1. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho công dân nước ngoài

Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật lao động 2019

– Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam

– Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP

– Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục và biểu mẫu xin cấp giấy phép lao động

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

“1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.”
Hồ sơ xin chấp thuận về việc sử dụng người lao động là người nước ngoài:
Căn cứ Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục và biểu mẫu xin cấp giấy phép lao động
A. Đối với doanh nghiệp lần đầu giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài cần chuẩn bị và nộp các hồ sơ sau:
– Doanh nghiệp lập báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài theo Mẫu số 01 – Giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
– Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.
B. Đối với Doanh nghiệp đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài cần chuẩn bị và nộp các hồ sơ tài liệu sau:
Trường hợp doanh nghiệp đã được chấp thuận nhu cầu nhưng có sự thay đổi nhu cầu sử dụng thì phải báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Doanh nghiệp lập báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài theo Mẫu số 02 – giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
* Nộp hồ sơ xin chấp thuận cho về việc sử dụng người lao động nước ngoài
– Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài nộp tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố)
– Trường hợp doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).
– Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Cơ quan chấp thuận.
Thời gian giải quyết việc xin chấp thuận là 15 ngày làm việc.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động

– Đơn xin làm việc;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú cấp. Trường hợp người nước ngoài đã cưtrú tại Việt Namtừ 06 (sáu) tháng trở lên thì còn phải có phiếu lý lịchtư pháp do Sở Tư pháp của ViệtNam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp.

– Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài quy định tại tiết c khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP và có dán ảnh của người nước ngoài..

– Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở Việt Namthì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

– Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiếnsĩ hoặc giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn tay nghể của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trongđiều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phải có văn bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơquan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;

– Ba ảnh màu (kích thước 3 cm x 4 cm, đầu để trần,chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01(một) năm.

Thời hạn trả lời hồ sơ

– 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Cơ quan thanh, kiểm tra

– Sở Lao động thương binh xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2. Những trường hợp không cần xin cấp giấy phép lao động

Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

“1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là Luật sư của LVN Group nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề Luật sư của LVN Group tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư của LVN Group.

7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”

3. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động

Công ty luật LVN Group cung cấp mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động – Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung:

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:1900.0191

TÊN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
(ENTERPRISE, ORGANIZATON)

SỐ (No): /
V/v đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Suggestion for issuane of work permit

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Socialist Republic of Vietnam
Independence- Freedom- Happiness
—————-

……, ngày … tháng … năm …….
……, date … month … year ……..

Kính gửi: …………………………………………..
To:…………………………………………………………..

1. Doanh nghiệp, tổ chức:……………………………………………………………………………..
Enterprise organization:

2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Address:

3. Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………
Telephone number (Tel):

4. Giấy phép kinh doanh (hoạt động) số: ………………………………………………………..
Permission for business (No):

5. Cơ quan cấp: ………………………………………….. Ngày cấp:…………………
Place of issue Date of issue

6. Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động): ………………………………………………………………
Fields of business:

Đề nghị: ……………………………………………cấp giấy phép lao động………..
Suggestion: issuance of work permit

cho: ……………………………………………………………………………………………………………
for:

Ông (bà): …………………………………………….Quốc tịch: ……………………….
Mr. (Ms.) Nationality:

Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………………………………..
Date of birth (DD-MM-YY)

Trình độ chuyên môn: …………………………………………………………………………………..
Professional qualification (skill):

Nơi làm việc:
Working place

Vị trí công việc: …………………………………………………………………………………………..
Job assignment:

Thời gian làm việc từ ngày: …../…./……đến ngày: …../……./……
Period of work from………………..To…………………

Lý do ông (bà) ………………………………. làm việc tại Việt Nam:………………..
The reasons for Mr. (Ms.) working in Vietnam

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu đơn vị.

Đại diện người sử dụng lao động
On behalf of employer
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)

Ghi chú: Đối với các tổ chức phi chính phủ mà chưa có con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

4. Mẫu đơn xin thường trú

Công ty luật LVN Group cung cấp mẫu đơn xin thường trú áp dụng cho người nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam. Thông tin ti tiết vui lòng liên hệ 1900.0191 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

Mẫu (Form) N7

Kính gửi:……………………………………………………………… (1)

ĐƠN XIN THƯỜNG TRÚ

APPLICATION FOR PERMANENT RESIDENCE STATUS

(Dùng cho người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam)

To be completed by foreign non-permanent residents in Viet Nam

1. Họ và tên (viết chữ in hoa):………………………………………………………………………………….

Full name (in block letters)

Họ và tên khác (nếu có):……………………………………………………………………………

Other name (if any)

2. Sinh ngày……tháng…..năm….…… 3. Giới tính nam 0 nữ 0

Date of birth (day, month, year) Sex Male Female

4. Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………

Place of birth

5. Quốc tịch gốc:………………………………………………… Quốc tịch hiện nay:……………………………

Nationality at birth Nationality at present

6. Dân tộc: ……………………………………………………….. 7. Tôn giáo:……………………………………

Ethnicity Religion

8. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu số:

Passport number or other document in lieu of a passport

Cơ quan cấp: …………………………………………………. Có giá trị đến ngày ……. tháng …… năm……..

Issuing authority Expiry date (day, month, year)

9. Địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, nơi làm việc ở nước ngoài trước khi nhập cảnh Việt Nam:

Residential address, profession, business address abroad (before travelling to Viet Nam)

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Residential address

– Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………..

Occupation………………………………………………………………………………………….

– Nơi làm việc: ……………………………………………………………………………………..

Business address

10. Mức thu nhập hiện nay (tính theo đồng Việt Nam/tháng):…………………………………………

Current incomes (in Vietnamese Dong/per month)

11. Trình độ: …………………………………………………………………………………………..

Qualifications

– Học vấn (bằng cấp, học vị): ………………………………………………………………………

Education (degree/academic certificate)

– Tay nghề chuyên môn (ngành, bậc): ……………………………………………………………..

Job assignment, professional skill level

12. Nhập cảnh Việt Nam ngày: …………………………………… được tạm trú đến ngày ……………..

Latest entry date into Viet Nam Authorized length of stay until

13. Mục đích nhập cảnh: ………………………………………………………………………………

Purpose of entry

14. Địa chỉ tạm trú, nghề nghiệp, nơi làm việc tại Việt Nam: ………………………………………..

Current residential address, occupation, business address in Viet Nam

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Residential address

– Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………

Occupation

– Nơi làm việc: ……………………………………………………………………………………

Busiess address

15. Xin thường trú tại địa chỉ: …………………………………………………………………………

Applying for permanent residence at: (proposed address)

Lý do, mục đích: …………………………………………………………………………………..

Reason and purpose for wanting a permanent residency

16. Khả năng bảo đảm cuộc sống nếu được phép thường trú tại Việt Nam: (3)

Ability to make an independent living (means of personal support, finance situation, assets) if permission of permanent residency in Viet Nam granted.

a. Về nhà ở: Người bảo lãnh cung cấp hoặc cho ở cùng nhà 0

Resident house (provided by, or residing at the same house owned by the sponsor)

Người thường trú tự mua, thuê 0

Owned or rent by the applicant

b. Về nguồn sống thường xuyên:

Stable financial support for living

Người bảo lãnh cung cấp tài chính hoặc nuôi dưỡng 0

Provided by sponsor

Người thường trú tự túc 0

Self-provided by applicant

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật.

I swear that all above declarations on this form are true and correct to the best of my knowledge and belief.

………… ngày …… tháng …… năm ………..

Place and date (day, month, year) of the application

Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên)

The applicant (signature and full name)

……………………………………………………………………………

Ghi chú (Note on the mark (1), (2), (3):

(1) Mỗi người kê khai 2 bản. Trường hợp người xin thường trú là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, thì gửi trực tiếp đơn và hồ sơ xin thường trú đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi người đó xin thường trú; các trường hợp khác, gửi đơn và hồ sơ xin thường trú đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

…… Each person complete two copies of application form. In case the applicants are spouse, offspring, parents of a Vietnamese citizen, please submit an application file in person at the Immigration Office of the Public Security of the Province/City at which he/she apply for permanent residence; For other case, submit an application file in person at the Immigration Department – Ministry of Public Security.

(2) Dán ảnh mới chụp, cỡ 3×4 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu, kèm theo 3 ảnh rời để cấp thẻ.

…… Please stick a recent (3x4cm) photo with straight forward face, without hat or sunglasses, and enclose three copies of the same photo.

(3) Thuộc trường hợp nào thì gạch chéo vào ô chừa trống 0; nộp giấy tờ kèm theo để chứng minh các chi tiết kê khai ở mục này.

…… Please tick the appropriate box and provide supporting documents.

5. Tai nạn lao động xảy ra khi nào được công nhận là tai nạn lao động?

Xin chào Công ty Luật LVN Group! Hiện tại tôi đang là công nhân trong công ty cổ phần được gần 20 năm, cuối năm 2014 trên đường đi làm về tôi có bị tai nạn giao thông, tôi bị vỡ xương hàm, mất 8 răng và bị nhiều vết khâu trên người. Sau khi ra viện tôi có làm thủ tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế nhưng bảo hiểm thanh toán tiền viện phí và lương những ngày nằm viện. Vậy tôi có thể được hưởng quyền lợi gì? Và trường hợp của tôi có được coi công nhận là tai nạn lao động không? Xin cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn thủ tục công nhận tai nạn lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo như bạn cung cấp thì cuối năm 2014 trên đường đi làm về bạn có bị tai nạn giao thông nhưng không có biên bản của Công an, và bạn bị vỡ xương hàm, mất 8 răng và nhiều vết khâu.

Căn cứ theo quy định, áp dụng đối với trường hợp của bạn, trên đường đi làm về bạn bị tai nạn giao thông và bạn bị tổn thương: vỡ xương hàm, mất 8 chiếc răng và có nhiều vết khâu trên người, vậy căn cứ theo quy định của điều luật trên trường hợp của bạn có thể được coi là tai nạn lao động.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định:”Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).” nên để được công nhận trường hợp của bạn thực sự là tai nạn lao động thì bạn phải có biên bản giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an, hoặc có giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc có giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi mà bạn xảy ra tai nạn để chứng minh rằng bạn thực sự bị tai nạn ở địa điểm đó, thời gian tai nạn đúng là thời gian mà bạn đi làm về.

Do đó nếu bạn xin được biên bản giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công an khu vực xảy ra tai nạn thì trường hợp của bạn được coi là tai nạn lao động quy định:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Trường hợp của bạn được hưởng theo chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã được tư vấn chi tiết ở bài viết trên, bạn có thể tham khảo qua để biết thêm thông tin.