1. Mở đầu vấn đề
Chính sách pháp luật, cũng như chính sách nói chung, có bộ phận cấu thành là mục tiêu. Chính sách pháp luật, về mặt chiến lược, là hoạt động thông minh, trí tuệ, dựa trên một hệ thống mục tiêu nhất định, phản ánh bức tranh mong muốn trong tương lai về đời sống pháp luật của xã hội.
Vậy khi xác định các mục tiêu của chính sách pháp luật cần phải dựa vào những căn cứ nào? Vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc ở đây thể hiện ở chỗ, không thể và không được phép xác định các mục tiêu của chính sách pháp luật mà không cân nhắc các nhu cầu và các lợi ích hiện thực của các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội.
Nếu các mục tiêu của chính sách pháp luật được xác định mà không cân nhắc các nhu cầu và lợi ích hiện thực của các chủ thể đó, thì các mục tiêu như vậy sẽ tách rời cuộc sống, không phù hợp với lòng mong muốn, khát vọng khách quan, chính đáng của các chủ thể, và do vậy, đã là không hiện thực từ sớm, và ngoài ra, điều đó sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
2. Khái niệm chính sách pháp luật
Chính sách pháp luật là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiêỉ chế phi nhà nước để xây ãựng cơ chế điều chỉnh pháp luật có hiệu quả, sử dụng văn minh các phương tiện pháp luật để đạt được mục tiêu bảo đảm, bảo vệ đây đủ nhất các quỳên và tự do của con người và của công dân, xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền, hình thành và xây dựng xã hội pháp quyền, xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật và đời sống phấp luật của xã hội và của cá nhân.
3. Bảo đảm sự phù hợp tối đa của mục tiêu của chính sách pháp luật với nhu cầu và lợi ích xã hội
Bảo đảm sự phù hợp tối đa của các mục tiêu của chính sách pháp luật với các nhu cầu và các lợi ích xã hội là nhiệm vụ không đơn giản. Trong từng trường hợp cụ thể, khi xác định các mục tiêu của chính sách pháp luật, nhà làm luật cần phải thể hiện một cách tối đa tính chuyên nghiệp cao, văn hóa pháp luật, năng lực nhận thức đúng đắn các xu hướng phát triển khách quan các quan hệ xã hội, đưa ra các định hướng pháp luật tương ứng của mình.
Trong không ít trường hợp, những người xây dựng pháp luật không thể có được các hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết trong soạn thảo các mô hình chiến lược phát triển pháp luật nói chung, các mô hình chiến lược phát triêh các ngành pháp luật nói riêng, do vậy, các cơ quan quyền lực nhà nước cần mạnh dạn hơn, tích cực hơn trong việc huy động các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học lớn, có uy tín tham gia hoạt động đó. Các cơ quan, tổ chức khoa học như vậy cần phải soạn thảo hoặc ít nhất thực hiện việc thẩm định khoa học bắt buộc đối vói các dự thảo các tài liệu pháp lý về chính sách. Thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua các tiềm năng của các cơ quan, tổ chức khoa học ở nước ta chưa được sử dụng và khai thác đê’ soạn thảo chính sách pháp luật nói chung, trong đó có việc xác định các mục tiêu của chính sách pháp luật.
4. Đặc điểm, bản chất của mục tiêu chính sách pháp luật
Phương diện mục tiêu trong nội dung lôgic của chính sách pháp luật được thể hiện trong các đặc điểm bản chất của nó như: tính hướng đích và tính hợp lý.
– Tính hướng đích của chính sách pháp luật thể hiện ở chỗ, không thể tiến hành được hoạt động trong lĩnh vực pháp luật nếu thiếu việc các chủ thể đặt ra các định hướng cụ thể, thiếu việc dự báo sơ bộ các phương thức và các thời hạn thực hiện các định hướng đó, cũng như làm thay đổi mong muốn có được trong tương lai và thiếu việc đoán định trước mang tính lý tưởng về các kết quả sẽ được tạo ra. Ở đâu thiếu tính hướng đích, thì ở đó không có và không thể có bất kỳ chính sách nào, mà đó chỉ là tầm nhìn thấy của sự điều chỉnh ý thức.
– Tính hợp lý của chính sách pháp luật, trước hết, đòi hỏi phải có tính hợp lẽ của nó, tức là sự phù họp của các quyết định quản lý được thông qua trong lĩnh vực pháp luật với hoàn cảnh, môi trường bên ngoài đã diễn ra trên thực tế trong xã hội. Thuộc tính chất lượng này bảo đảm tính kết quả tiềm năng của chính sách pháp luật.
Các mục tiêu của chính sách pháp luật rất đa dạng. Có nhiều căn cứ đê’ phân loại các mục tiêu của chính sách pháp luật. Chẳng hạn, dựa vào mức độ của tính thống nhất, các mục tiêu của chính sách pháp luật được phân thành: các mục tiêu chung định hướng đến toàn bộ đời sống pháp luật, các mục tiêu riêng định hướng đến các họp phần cụ thể của chính sách pháp luật và các mục tiêu chuyên ngành chỉ gắn liền với các hiện tượng pháp luật nền tảng, ban đầu. Dựa vào thời hạn thực hiện, các mục tiêu của chính sách pháp luật được phân thành: các mục tiêu ngắn hạn, các mục tiêu trung gian, các mục tiêu dài hạn và các mục tiêu cuối cùng.
Tất nhiên, các loại mục tiêu được phân loại dựa vào mức độ của tính thống nhất phản ánh tính thứ bậc đặc thù trong “cây mục tiêu” của chính sách pháp luật, nơi mà các định hướng chung được cụ thể hóa trong các định hướng riêng đến lượt mình, các định hướng riêng quyết định nội dung của các định hướng chuyên ngành. Ý nghĩa của các mục tiêu chung, dài hạn thể hiện ở chỗ, việc đặt ra các mục tiêu đó gắn liền với bộ phận quan trọng của chính sách pháp luật là chiến lược phát triêh pháp luật. Nói cách khác, các mục tiêu chung, dài hạn của chính sách pháp luật được thể hiện trong chiến lược phát triển pháp luật.
Các mục tiêu của chính sách pháp luật có khả năng trở thành nhân tố hữu hiệu của sự phát triển pháp luật, nếu các mục tiêu đó tuân thủ một số đòi hỏi nhất định. Chẳng hạn, các mục tiêu đó cần phải: (i) Được lập luận về đạo đức; (ii) Phản ánh tương ứng các đặc điểm của hệ thống pháp luật quốc gia và của giai đoạn lịch sử mà xã hội và nhà nước đang trải qua; (iii) Có tiềm năng pháp luật thực chứng, tức là định hướng hoạt động xã hội đến sự phát triển và bằng mọi cách khẳng định các nền tảng, cơ sở pháp luật tiến bộ trong đời sống xã hội và trong chính sách; (iv) Được luận chứng về mặt xã hội, được sự ủng hộ và đồng tình trong dư luận xã hội và trong hành vi của mọi người; (v) Được bảo đảm bằng các nguồn lực pháp luật, trí tuệ, tổ chức và các nguồn lực khác tương ứng; (vi) Được tổ chức mang tính hệ thống, đưa các mục tiêu chiến lược và sách lược, các mục tiêu chung và các mục tiêu riêng, các mục tiêu cơ bản và các mục tiêu phái sinh, các mục tiêu cuối cùng và các mục tiêu trung gian vào một trật tự mang tính kế tiếp nhau nhất định.
Ngoài các đòi hỏi nêu trên, khi lựa chọn các mục tiêu của chính sách pháp luật cần phải tuân thủ cả các yếu tố sau đây: tính hiện thực của tầm nhìn thấy trước dựa trên cơ sở dự báo được lập luận về mặt khoa học; việc đánh giá đầy đủ, toàn diện nguồn lực mà chủ thể của chính sách pháp luật đang có và cần phải có để đạt được các mục tiêu; sự tương xứng của hệ thống các phương tiện pháp luật đang có với việc thực hiện chính sách pháp luật.
Với tư cách là các định hướng có ý nghĩa về mặt pháp lý, các mục tiêu của chính sách pháp luật có các đặc trưng sau: (i) Chủ yếu được nhà nước xác định dưới dạng mô hình về các kết quả nhất định trong tương lai (mặc dù các thiết chế xã hội cũng tham gia tích cực vào quá trình đó); (ii) Phản ánh những giá trị, lợi ích xã hội có ý nghĩa lớn nhất; (iii) Có các phương thức hình thức hóa đặc thù của mình (chẳng hạn, trong các tài liệu chính thức như: Hiến pháp và các đạo luật, trong các tuyên ngôn và các cương lĩnh, trong các hệ quan điểm, tư tưởng và các học thuyết, trong các chiến lược và thông điệp,…); (iv) Có các thuộc tính của tính bắt buộc quy phạm; (v) Có các bảo đảm pháp lý tương ứng.
5. Mức độ cụ thể hóa về mặt pháp luật và việc bảo đảm pháp luật cho mục tiêu của chính sách pháp luật
Mức độ cụ thể hóa về mặt pháp luật và của việc bảo đảm pháp luật cho các mục tiêu của chính sách pháp luật tùy thuộc vào các đặc điểm của chúng. Chẳng hạn, tính đặc thù của các mục tiêu dài hạn, hơn nữa của các mục tiêu cuối cùng thể hiện ở chỗ, các mục tiêu đó chỉ có thể được thực hiện đầy đủ trong tương lai xa. Do đó, các mục tiêu như vậy, nếu như ngay cả chúng được ghi nhận trong pháp luật hiện hành, phần lớn có ý nghĩa chính trị – tư tưởng. Nhưng hoàn toàn khác khi nói về mục tiêu trung gian và các mục tiêu gần của chính sách pháp luật, bởi vì, để thực hiện các mục tiêu đó hiện nay đã có các phương tiện và các điều kiện cần thiết. Khi đã được ghi nhận bằng các bảo đảm pháp lý cần thiết đê’ thực hiện, các mục tiêu như vậy có đầy đủ các cơ sở không chỉ được dùng làm định hướng chính trị – tư tưởng mà còn là định hướng pháp lý hình thức của hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật.
Chẳng hạn, với quan niệm coi con người là giá trị cao nhất, khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Điều đó có nghĩa rằng, Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Cũng như vậy, với tư cách là mục tiêu của chính sách pháp luật, nhân đạo cũng được Nhà nước bảo đảm bằng các bảo đảm pháp lý ở phương diện công nhận, bảo đảm, tuân thủ và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Các mục tiêu của chính sách pháp luật có thể được thay đổi. Đặc biệt, trước hết, điều đó liên quan đến các mục tiêu gần và trung gian. Với tư cách là các định hướng gần và trung gian, các mục tiêu gần và trung gian của chính sách pháp luật có nhiệm vụ phúc đáp một cách linh hoạt “những thách thức” đang xuất hiện theo thời gian và đưa ra những chỉnh sửa cần thiết trong điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước và của các tổ chức xã hội. Trong một số trường hợp, đòi hỏi phải tập trung các nỗ lực để đấu tranh vói tham nhũng, trong các trường họp khác, cần phải tập trung các nỗ lực để bảo đảm các quyền kinh tế, các quyền xã hội của Nhân dân, V.V.. Tất cả những điều đó tạo ra những khó khăn nhất định khi xác định cấu thành mục tiêu của chính sách pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).