Căn cứ pháp lý:

– Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2006, 2009;

– Tổ chức cơ quan điều tra năm 2015.

1. Những quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự về Cán bộ điều tra?

Đây là quy định mới của Luật Tổ chức cơ quan điều tra năm 2015 so với Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2006, 2009. Trong đó, cán bộ điều tra được quy định tại Điều 59 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, cụ thể là: 

–        Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra được quy định như sau:

+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 46 (tiêu chuẩn chung của Điều tra viên) của Luật này có thể được bổ nhiệm làm Cán bộ điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động điều tra hình sự;

+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

–        Khi tiến hành điều tra vụ án, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phân công người thuộc cơ quan, đơn vị làm Cán bộ điều tra giúp mình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Cụ thể là: Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:

+ Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự; 

+ Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ Luật Tổ chúc cơ quan điều tra hình sự;

+ Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.

–        Cán bộ điều tra chịu trách nhiệm trước Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Quy định về Hội đồng thi tuyển Điều tra viên

Hội đồng thi tuyển Điều tra viên các ngạch được quy định tại Điều 55 của Luật Tổ chức cơ quan điều trạ hình sự, trong đó quy định như sau:

Hội đồng thi tuyển Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên sơ cấp trong Công an nhân dân được quy định như sau:

–        Hội đồng thi tuyển Điều tra viên cao cấp trong Công an nhân dân và Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Bộ Công an gồm cổ:

+ Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Công an chỉ định.

+ Các ủy viên là:

*        Đại diện lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.

*        Đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra.

*        Đại diện lãnh đạo Cơ quan An ninh điều tra.

*        Đại diện lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ.

*        Đại diện lãnh đạo Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an.

–        Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có:

+ Chủ tịch là Giám đốc Công an cấp tỉnh.

+ Các ủy viên là:

*        Đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra,

*        Đại diện lãnh đạo Cơ quan An ninh điều tra.

*        Đại diện lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ.

*        Đại diện lãnh đạo Phòng Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp hoặc Phòng Tham mưu Công an cấp tỉnh.

–        Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyến Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trường Bộ Công an quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển. 

Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân gồm có:

–        Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ định.

–        Các ủy viên là:

+ Đại diện lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

+ Đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.

+ Đại diện lãnh đạo Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng.

+ Đại diện lãnh đạo Cục Cán bộ và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng.

–        Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.

3. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

–        Chủ tịch là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định.

–        Các ủy viên là:

+ Đại diện ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 

+ Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

+ Đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tôi cao.

+ Đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

–        Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.

Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

–        To chức thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp;

–        Công bố danh sách những người trúng tuyển;

–        Đề nghị cấp có thẩm quyền bố nhiệm người đã trúng tuyển làm Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp.

Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định, thuộc Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định. 

3. Chế độ, chính sách đổi với người làm công tác điều tra hình sự

Chế độ chính sách đối với người làm công tác điều tra hình sự được quy định tại Điều 60 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự như sau:

–        Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ Quân đội nhân dân công tác trong các Cơ quan điều tra được phong, thăng cấp bậc hàm lực lượng vũ ưang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

–        Cán bộ, công chức công tác tại Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

–        Điều tra viên, Cán bộ điều tra được hưởng lương, phụ cấp (có chức danh Điều tra viên các ngạch đều được hưởng phụ cấp 15%) và các chế độ, chính sách, quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

–        Trong công tác điều tra hình sự, tập thể, cá nhân có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; cá nhân bị tổn hại về danh dự thi được khôi phục, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

4. Quy đinh về vấn đề đảm bảo biên chế, đào tạo, bồi dưỡng trong công tác điều tra hình sự

Đảm bảo biên chế, đào tạo, bồi dưỡng trong công tác điều tra hình sự được quy định tại Điều 61 của Luật Tố chức cơ quan điều tra hình sự, cụ thể là:

–        Nhà nước bảo đảm biên chế cần thiết cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Căn cứ vào tính chất địa bàn, biên chế do Nhà nước quy định, Chỉ tiêu của Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh bổ sung biên chế, tăng cường biên chế theo đúng quy định đảm bảo nhân lực để giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn.

–        Người làm công tác điều tra hình sự phải được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Đoi với từng chức danh của người làm công tác điều tra hình sự, lãnh đạo Bộ Công an, Ban Giám đốc Công an tỉnh tiến hành mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn và cử, phân công cán bộ tham dự các lóp này như lóp bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, lớp bồi dưỡng các kỹ năng lấy lời khai, hỏi cung… 

5. Quy định về vấn đề đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động điều tra hình sự

Nội dung đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động điều tra hình sự được quy định cụ thể tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra như sau:

* Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra hình sự

–        Căn cứ yêu cầu công tác điều tra hình sự, địa bàn hoạt động và điều kiện kinh tế – xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác, nhất là đối với Cơ quan điều tra đóng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn trọng yếu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

–        Việc trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

–        Trong trường hợp cấp thiết, để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn, Điều tra viên được huy động, sử dụng phương tiện giao thông,

thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức và cá nhân, kể cả những người điều khiển phương tiện ấy, trừ phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự và phải hoàn trả ngay khi tình huống cấp thiết không còn; trường hợp xảy ra thiệt hại thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

* Bảo đảm kỉnh phí cho hoạt động điều tra hình sự

– Nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra hình sự. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí cho hoạt động điều tra hình sự được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước.