Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Chế định đạo luật hình sự của hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 có sự tiến bộ và phát triển như thế nào? Luật sư hãy phan tích và giải thích thêm giúp tôi về kỹ thuật lập pháp của chế định xem còn những bất cập gì không?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Khái quát chung về chế định đạo luật hình sự trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015

Về Nội hàm việc phân tích các quy phạm của chế định lớn về đạo luật hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 được ghi nhận tại 07 điều thuộc Chương I với 04 điều, từ các điều 1 đến điều 4 và Chương II với 03 điều (các điều 5 đến điều 7)

Những điều luật này cũng như là chế định nhỏ của đạo luật hình sự, chúng đã cho thấy có một số đặc điểm cơ bản mà chúng t sẽ cùng nghiên cứu dưới đây.

2. Chương I “Điều khoản cơ bản” Bộ luật Hình sự năm 2015

Tại Chương I “Điều khoản cơ bản” Bộ luật Hình sự năm 2015 lần đầu tiên trong pháp luật hình sự Việt Nam nhà làm luật đã có những quy định và đặc điểm đặc biệt sau:

Thứ nhất, nhà làm luật đưa các quy phạm hiến định “quyền con người, quyền công dân” (mà các quyền của hai đối tượng này đã được cụ thể hóa trong suốt 25 điều, từ Điều 19 đến Điều 43 Chương II Hiến pháp năm 2013), “chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” với tư cách là khách thể loại quan trọng nhất mà pháp luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ vào nội dung mới của Điều 1 “Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự” và bằng cách đó, từ nay trở đi nhà làm luật Việt Nam đã khẳng định rằng: tất cả các quyền hiến định của con người và của công dân đương nhiên là một trong những khách thể loại mà pháp luật hình sự Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ; ngoài ra, trong mệnh đề cuối của đoạn 1 Điều 1 nhà làm luật còn đảo lại vị trí của hai từ “đấu tranh” từ vị trí ở trước cụm từ “phòng ngừa và” (trong Bộ luật Hình sự năm 1999) ra đằng sau cụm từ đã nêu và đứng ỏ vị trí trưốc cụm từ “chống tội phạm”. Như vậy, nếu xét về mặt kỹ thuật lập pháp thì sự điều chỉnh hoàn toàn chính xác này của nhà làm luật tại quy phạm về nhiệm vụ của pháp luật hình sự chính là một trong những điểm mới rất khoa học, tiến bộ và xứng đáng được đánh giá cao của Bộ luật Hình sự năm 2015 (so với pháp luật hình sự trước đây).

Thứ hai, sự ghi nhận bổ sung thêm một quy phạm mối tại khoản 2 Điều 2 “Cơ sở của trách nhiệm hình sự” về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (mà trong Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa ghi nhận), “chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã quy định tại Điều 76 Bộ luật này mối phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Thứ ba, thay đổi theo hướng giảm nhẹ hơn và tăng mức độ bị nghiêm trị của người phạm tội từ “cố ý gây hậu quả nghiêm trọng” (tại đoạn 2 khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự (năm 1999)) lên thành “cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” (tại điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Thứ tư, ghi nhận bổ sung thêm một số căn cứ mới do luật định để người phạm tội được hưởng sự khoan hồng và thể hiện rõ hơn nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự trong việc xử lý hình sự theo Điều 3 “Nguyên tắc xử lý” của Bộ luật Hình sự năm 2015 là: a) Nếu người phạm tội đầu thú, tích cực hợp tác vổi cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (đoạn 2 điểm d khoản 1); b) Nếu người bị phạt tù có đủ điều kiện do Bộ luật này (tức Bộ luật Hình sự năm 2015) quy định thì có thê được xét giảm thời hạn” chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện (điểm e khoản 1).

Thứ năm, ghi nhận và bổ sung các quy phạm mới hoàn toàn trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 về việc xử lý pháp nhân thương mại phạm tội bằng việc cụ thể hóa và thể hiện rõ tư tưởng 04 nguyên tắc của pháp luật hình sự trong Nhà nưốc pháp quyền — pháp chế(1), bình đẳng trước luật hình sự (2), cá thể hóa trách nhiệm hình sự (3) và nhân đạo (4) tương ứng tại 04 điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 3 “Nguyên tắc xử lý”.

3. Chương II “Hiệu lực của Bộ luật Hình sự” trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Tại Chương II “Hiệu lực của Bộ luật Hình sự” trong Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy lần đầu tiên trong pháp luật hình sự Việt Nam nhà làm luật đã có những quy định như sau:

Thứ nhất, ghi nhận bổ sung thêm đoạn 2 vào khoản 1 Điều 5 khi khẳng định nội hàm của quy phạm tại đoạn 1 khoản 1 Điều 5 là “Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ… Việt Nam”, cũng được áp dụng đối vối hành vi phạm tội (hoặc hậu quả của hành vi phạm tội) xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc b) tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Thứ hai, ghi nhận bổ sung thêm mệnh đề vào cuối khoản 1 Điều 5 nội hàm của quy phạm tại mệnh đề trước đó về việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự cũng “bằng con đường ngoại giao” đối với người nước ngoài “thuộc đốỉ tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam” phạm tội trên lãnh thổ nước ta.

Thứ ba, ghi nhận bổ sung thêm hai chế định nhân đạo (“loại trừ trách nhiệm hình sự” và “tha tù trước thời hạn có điều kiện”) vào hệ thống các biện pháp tha miễn có lợi cho người phạm tội tương ứng tại khoản 2, 3 thuộc Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015, mà cụ thể là: a) Tại khoản 2 “không được áp dụng” nếu điều luật “hạn chế phạm vi áp dụng”; b) Tại khoản 3 “được áp dụng” nếu điều luật “mỏ rộng phạm vi áp dụng”.

4. Bình luận về kỹ thuật lập pháp của chế định đạo luật hình sự trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015

Việc phân tích nội hàm của chế định lớn này trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy dưới khía cạnh kỹ thuật lập pháp nó vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế mà trước đây đã từng có trong Bộ luật Hình sự (năm 1999), cụ thể là những trường hợp sau đây:

Thứ nhất, nhiều điều khoản trong Chương I và Chương II Bộ luật Hình sự năm 2015 thực chất đề cập các quy phạm có liên quan và gần với nội dung của chính chế định đầu tiên (với tư cách là một trong 09 chế định) của pháp luật hình sự, đạo luật hình sự với nhiều điều khoản (chứ không phải là của một “Điều khoản cơ bản” nào cả) và do vậy, để bảo đảm tính chính xác về mặt khoa học thì các điều khoản này cần được sắp xếp sao cho phù hợp với tên gọi của chương sẽ ghi nhận chúng (về mặt hình thức) và đúng vối bản chất pháp lý của chúng (về mặt nội dung), tức là cần phải gộp các điều tại Chương I và Chương II Bộ luật Hình sự năm 2015 vào chung trong cùng một chương với tên gọi thể hiện chính xác hơn bản chất pháp lý là “Về đạo luật hình sự”.

Thứ hai, chưa có sự thống nhất giữa luật nội dung (Bộ luật Hình sự năm 2015) với luật hình thức (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) mặc dù chúng cùng được thông qua vào ngày 27/11/2015 và cùng thuộc một hệ thống pháp luật về tư pháp hình sự như nhau. Bởi lẽ, trong khi luật hình thức (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) được ban hành vào cùng thời điểm (ngày 27/11/2015) với luật nội dung (Bộ luật Hình sự năm 2015) thì có quy phạm ghi nhận điều luật riêng biệt về giải thích từ ngữ (Điều 4) nhưng rất tiếc, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng như Bộ luật Hình sự (năm 1999) vẫn không có quy phạm này.

Thứ ba, các quy phạm về nguồn của pháp luật hình sự là vấn đề cơ bản và rất quan trọng thuộc chế định về đạo luật hình sự nhưng vẫn còn thiếu hoàn toàn trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Chính vì vậy, nếu hoàn thiện pháp luật hình sự trong tương lai cần phải bổ sung thêm một điều luật để khẳng định về mặt lập pháp những luận điểm khoa học như: 1) Bộ luật Hình sự là nguồn duy nhất của pháp luật hình sự Việt Nam và bất kỳ một luật mới nào quy định trách nhiệm hình sự (hoặc chính xác hơn sẽ thay trách nhiệm hình sự bằng “tội phạm, hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác”) phải được đưa vào Bộ luật Hình sự; 2) Bộ luật Hình sự Việt Nam dựa trên Hiến pháp, cũng như các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự và 3) Các nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao nếu không mâu thuẫn với các quy định của Bộ luật Hình sự thì đều có hiệu lực đốỉ với tất cả các cá nhân và pháp nhân…

Thứ tư, quy phạm về nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Điều 1) bên cạnh những điểm mới vẫn chưa đạt được tính khái quát cao về kỹ thuật lập pháp (vì nó chưa bảo đảm được tính chính xác về mặt khoa học và chưa chặt chẽ về mặt cấu trúc), mà cụ thể là:

– Quy phạm thuộc Phần chung tại đoạn 1 Điều 1 khi đề cập nhóm các khách thể loại mà Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ phải bảo vệ tuy được liệt kê rất dài dòng nhưng vẫn còn thiếu một loạt các khách thể loại khác rất quan trọng như: a) Môi trường; Chế độ kinh tế và; c) Hòa bình và an ninh của nhân loại. Trong khi rõ ràng là ba nhóm khách thể loại này đều được bảo vệ bằng các quy phạm tại các chương tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự. Vì lẽ ra chỉ cần liệt kê gộp chúng vào ba (hoặc bốn) nhóm các khách thể loại lốn cần phải được Bộ luật Hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm là hoàn toàn đầy đủ và chính xác như:

– Chế độ hiến định (vì trong Hiến pháp năm 2013 có quy định tất cả các nhóm khách thể loại quan trọng nhất của một quốc gia là chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, V.V.); b) Nhân thân (hoặc cụ thể hóa phạm trù này thành là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm), các quyền và tự do của con người và của công dân; và cuối cùng là c) Hòa bình và an ninh của nhân loại.

Thứ năm, về quy phạm thuộc Phần chung tại đoạn 2 Điều 1 ghi nhận rằng, Bộ luật Hình sự năm 2015 “quy định về tội phạm và hình phạt” rõ ràng là chưa đầy đủ vì vẫn còn thiếu rất nhiều các chế định pháp lý hình sự khác nữa mà Bộ luật Hình sự năm 2015, cũng như Bộ luật Hình sự (năm 1985) và Bộ luật Hình sự (năm 1999) đều có quy định (chứ không phải chỉ có riêng hai chế định lớn là chỉ có “tội phạm và hình phạt”).

Bởi lẽ, thực chất là trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định không phải chỉ có hai chế định lớn là “tội phạm” và “hình phạt” (như điều về nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự năm 2015 và cả Bộ luật Hình sự năm 1999 ghi nhận) mà ngoài hai chế định này ra, rõ ràng là trong Những quy định chung (tức Phần chung) Bộ luật Hình sự năm 2015 còn quy định 06 chế định pháp lý hình sự lớn khác nữa (mà bản chất pháp lý của chúng hoàn toàn khác chứ không cùng chung với bản chất pháp lý của “tội phạm” và “hình phạt”).

Thứ sáu, các nguyên tắc của Bộ luật Hình sự năm 2015 mặc dù là một chế định nhỏ cơ bản rất quan trọng (thuộc chế định lớn về đạo luật hình sự) vì nó có thể được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn Bộ luật Hình sự nám 2015 và đã từ lâu được làm sáng tỏ về mặt lý luận trong khoa học luật hình sự Việt Nam; tuy nhiên, pháp luật hình sự quốc gia cũng đã trải qua nhiều lần pháp điển hóa và nay đã đến lần thứ ba nhưng vẫn chưa khắc phục được sự khập khiễng giữa luật nội dung (luật hình sự) vối luật hình thức (luật tố tụng hình sự).

Thứ bảy, vấn đề hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian (Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015) cũng còn có một số điểm hạn chế dưới đây:

– Thời gian phạm tội mặc dù cũng là một khái niệm pháp lý cơ bản và quan trọng của chế định nhỏ về hiệu lực của đạo luật hình sự (thuộc chế định lớn về đạo luật hình sự), nhưng trong nội hàm của Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn chưa ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm này.

– Vấn đề hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn tồn tại nhược điểm, đó là: chưa thật gọn vì còn liệt kê rất dài một loạt tên gọi các chế định nhân đạo của pháp luật hình sự nhưng vẫn còn thiếu (vì tại khoản 2 vẫn còn bỏ sót một chế định nhân đạo là “tha tù trước thời hạn có điều kiện”), trong khi tại khoản 3 đã bổ sung chế định này.

Cuối cùng về chế định về dẫn độ người phạm tội vẫn chưa được điều chỉnh về mặt lập pháp, trong khi xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay cần ghi nhận để bảo đảm sự hợp tác hữu hiệu hơn nữa vối các nước thành viên Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL và Tổ chức cảnh sát các nước Đông Nam Á ASEANAPOL trong việc phòng ngừa và đấu tranh chông tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế.

5. Bình luận về sự bất cập kỹ thuật lập pháp chế định đạo luật hình sự của Bộ luật hình sự

Việc không có điều luật về giải thích từ ngữ chính là bất cập lớn nhất của luật nội dung (Bộ luật Hình sự năm 2015) so với luật hình thức (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Bởi những lý do sau:

Thứ nhất, sự khập khiễng của pháp luật hình sự so với pháp luật nước ta đã tồn tại từ Bộ luật Hình sự (năm 1999) nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục vì: Trong khi pháp luật tố tụng hình sự từ gần 20 năm qua đã ghi nhận điều luật về giải thích từ ngữ mà trong cả hai lần pháp điển hóa với hai bộ luật (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) đều có, trong khi đó đến lần pháp điển hóa thứ ba với Bộ luật Hình sự năm 2015 (và thậm chí lần sửa đổi, bổ sung năm 2017) vẫn không có điều luật tương tự.

Thứ hai, lợi ích to lớn cho thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án khi trong Bộ luật Hình sự có ghi nhận quy phạm về giải thích từ ngữ ngay tại điều đầu tiên là không thể nghi ngờ, bởi việc soạn thảo một điều luật vối sự giải thích từ 15-20 thuật ngữ (phạm trù) để ghi nhận trong Bộ luật Hình sự không phải là không thể; và về mặt lập pháp hình sự thì các quy phạm pháp lý được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự lại vô cùng trừu tượng nên thường dẫn đến các cách hiểu hoặc nhận thức khác nhau giữa các chủ thể áp dụng nó;

Thứ ba, trong khi thực tiễn đời sống xã hội (bao gồm cả thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng) là vô cùng đa dạng, phong phú, và phức tạp nên không thể tránh khỏi một thực tế là trong nhiều trường hợp các chủ thể áp dụng pháp luật hình sự (như các cơ quan thực tiễn bảo vệ pháp luật và Tòa án cũng như giối Luật sư của LVN Group) hoặc nhận thức về pháp luật hình sự không giông nhau đối với cùng một phạm trù, khái niệm hay quy phạm trong Bộ luật Hình sự và; c) Chính vì vậy, rất cần phải có sự giải thích chính thức có ý nghĩa bắt buộc của nhà làm luật để tránh khỏi những xung đột xã hội.

Thứ tư, trong tiến trình phát triển như vũ bão của các tiến bộ khoa học (trong đó có khoa học luật hình sự) của giai đoạn đương đại thì có các quy phạm pháp luật hình sự về tội phạm, trách nhiệm hình sự hay các nguyên tắc của nó (như: pháp chế, không tránh khỏi trách nhiệm, trách nhiệm do lỗi của cá nhân và do hành vi khách quan của pháp nhân, v.v.) cần phải được hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn (so với các giai đoạn trước đây) thì mới có thể đem lại được lợi ích cho việc áp dụng chính xác và có hiệu quả trong thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chốhg tội phạm nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của con người và của công dân, cũng như các lợi ích của xã hội và của Nhà nước.

Chẳng hạn, trong giai đoạn đương đại một số thuật ngữ được nêu dưới đây cần đặc biệt được lưu ý như sau:

– “Hành vi phạm tội”, “Hành vi bị luật hình sự cấm” không còn đơn giản chỉ là một hành vi (tội phạm hoàn thành cụ thể được quy định trong Phần riêng Bộ luật Hình sự năm 2015) nữa, mà còn phải được hiểu hoặc/và có thêm hai hành vi nữa được quy định trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 là tội phạm chưa hoàn thành tương ứng (bao gồm hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt) và hành vi cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm do đồng phạm). Từ đó, theo logic của vấn đề thì một số thuật ngữ gắn với thuật ngữ này tiếp theo.

– “Phạm tội”, “Thực hiện tội phạm” — sẽ phải được hiểu là thực hiện một trong ba (hoặc/và cả ba) hành vi tội phạm là: a) Tội phạm hoàn thành cụ thể được quy định trong Phần riêng Bộ luật Hình sự năm 2015; b) Tội phạm chưa hoàn thành tương ứng (bao gồm hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt); Hành vi cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm do đồng phạm được quy định trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015.

– “Chủ thể phạm tội” không thể chỉ hiểu đơn giản là người (cá nhân, thể nhân) có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có lỗi trong việc thực hiện (không chỉ tội phạm), mà chính xác hơn phải là có lỗi trong việc thực hiện một trong ba (hoặc/và cả ba) hành vi phạm tội sau đây trong Bộ luật Hình sự: •) Tội phạm hoàn thành cụ thể được quy định tại Phần riêng; •) Tội phạm chưa hoàn thành tương ứng (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt); •) Hành vi cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm tương ứng do đồng phạm được quy định tại Phần chung pháp luật hình sự.

=> Trên đây là một số khiếm khuyết cơ bản và rõ nét hơn cả về kỹ thuật lập pháp của các quy phạm có liên quan đến chế định về đạo luật hình sự trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015; chính vì vậy, trong tương lai chúng cần phải được khắc phục để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chế định quan trọng này trong hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành.

Trân trọng!