1. Thế nào là trưng mua tài sản? Tịch thu tài sản là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 của Luật trưng mua, trung dụng tài sản 2008:

“Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”

Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tịch thu tài sản như sau:

“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống”.

Theo Điều 26 Luật Xửvi phạm hành chính năm 2012 thì:

Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.

Như vậy, dù là tài sản bị trưng mua hay bị tịch thu thì quyền sở hữu của chủ sơ hữu đối với tài sản đều chấm dứt.

2. Tài sản bị tịch thu khi nào?

Việc tịch thu tài sản xuất phát từ hành vi phạm tội hoặc vi phạm pháp luật hành chính của chủ sở hữu tài sản.

– Trong Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:

Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của luật này.

Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản.

Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, việc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định pháp luật trích dẫn trên.

– Tịch thu tài sản cũng được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 45:

“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống“.

Như vậy, tịch thu tài sản được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong những trường hợp Bộ luật Hình sự quy định. Trong phần các tội phạm, tịch thu tài sản có thể được quy định riêng như đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (Quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự) hoặc được quy định là chế tài lựa chọn cùng với phạt tiền (khi là hình phạt bổ sung) như đối với một số tội xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, tội mua bán người, tội phạm về ma túy…

Khi tuyên hình phạt tịch thu tài sản, tòa án có thể tuyên tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Tài sản bị tước phải thuộc sở hữu của người bị kết án, tài sản đó có thể là tài sản người bị kết án đang sử dụng hoặc là tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cầm cố thế chấp… Tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc trái phiếu, tín phiếu… Theo Điều 45 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản, cơ quan thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu. Đây là những tài sản tạo điều kiện sinh sống cho gia đình và bản thân người bị kết án sau thời gian chấp hành án.

3. Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị tịch thu

Điều 244 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về tài sản bị tịch thu như sau:

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Cũng giống như việc chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị trưng mua, quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu cũng có thể bị chấm dứt do bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Đây cũng là trường hợp chấm dứt quyền sở hữu thông qua một bản án hoặc quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Việc tịch thu tài sản cũng chỉ được thực hiện trong những trường hợp nhất định và phải tuân thủ quy định pháp luật về trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa tịch thu và trưng mua đó là khi tài sản bị trưng mua, chủ sở hữu tài sản được trả tiền theo quy định của pháp luật, còn chủ sở hữu tài sản bị tịch thu sẽ không nhận được bất cứ khoản tiền nào. Ngoài ra, việc trưng mua tài sản xuất phát từ lý do quốc phòng, anh ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, còn việc tịch thu tài sản xuất phát từ hành vi phạm tội hoặc vi phạm pháp luật hành chính của chủ sở hữu tài sản.

4. Trường hợp nào thì tài sản bị trưng mua?

Điều 5 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về:

Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản

Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;

3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;

4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Tài sản thuộc đối tượng trưng mua được quy định tại Điều 13 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 như sau:

1. Nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này.

2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác.

3. Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.

Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản:

– Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản là nhà và tài sản khác gắn liền với đất khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

– Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản là thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác; Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.

5. Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị trưng mua

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể có quyền tự định đoạt về mọi vấn đề có liên quan đến quan hệ mà mình tham gia. Trong quan hệ sở hữu, chủ sở hữu có quyền quyết định số phận của tài sản thuộc sở hữu của mình (quyền định đoạt). Mặc dù, đây là quyền quan trọng trong nội dung quyền sở hữu, nhưng trong những trường hợp pháp luật quy định, vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, chủ sở hữu có thể bị buộc phải thực hiện quyền này (buộc bán, buộc chuyển giao,…). Do đó, việc quy định trưng mua là một trong những căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản là hoàn toàn hợp.

Theo Điều 243 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 243. Tài sản bị trưng mua

Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Đây là căn cứ chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của Nhà nước thông qua các quy định pháp luật về trưng mua tài sản. “Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”

Việc trưng mua tài sản phải được thực hiện theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và được hiện thực hóa bằng quyết định bằng một quyết định hành chính. Tại thời điểm quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực, quyền sở hữu của chủ thể có tài sản bị trưng mua sẽ chấm dứt.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.