1. Các chế định của Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam

a. Khái quát về các chế định của Phần chung pháp luật hình sự nói chung

Nhìn chung, khi nghiên cứu hệ thống những vấn đề thuộc Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam đã được pháp điển hóa cần được triển khai theo một quy trình chặt chẽ của các bước trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự để giải quyết một vụ án hình sự nhằm đạt được sự thống nhất tương ứng với lần lượt 08 chế định lớn của Phần chung pháp luật hình sự của pháp luật hình sự Việt Nam trên cơ sở trên thứ tự trước đến sau và điều này đều hoàn toàn giống nhau đối với trong cả ba Bộ luật Hình sự (Bộ luật hình sự (năm 1985), Bộ luật hình sự (năm 1999) và Bộ luật hình sự năm 2015) đó là các chế định sau đây:

– Đạo luật hình sự

– Tội phạm

– Những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi

– Trách nhiệm hình sự

– Các biện pháp cưỡng chế hình sự

– Quyêt định hình phạt

– Các biện pháp tha miễn

– Chế định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

Ngoài các chế định trên đây, sẽ tùy thuộc sự phát triển của các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước mà hệ thống và cấu trúc các chế định lớn thuộc Phần chung của ba Bộ luật Hình sự sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau sẽ không đáng kể. Ví dụ, ngoài 08 chế định lớn thuộc Phần chung pháp luật hình sự thực định giống nhau ra, trong hai Bộ luật Hình sự (thứ nhất và thứ ba) mỗi Bộ luật đều có bổ sung thêm một chế định lớn khác nữa, mà cụ thể như sau:

a. Bộ luật Hình sự đầu tiên là Bộ luật hình sự (năm 1985), bộ luật này đã được bổ sung thêm một chế định lớn thứ 09 về trách nhiệm hình sự của quân nhân phạm tội (mà kể từ Bộ luật Hình sự của năm 1999 trở đi thì không còn chế định này nữa); và;

b. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thêm một chế định lớn thứ 09, đó là chế định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội.

b. Các chế định trong Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)

Theo logic của việc nghiên cứu Phần chung pháp luật hình sự thì sau khi xem xét những vấn đề liên quan đến hệ thống và cơ cấu (về mặt hình thức) sẽ phân tích đến hệ thống những vấn đề về Phần chung pháp luật hình sự thực định nước nhà đã được pháp điển hóa lần thứ nhất tương ứng với các quy phạm thuộc 09 chế định lớn trong Bộ luật Hình sự đầu tiên năm 1985 của nước Việt Nam thống nhất. Dó đó, hệ thống những vấn đề thuộc Phần chung Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985) sẽ được xem xét tương ứng với các chế định lớn trong 09 phần mà chúng ta sẽ phải nghiên cứu, đó là:

– Về đạo luật hình sự.

– Về tội phạm.

– Về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi.

– Trách nhiệm hình sự.

– Về các biện pháp cưỡng chế hình sự (với hai nhóm quy phạm tương ứng theo hai chế định nhỏ, đó là: Hình phạt và biện pháp tư pháp (biện pháp tư pháp).

– Về quyết định hình phạt.

– Về các biện pháp tha miễn (ỗ đây gồm rất nhiều nhóm quy phạm của các chế định nhân đạo nhỏ thuộc nó).

– Về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.

– Và cuối cùng, về trách nhiệm hình sự của quân nhân phạm tội.

Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu về hai chế định: Chế định về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi và chế định trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985).

2. Khái quát chế định về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật có thể kể đến như: Do sự kiện bất ngờ. Tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội gây nguy hại cho xã hội thì được coi là sự kiện bất ngờ; Do lâm vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; Do phòng vệ chính đáng hay trong tình thế cáp thiết…

Mặc dù chế định này chưa được chính thức quy định trong một chương độc lập nhưng lần đầu tiên các quy phạm thuộc chế định lớn này đã được ghi nhận tại 04 điều riêng biệt trong Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985), đó là Điều 11 “Sự kiện bất ngờ”; Điều 12 “Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự”; Điều 13 “Phòng vệ chính đáng”; và Điều 14 “Tình thế cấp thiết” – mà việc phân tích các quy phạm của chế định nhân đạo lớn này đã cho thấy nội hàm của chúng được thể hiện qua những thuộc tính chung với các đặc điểm cơ bản chúng ta sẽ phân tích sau đây.

Bộ luật Hình sự năm 1985 đã thể hiện sự tiến bộ nhất định khi xếp nhóm 04 trường hợp có cùng bản chất pháp lý nêu trên ở vị trí liền kề nhau.

3. Về mặt kỹ thuật lập pháp của chế định về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi

Về mặt kỹ thuật lập pháp thì 04 chế định nhân đạo này cũng vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

a. Mặc dù chúng không phải là những hành vi có tính tội phạm, tức là về mặt bản chất pháp lý rõ ràng là chúng hoàn toàn khác xa với bản chất pháp lý của những phạm trù (hành vi) gần và có liên quan đến tội phạm nhưng trong Bộ luật Hình sự năm 1985 chúng lại “bị” sắp xếp trong cùng một Chương 3 “Tội phạm” (với 8 điểu luật khác về những phạm trù/hành vi gần và có liên quan đến chế định tội phạm như lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm do cố ý, đồng phạm).

b. Việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý còn thiếu sự nhất quán khi đề cập hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi trong 04 trường hợp, chẳng hạn như: Trong hai trường hợp đầu (Điều 11 và Điều 12) thì gọi là “không phải chịu trách nhiệm hình

sự”; Còn trong hai trường hợp sau thì trường hợp thứ nhất sử dụng danh từ và trường hợp thứ hai lại sử dụng động từ – “không phải là tội phạm” (Điều 13) và “không phải là phạm tội” (Điều 14).

4. Nhận xét chế định về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật có thể kể đến như:
– Do sự kiện bất ngờ. Tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội gây nguy hại cho xã hội thì được coi là sự kiện bất ngờ.
– Do lâm vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
-Do phòng vệ chính đáng hay trong tình thế cáp thiết…

Chế định này về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi mặc dù chưa được chính thức quy định trong một chương độc lập nhưng lần đầu tiên các quy phạm thuộc chế định lớn này đã được ghi nhận tại 04 điều riêng biệt trong Phần chung Bộ luật Hình sự (năm 1985), đó là Điều 11 “Sự kiện bất ngờ”; Điều 12 “Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự”; Điều 13 “Phòng vệ chính đáng”; và Điều 14 “Tình thế cấp thiết”.

Như vậy, có thể nói rằng, chế định này là một thành tựu xứng đáng được đánh giá cao bởi lẽ đây chính là sự khẳng định và kế thừa luận điểm đúng đắn của thực tiễn xét xử thời kỳ trước pháp điển hóa tại Chỉ thị số 07/HS-2 ngày 22/12/1985 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ vì nó đã đánh dấu sự nhận thức khoa học rất đúng của nhà làm luật về sự cần thiết phải tiếp tục nhân đạo hóa và hoàn thiện hơn nữa chế định lớn đầy tính nhân văn này (nói riêng) và toàn bộ hệ thông pháp luật hình sự đã được pháp điển hóa (nói chung).

5. Chế định trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985)

Có thể hiểu trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định.

Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chố người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.

Trách nhiệm hình sự cũng là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện; là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định; và là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của Trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.

Như vậy ta có thể thấy rằng:

Đối với chế định trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam (năm 1985) nói rieng và Chế định trách nhiệm hình sự của Bộ luật hình sự của Việt Nam nói chung, nhược điểm chung lớn nhất của hệ thông pháp luật hình sự thực định Việt Nam suốt hàng chục năm qua là trong Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam (năm 1985) (cũng như Phần chung của Bộ luật Hình sự (năm 1999) và Bộ luật Hình sự năm 2015) đều vẫn còn tồn tại khiếm khuyết rất cơ bản là chưa ghi nhận trong một chương riêng biệt các quy phạm về trách nhiệm hình sự với tư cách là một chế định lớn độc lập quan trọng nhất của pháp luật hình sự vì cả ba Bộ luật Hình sự mới chỉ ghi nhận duy nhất một quy phạm về cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2) nhưng lại quy định chung với các quy phạm về đạo luật hình sự trong Chương I “Điều khoản cơ bản”.

Trân trọng!