Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, chế định về các biện pháp cưỡng chế hình sự trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015 có những đặc điểm gì nổi bật? Kỹ thuật lập pháp của chế định này còn điểm hạn chế gì?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Khái quát về chế định về các biện pháp cưỡng chế hình sự trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015
Các quy phạm của chế định này bao gồm hai chế định riêng biệt là hình phạt và biện pháp tư pháp, hai chế định này được ghi nhận tại hai chương độc lập tương ứng trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 với 20 điều từ điều 30 đến điều 49 trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015 đó là:
– Chương VI “Hình phạt” với 16 điều, từ điều 30 đến điều 45 trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015; và
– Chương VII “Các biện pháp tư pháp” với 04 điều, đó là điều 46 đến điều 49 trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Chế định về các biện pháp cưỡng chế hình sự trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015 – nội hàm của chúng có các điểm cơ bản chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
2. Đặc điểm các quy phạm về hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Các quy phạm về hình phạt trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy các đặc điểm cơ bản sau:
a. Định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt
Về định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong lần pháp điển hóa thứ ba này đã điều chỉnh trọn vẹn chỉ trong một đoạn tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nhà làm luật đã gộp nội dung “được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết định” mà đã ghi nhận tách riêng tại đoạn 2 Điều 26 Bộ luật Hình sự (năm 1999) vào chung trong một câu tại Điều 30.
b. Mục đích của hình phạt
Quy phạm về các mục đích của hình phạt (Điều 31) Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy có điểm mới là nhà làm luật đã: Một mặt, loại bỏ nội dung giáo dục cá nhân bị kết án “trồ thành người có ích cho xã hội” như quy phạm chỉ mang tính tuyên ngôn đã có tại Điều 27 Bộ luật Hình sự (năm 1999); Mặt khác, nhà làm luật có bổ sung thêm đối tượng mà hình phạt “nhằm trừng trị” là “pháp nhân thương mại” (song song bên cạnh phạm trù “người” bị kết án).
c. Hệ thống các hình phạt đối vối người bị kết án trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Các quy phạm về hệ thống các hình phạt đối với người bị kết án trong Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ ghi nhận bổ sung một số điểm mối liên quan đến 04 trong số 12 loại hình phạt (chính và bổ sung) như sau:
– Phạt tiền (Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015) được bô sung hai quy phạm mới là hình phạt này được áp dụng là hình phạt chính trong “các trường hợp sau đây”: Người phạm tội ít nghiêm trọng, “phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định” (điểm a khoản 1); “Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng” và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định.
– Cải tạo không giam giữ (Điều 36 Bộ luật Hình sự năm 2015) được bổ sung một loạt các quy phạm mới hoàn toàn mang tính nhân đạo như: “Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án đang thực hiện nghĩa vụ quân sự” (đoạn 2 khoản 3); Toàn bộ nội dung khoản 4 mới (gồm 04 đoạn).
– Tù có thời hạn (Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015) được bổ sung tại khoản 2 một quy phạm mới hoàn toàn mang tính nhân đạo là hình phạt này không được áp dụng đối vói “người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”.
– Tử hình (Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015). Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự trong một quốc gia đang xây dựng nhà nước pháp quyền nên nhà làm luật đã cố gắng quy định sao cho đáp ứng được các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế thông qua Liên hợp quốc nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ hình phạt nghiêm khắc và tàn bạo nhất này ra khỏi pháp luật hình sự nước ta.
– Vì tính chất đặc biệt thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của Bộ luật Hình sự năm 2015 nên cần xem xét riêng biệt một số đặc điểm cơ bản liên quan đến tử hình với tư cách loại hình phạt chính và nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt này là:
+ Tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 nhà làm luật đã ghi nhận quy phạm mới về hạn chế áp dụng tử hình bằng cách quy định cụ thể là chỉ áp dụng tử hình đối vối người bị kết án về tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội phạm nhất định về: Xâm phạm an ninh quốc gia; Xâm phạm tính mạng con người; Liên quan đến ma túy; Tham nhũng và; Một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.
+ Tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 ngoài hai đối tượng cũ không bị áp dụng hình phạt tử hình là “phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi” như quy định trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) nhà làm luật đã bổ sung thêm một đối tượng nữa không bị áp dụng hình phạt tử hình – “người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi bị xét xử”.
Cụ thể:
“Điều 40. Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;…”
+ Tại khoản 3, ngoài hai đối tượng cũ không bị thi hành hình phạt tử hình như quy định trong Bộ luật Hình sự trước đó (năm 1999) bằng các quy phạm mang tính khuyến khích nhà làm luật đã bổ sung thêm hai đối tượng cũng không bị thi hành hình phạt tử hình là “người đủ 75 tuổi trở lên” (điểm b); và “người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” (điểm c).
3. Kỹ thuật lập pháp về biện pháp tư pháp trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Các quy phạm về biện pháp tư pháp được ghi nhận tại Chương VII Bộ luật Hình sự năm 2015 vối 04 điều luật.
Cụ thể là các điều từ điều 46 đến điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015, các điều này cho thấy ngoài 03 biện pháp tư pháp đối với cá nhân phạm tội (các điểm a và b Điều 46) có hai đặc điểm cơ bản, cụ thể:
Đặc điểm thứ nhất: Bổ sung thêm hai biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội (các điểm c và d khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015);
Đặc điểm thứ hai: Ghi nhận gộp quy phạm về “thời gian bắt buộc chữa bệnh” mà trước đây trong Bộ luật Hình sự (năm 1999) là một điều độc lập vào Điều 46 “Bắt buộc chữa bệnh” của Bộ luật Hình sự năm 2015.
4. Kỹ thuật lập pháp về hình phạt trong chế định các biện pháp cưỡng chế hình sự
Nghiên cứu nội hàm các quy phạm của chế định về các biện pháp cưỡng chế hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy dưới góc độ kỹ thuật lập pháp:
– Các quy định tại 09 điều đó là điều 32, điều 35, điều 36, điều 38, điều 40, điều 46 đến điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì được phân chia theo khoản, nhưng tại 06 điều khác, đó là điều 37, điều 39, điều 41, điều 42, điều 43 và điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì lại theo đoạn.
– Trong Chương VI “Hình phạt” và Chương VII “Biện pháp tư pháp” của Bộ luật Hình sự năm 2015 không chỉ có các quy phạm liệt kê danh mục hai hình phạt và biện pháp tư pháp đối với hai chủ thể phạm tội (cá nhân và pháp nhân thương mại) nhưng lại chỉ có các quy phạm cụ thể hóa về bản chất pháp lý của từng hình phạt và từng biện pháp tư pháp đối với một chủ thể là người phạm tội, còn các quy phạm này đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì lại không có mà lại được ghi nhận trong Chương XII về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội, mà lẽ ra cần nhất quán như vậy đốỉ với cả hai chủ thể phạm tội thì hợp lý hơn.
– Quan điểm đúng đắn được thừa nhận chung và hoàn toàn chính xác về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và về mặt khoa học luật hình sự là: Hình phạt phải và chỉ được áp dụng đối với người bị kết án mà theo Bộ luật Hình sự năm 2015 phải là người phạm tội và pháp nhân thương mại có liên đới trong việc phạm tội bị kết án theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án, có nghĩa là khi đề cập việc áp dụng “hình phạt” thì phải là áp dụng đối với chính chủ thể “bị kết án”, tức là cặp phạm trù “hình phạt” và “người bị kết án” luôn gắn kết với nhau.
Tuy nhiên, là tại 16 điều thuộc Chương VI “Hình phạt” Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: Có 09 điều, từ điều 37 đến điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015 dùng thuật ngữ chính xác là người “bị kết án” tuy nhiên có 07 điều khác, đó là điều 30 đến điều 36 lại dùng thuật ngữ chưa chính xác là người “phạm tội”; bởi lẽ, nếu như người phạm tội đáp ứng được đầy đủ những điều kiện do Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định và đã được Viện kiểm sát miễn trách nhiệm hình sự rồi, thì họ đâu còn bị Tòa án đưa ra xét xử để trở thành người bị kết án và bị áp dụng hình phạt nữa.
5. Kỹ thuật lập pháp đối với thẩm quyền áp dụng hình phạt trong chế định các biện pháp cưỡng chế hình sự
Trong đối với thẩm quyền áp dụng hình phạt thì Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tại Điều 30 “Khái niệm hình phạt” quy định rất cụ thể rằng hình phạt “do Tòa án quyết định” và chỉ rõ chủ thể bị áp dụng là “người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội”.
Tuy nhiên, đối với biện pháp tư pháp thì lại thiếu hoàn toàn các điều khoản đề cập: Định nghĩa pháp lý của khái niệm biện pháp tư pháp; Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tư pháp? và; Áp dụng đôì vối chủ thể nào?
Tran trọng!