệu mà dựa theo pháp luật có thể chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư và cũng là tài liệu thể hiện sự hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính.

– Cam kết tín dụng dự thầu, thực hiện gói thầu

Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành những quy định căn cứ vào mục 2.1 chương III Mẫu hồ sơ mời thầu như sau: Nhà đầu tư phải chứng minh các tài sản có khả năng thanh khoản cao, có khả năng tiếp cận với tài sản có thanh khoản cao có sẵn. Các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực cho gói thầu. 

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, nhà mời thầu cần xem xét các yếu tố sau để tiến hành chuẩn bị hồ sơ dự thầu: Kiểm tra tính hợp lý của hồ sơ dự thầu; đánh giá tính hợp lý của hồ sơ dự thầu; đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; đánh giá về kỹ thuật và giá. Nhà thầu muốn chứng minh năng lực tài chính của mình bao gồm cam kết tín dụng là hình thức bắt buộc và quan trọng khi tham dự thầu theo quy định Khoản 3 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ- CP.

Cam kết tín dụng do ngân hàng phát hành có 2 loại: 

  • Cam kết tín dụng có điều kiện: có thể hủy ngang, ngân hàng giải ngân tín dụng trong trường hợp nhà thầu đáp ứng đầy và đủ các quy định giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Nghĩa là ngân hàng đồng ý cung cấp cho khách hàng để thực hiện gói thầu với các điều kiện phương án kinh doanh khả thi, hợp pháp của khách hàng đáp ứng đầy đủ về cấp tín dụng theo quy định.
  • Cam kết tín dụng không điều kiện: Ngân hàng sẽ đồng ý giải ngân tín dụng theo đúng cam kết mà không cần bất cứ điều khoản nào đi kèm, không thể hủy ngang nhưng doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo.

 

3. Những câu hỏi cần thắc mắc về cam kết tín dụng trong đấu thầu

3.1. Thư cam kết cung cấp tín dụng không rõ ràng, cần xử lý như thế nào? 

Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, sau khi mở thầu nhà thầu có trách nhiệm làm rõ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu chứng minh thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung thêm tài liệu.

Còn đối với văn bản cam kết tín dụng đấu thầu do ngân hàng pháp hàng những không rõ ràng, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích và làm rõ hoặc cũng có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng phát hành thư cam kết cấp tín dụng để xác minh làm rõ.

 

3.2. Loại nhà thầu vì cam kết tín dụng có điều kiện của ngân hàng là đúng hay sai?

Sai.

Vì phải phụ thuộc vào sự ràng buộc giữa 2 bên, hầu hết các ngân hàng hiện nay lựa chọn cung cấp cam kết tín dụng có điều kiện. Do vậy, nếu cam kết tín dụng có điều kiện và đáp ứng đầy đủ các quy định về số vốn cam kết theo hồ sơ mời thầu thì được đánh giá là đạt.

 

3.3. Cam kết tín dụng không đủ thời gian thực hiện hợp đồng sẽ xử lý ra sao?

Trường hợp cam kết tín dụng không đủ thời gian thực hiện hợp đồng thì yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung gia hạn.

 

3.4. Thủ tục để làm cam kết tín dụng đấu thầu

Bước 1:Mở tài khoản doanh nghiệp

  • Đơn đăng ký lấy mẫu từ ngân hàng.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập doanh nghiệp.
  • Thông báo và đăng ký mẫu dấu.
  • Chứng minh nhân dân của người đại diện Pháp luật (Kế toán, thành phần góp vốn,..)
  • Giấy quyết dình kế toán trưởng hoặc không đăng ký kế toán trưởng.

Bước 2:Đề nghị cấp cam kết tín dụng ngân hàng

  • Giấy đề nghị cam kết cấp tín dụng.
  • Biên bản họp hội đồng thành viên, quyết định của hội đồng thành viên.
  • Hồ sơ dự án có dấu đóng treo.

 

3.5. Vì sao phải làm cam kết cấp tín dụng?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giấy cam kết tín dụng đấu thầu giả. Một số doanh nghiệp vì ham rẻ đã mua giấy cam kết dẫn đến hậu quả hồ sợ dự thầu bị loại và còn bị cấm đấu thầu trong thời gín dài hạn. Để tránh rơi vào trường hợp như trên, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình nơi mà dịch vụ chứng minh tài chính uy tín, đảm bảo.

 

3.6. Đấu thầu qua mạng thì nộp thư cam kết tín dụng như thế nào?

Với ngân hàng cấp tín dụng đã kết nối với hệ thống đấu thầu của chính phủ, nhà đấu thầu có thể thực hiện bảo lãnh các dự thầu của mình qua mạng. Đối với các trường hợp chưa kết nối với hệ thống, nhà đấu thầu cần scan thư cấp tín dụng và đính kèm khi nộp E-HSDT. Nhà thầu sẽ nắm giữ bản gốc của thư cam kết và nộp lại cho bên mời thầu nếu cần.

 

3.7. Thời hạn của cam kết tín dụng là bao lâu?

Cam kết tín dụng không giới hạn về thời gian mà thay đổi dựa theo quy định của từng ngân hàng.

Trên đây là những thông tin mà Luật LVN Group cung cấp cho bạn về vấn đề cam kết tín dụng là gì cũng như quy mô về cam kết tín dụng trong đấu thầu. Để giải đáp mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến cam kết tín dụng nói riêng và lĩnh vực luật đấu thầu, luật doanh nghiệp và luật đầu tư nói chung, hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 thông qua hotline 1900.0191 để hiểu tiếp tận tình, sâu sắc hơn về đề tài. Luật LVN Group rất mong được đồng hành cùng trên hành trình học hỏi này. Trân trọng cảm ơn các bạn đã đón xem.