Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Tôi có một dự án đầu tư như sau:

Dự án phê duyệt năm 2016, dừng thực hiện đến ngày 15/10/2019 phê duyệt điều chỉnh lại dự án để thực hiện các bước tiếp theo. Phê duyệt thiết kế bvtc (bản vẽ thi công) ngày 15/3/2020 (cơ cấu chi phí áp dụng theo nghị định 68/2019/ND-CP, nhưng định mức xây dựng thì vẫn theo định mức 1776/bxd)

Hỏi trường hợp của tôi giá gói thầu có phải cập nhật lại định mức xây dựng theo thông tư 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 không?

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Nghị định 68/2019/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực 01/10/2019;

– Thông tư số 10/2019/TT-BXD ban hành định mức xây dựng có hiệu lực 15/02/2020;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Để trả lời vướng mắc của anh, tôi sẽ đi làm rõ các nội dung sau:

1. Cơ cấu chi phí áp dụng theo nghị định 68/2019/ND-CP đúng hay sai?

Điều 36 Nghị định 68/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 36. Quy định chuyển tiếp

1. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang triển khai thì tiếp tục thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng (bao gồm cả việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự toán xây dựng) theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

2. Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký.

Khoản 2 Điều luật trên có thể hiểu Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này

Theo thông tin của anh cung cấp, dự án này đã được phê duyệt năm 2016 nhưng chưa triển khai, đến ngày 15/10/2019 phê duyệt điều chỉnh lại dự án để thực hiện các bước tiếp theo. Vậy có thể thấy dự án này thuộc trường hợp nêu trên. Do đó, các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định 68/2019/NĐ-CP là đúng.

2. Định mức xây dựng được thực hiện theo văn bản nào?

Điều 3 thông tư 10/2019/TT-BXD quy định như sau:

Điều 3. Xử lý chuyển tiếp

Việc áp dụng định mức xây dựng trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại Điều 36 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

1. Dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Nghị định s 68/2019/NĐ-CP và đang triển khai thực hiện thì tiếp tục sử dụng, vận dụng định mức xây dựng theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trường hợp gói thầu xây dựng chưa ký kết hợp đồng sau ngày có hiệu lực của Thông tư này thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng định mức xây dựng ban hành tại Thông tư này để điều chỉnh giá gói thầu xây dựng nhưng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ và hiệu quả của dự án.

2. Đi với dự án đầu tư xây dựng đã phê duyệt sau ngày có hiệu lực của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP:

a) Trường hợp gói thầu đã sử dụng, vận dụng định mức xây dựng theo quy định tại Nghị định s 32/2015/NĐ-CP để xác định giá gói thầu xây dựng, đã lựa chọn được nhà thầu và đã ký kết hợp đồng xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

b) Trường hợp gói thầu xây dựng chưa thực hiện lựa chọn nhà thầu hoặc đang thực hiện lựa chọn nhà thu trước ngày có hiệu lực của Thông tư này thì áp dụng định mức xây dng ban hành tại Thông tư này để cập nhật giá gói thầu xây dựng.

3. Đối với hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh đã được ký kết trước ngày có hiệu lực của Thông tư này thì việc điều chỉnh giá hợp đồng căn cứ nội dung đã ký kết và các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng để thực hiện.

Theo điểm b khoản 2 Điều luật này có thể hiểu, gói thầu xây dựng thực hiện lựa chọn nhà thầu sau khi thông tư 10/2019/TT-BXD có hiệu lực (tức là thực hiện lựa chọn nhà thầu sau ngày 15/02/2020) thì áp dụng định mức xây dựng ban hành tại Thông tư này.

Vì Hợp đồng xây dựng ký vào tháng 4/2020. Do đó, trường hợp này phải áp dụng định mức xây dựng theo thông tư 10/2019/TT-BXD.

3. Đơn giá xây dựng vẫn áp dụng Bộ đơn giá năm 2013 đúng hay sai?

Ngày 14/2/2020 UBND tỉnh ban hành văn bản số: 296/UBND-XD về việc triển khai một số nội dung thực hiện Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có nội dung như sau:

Để không làm gián đoạn việc triển khai công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bản tỉnh trong thời gian chờ ban hành các Bộ đơn giá xây dựng của tỉnh Yên Bái cho phù hợp với hệ thống định mức theo như đề nghị của Sở Xây dựng tại văn bản số 178/SXD-KT ngày 07/02/2020 UBND tỉnh Yên Bái có ý kiến như sau:

1. Các địa phương, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian chờ ban hành các Bộ đơn giá phân công, xây dựng mới của tỉnh Yên Bái tiếp tục sử dụng các Bộ đơn giá xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được UBND tỉnh công bố ngày 04/10/2013 và các văn bản hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.”

Theo quy định này, UBND tỉnh chưa ban hành được Bộ đơn giá xây dựng của tỉnh cho phù hợp với hệ thống định mức theo như đề nghị của Sở Xây dựng nên các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian chờ ban hành các Bộ đơn giá phân công, xây dựng mới của tỉnh tiếp tục sử dụng các Bộ đơn giá xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được UBND tỉnh công bố ngày 04/10/2013.

Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 17. Quản lý giá xây dựng công trình

1. Các phương pháp xác định giá vật liệu xây dựng, phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng theo cơ chế thị trường, dữ liệu cơ bản để xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh và công bố theo định kỳ hàng tháng hoặc quý các thông tin về giá thị trường các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình; đơn giá nhân công xây dựng; giá ca máy, giá thuê máy móc thiết bị thi công xây dựng. Nguồn thông tin phục vụ cho việc công bố giá được tổng hợp từ việc điều tra thị trường; kết quả trúng thầu các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; báo giá của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực sản xuất vật liệu, thiết bị công trình xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh cung cấp, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh phân phối hoặc đại lý bán hàng cho các nhà sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng ngoài địa bàn tỉnh.

3. Chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn của tỉnh có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương về mức giá trong kết quả trúng thầu các gói thầu của dự án làm cơ sở để ban hành thông báo giá.

4. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp xác định giá xây dựng công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và kế hoạch thực hiện cụ thể của dự án công trình tổ chức xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình, giá xây dựng tổng hợp của công trình làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, tổng mức đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

5. Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc xác định, thẩm tra giá xây dựng công trình.

6. Kinh phí cho việc ban hành đơn giá xây dựng, thông báo giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy, thuê máy và thiết bị thi công được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước.”

Theo đó, hàng tháng hoặc quý Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và công bố đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm công bố đầy đủ, đúng định kỳ giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công, chỉ số giá xây dựng; ban hành đơn giá xây dựng công trình, phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn. (Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP)

Như vậy, có thể thấy UBND tỉnh chưa chưa kịp thời ban hành đơn giá xây dựng. Nói cách khác UBND tỉnh chậm ban hành đơn giá xây dựng. Tuy nhiên, theo nghị định số 68/2019/NĐ-CP không có quy định cấm UBND tỉnh được sử dụng đơn giá xây dựng trước đó. Vì vậy, không có cơ sở cho rằng việc ban hành văn bản số: 296/UBND-XD là trái pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềBan hành đơn giá xây dựngViệc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH Minh Khu