Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, tôi muốn biết về chế định về biện pháp tha miễn trong Bộ luật hình sự (năm 1985) lúc bấy giờ đã được quy định chưa? Nếu đã quy định Luật sư hãy phân tích và làm rõ về chế định này giúp tôi!
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Biện pháp tha miễn trong Bộ luật Hình sự (năm 1985)
Có thể nói rằng, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam có chế định lớn về các biện pháp tha miễn được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt với một loạt chế định nhỏ, và được ghi nhận trong cùng một chương độc lập, đó là Chương VI thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985).
Tuy nhiên, vì để bảo đảm tính chính xác thì chế định quyết định hình phạt đã được phân tích riêng.
Vì vậy, ở đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến chế định lớn về các biện pháp tha miễn với 17 điều luật (từ Điều 44 đến Điều 56 của Bộ luật).
Như vậy, việc phân tích các quy phạm của chế định lớn về các biện pháp tha miễn trong pháp luật hình sự Việt Nam đã cho thấy nội hàm của nó được thể hiện qua những thuộc tính chung với các đặc điểm cơ bản mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu theo đây.
Đối với các biện pháp tha miễn theo Bộ luật Hình sự (năm 1985) là một hệ thống gồm 09 chế định nhỏ phản ánh rất rõ nét nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam đã được pháp điển hóa, đó là: Án treo (Điều 44); Không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu (Điều 45); Không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu (Điều 46); Miễn trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 48); Miễn hình phạt (khoản 2 Điều 48); Giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính (Điều 49); Giảm thòi hạn chấp hành hình phạt bổ sung (Điều 50); Giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 51) và; Xóa án tích (các điều 52-56).
2. Chế định án treo theo Bộ luật hình sự (năm 1985)
Án treo là một trong 09 biện pháp tha miễn mang tính nhân đạo mà pháp luật hình sự chưa pháp điển hóa của nước ta đã ghi nhận rất sớm ngay từ những năm đầu tiên sau cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Tuy nhiên, với việc pháp điển hóa pháp luật hình sự thì đây là lần đầu tiên chế định nhân đạo này được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tương ứng tại Điều 44 Bộ luật Hình sự (năm 1985).
Án treo theo Bộ luật này có những đặc điểm dưới đây:
a. Khi xử phạt tù không quá 05 năm, căn cứ vào thân nhân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm (khoản 1).
b. Toà án giao ngưòi bị án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục (khoản 2).
c. Người bị án treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định quy định tại Điều 23 và Điều 28 (khoản 3).
d. Nếu người bị án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi, giáo dục, Toà án có thể rút ngắn thời gian thử thách (khoản 4).
e. Nếu trong thời gian thử thách, người bị án treo phạm tội mới và bị xử phạt tù thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp vối hình phạt của bản án mối theo quy định tại khoản 2 Điều 42 (khoản 5).
3. Chế định không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu của Bộ luật
Về chế định nhỏ “không truy cứu trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu” là một trong 09 biện pháp tha miễn mang tính nhân đạo lần đầu tiên được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tương ứng tại hai khoản của Điều 45 “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự” trong Bộ luật Hình sự (năm 1985).
Chế định nhỏ này có những đặc điểm chúng ta cần lưu ý và nhớ rõ như sau:
a. Người đã phạm tội không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua những thời hạn sau đây: Năm năm đối vối các tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt từ hai năm tù trở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn; Mười năm tù đối với các loại tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt tù trên hai năm và; Mười lăm năm đôì với các loại tội phạm nghiêm trọng (khoản 1).
Nếu trong thời hạn nói trên mà người phạm tội: Lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định thì hình phạt từ một năm tù trở lên thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới; Cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
b. Đối với những trường hợp nói ở điểm c khoản 1 Điều này nếu có lý do đặc biệt thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và Tòa án nhân dân tôì cao có thể quyết định không áp dụng thời hiệu (khoản 2).
3. Chế định không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu
Với chế định “không thi hành bản án kết tội do hết thời hiệu” nó cũng là một trong 09 biện pháp tha miễn mang tính nhân đạo lần đầu tiên được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tương ứng tại ba khoản của Điều 46 “Thời hiệu thi hành bản án” trong Bộ luật Hình sự năm 1985.
Chế định này có một số đặc điểm sau đây:
a. Người bị kết án không bị buộc phải chấp hành bản án, nếu tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật đã qua những thời hạn sau đây: Năm năm đối với các trường hợp xử phạt từ 05 năm tù trở xuống; Mười năm đối vối các trường hợp xử phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm (khoản 1).
Nếu trong trường hợp nói trên mà ngưồi bị kết án: Lại phạm tội mới và bị xử phạt tù thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới; Cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
b. Đối với những trường hợp nêu tại các điểm a và b khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự (năm 1985), nếu bị kết án về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và đối với những trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều 46 Bộ luật này không kể về tội gì, nếu có lý do đặc biệt thì Tòa án nhân dân tối cao, theo kết luận của Viện kiểm sát nhân dân tôì cao có thể quyết định không áp dụng thời hiệu (khoản 2).
c. Việc áp dụng thời hiệu đôi với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi qua thời hạn 15 năm, sẽ do Tòa án nhân dân tôì cao quyết định theo kết luận của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì tử hình sẽ đổi thành tù chung thân, tù chung thân sẽ đổi thành tù 20 năm (khoản 3).
4. Chế định không áp dụng thời hiệu và chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật
a. Chế định không áp dụng thời hiệu
Về chế định “không áp dụng thời hiệu” này đồng thời theo Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 1985 nhà làm luật cũng không cho phép áp dụng chế định thời hiệu được quy định tại hai điều (Điều 45 và Điều 46) đối với các tội xâm phạm hòa bình và an ninh của nhân loại được quy định tại Chương XII Phần các tội phạm của Bộ luật đó.
b. Chế định miễn trách nhiệm hình sự
Chế định này với tư cách là một trong các chế định nhỏ thuộc chế định nhân đạo lớn của các biện pháp tha miễn trong hệ thống pháp luật hình sự thực định lần đầu tiên chế định miễn trách nhiệm hình sự đã được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự (năm 1985) trong hai trường hợp tương ứng, đó là:
– Nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
– Nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điểu tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.
5. Chế định miễn hình phạt và chế định giảm thời hạn chấp nhận hình phạt chính của trong biện pháp tha miễn
a. Chế định “miễn hình phạt”
Chế định này cũng như chế định nhỏ về miễn trách nhiệm hình sự, chế định miễn hình phạt cũng là một trong các biện pháp tha miễn nhân đạo mang tính tùy nghi đã được đề cập trong một số văn bản lập pháp hình sự Phần riêng đề cập trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm nhất định của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ chưa pháp điển hóa.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chế định này được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tại khoản 2 (về miễn hình phạt) Điều 48 Bộ luật Hình sự (năm 1985) trong trường hợp – người bị kết án có nhiều tình tiết giảm nhẹ nêu tại Điều 38 Bộ luật, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
b. Chế định “giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính”
Chế định này với tư cách là một trong các biện pháp tha miễn nhân đạo mang tính tùy nghi lần đầu tiên đã được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tương ứng tại hai khoản của Điều 49 Bộ luật Hình sự (năm 1985). Chế định này có những nội dung sau mà chúng ta cần phải lưu ý, đó là:
a. Toà án có thể quyết định xét giảm bớt thời hạn chấp hành hình phạt đối với 04 loại hình phạt chính mà người bị kết án (cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội hoặc tù có thời hạn hay tù chung thân) với các điều kiện cụ thể như: Về thời hạn, nếu người đó đã chấp hành hình phạt được một thòi gian nhất định; về mặt chủ quan, người đó đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo; và về mặt khách quan là theo đề nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phạt; Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn đốì với các hình phạt từ 20 năm tù trở xuống, 10 năm đối với tù chung thân (khoản 1 Điều 49 Bộ luật).
b. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thòi hạn thực sự chấp hành hình phạt là một nửa thời hạn hình phạt đã tuyên; người bị xử phạt chung thân, lần đầu được giảm xuống 20 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt là 15 năm (khoản 2 Điều 49 Bộ luật).
6. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung; miễn việc chấp hành hình phạt trường hợp đặc biệt
a. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung
Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung với tư cách là một trong các biện pháp tha miễn nhân đạo mang tính tùy nghi lần đầu tiên đã được điều chỉnh bằng quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tương ứng tại Điều 50 Bộ luật Hình sự (năm 1985) vối 04 điều kiện để Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại như sau: về loại hình phạt bổ sung, người bị kết án cấm cư trú hoặc quản chế; về thời hạn đã chấp hành, được 1/2 thời hạn hình phạt; về chủ quan, người bị kết án có nhiều tiến bộ và; về khách quan, theo đề nghị của chính quyền địa phương.
b. Chế định giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạt trường hợp đặc biệt
Về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt và miễn việc chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt, đây là hai trong các biện pháp tha miễn nhân đạo mang tính tùy nghi lần đầu tiên được điều chỉnh bằng các quy phạm riêng biệt thuộc Phần chung tương ứng tại ba khoản của Điều 51 Bộ luật Hình sự (năm 1985).
Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các điều kiện cụ thể của người bị kết á, đó là:
a. Nếu có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định ở Điều 49 và Điều 50 (khoản 1) của Bộ luật.
b. Nếu chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc người bị kết án lại mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì theo đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án có thể miễn chấp hành toàn bộ hình phạt (Theo khoản 2 điều luật).
c. Nếu đã được giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng thì Tòa án chỉ xét giảm lần sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 thời hạn hình phạt tổng hợp đã tuyên hoặc 15 năm nếu là tù chung thân (theo khoản 3 điều luật).
7. Chế định xóa án tích trong biện pháp tha miễn của Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)
Chế định xóa án tích hay còn gọi là “Xóa án tích” là một trong các biện pháp tha miễn nhân đạo lần đầu tiên đã được điểu chỉnh một cách riêng biệt bằng các quy phạm Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985), chế định này được quy định tại 05 điều (từ Điều 52 đến Điều 56 của Bộ luật).
Chế định có một số đặc điểm chúng ta cần lưu ý như sau:
a. Người được xóa án coi như chưa can án và được cấp giấy chứng nhận (Điều 52).
b. Có 03 đối tượng đương nhiên được xoá án theo Bộ luật Hình sự (năm 1985), đó là:
– Người được miễn hình phạt;
– Người được hưỏng án treo mà không phạm tội mới trong thời gian thử thách và;
– Người bị kết án không phải về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc về tội phạm quy định ở Chương XII Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985).
Trường hợp nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu, người ấy không phạm tội mới trong thời hạn: Ba năm trong trường hợp hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ỏ đơn vị kỷ luật của quân đội; Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù đến năm năm (Điểu 53).
c. Nhà làm luật quy định rõ việc xóa án do Toà án quyết định bằng các quy phạm tương ứng tại hai khoản của Điều 54 Bộ luật Hình sự (năm 1985) là:
– Việc xóa án do Toà án quyết định, căn cứ vào tính chất của tội đã phạm, vào nhân thân, vào thái độ chấp hành chính sách, pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây: Đã bị phạt tù đến 05 năm về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia mà không phạm tội mới trong thời hạn 05 năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thòi hiệu; Đã bị phạt tù trên 05 năm không kể về tội gì mà không phạm tội mối trong thòi hạn 10 năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu (khoản 1 điều luật).
– Người bị Tòa án bác đơn xin xóa lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án. Nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải hai năm mới lại được xin xóa án (khoản 2).
d. Việc xóa án trong trường hợp đặc biệt đã được điều chỉnh bằng một quy phạm tại Điều 55 Bộ luật Hình sự (năm 1985) là: trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, đã lập công và được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị, thì Tòa án có thể xóa án nếu người đó đã bảo đảm được từ 1/3 đến 1/2 thời hạn quy định.
e. Về cách tính thời hạn để xóa án được nhà làm luật quy định như sau:
– Thời hạn để xóa án quy định ở Điều 53 và Điều 54 căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên;
– Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;
– Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt và;
– Nếu chưa xóa án mà phạm tội mới thì thời hạn để xóa án cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.
Trân trọng!