1. Bệnh lao là gì? Bệnh lao có nguy hiểm không?

Bệnh lao là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gây bệnh ở bộ phận phổi của con người. Bệnh có thể lan truyền từ người này sang cho người khác thông qua đường giọt bắn xuất phát từ cổ họng và phổi của người bệnh đang bị bệnh lao phổi giai đoạn tiến triển phát bệnh.Chỉ khoảng 5-10% những người bị nhiễm lao sẽ phát triển bệnh lao trong đời. Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công mỗi phổi mà còn có thể thông qua đường máu hoặc bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình như thận, cột sống và não để gây bệnh tại đó. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời vfa đúng cách có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh lao thường có hai loại chính bao gồm:

  • Bệnh lao tiềm ẩn: là tình trạng khi vi khuẩn gây nên bệnh lao có thể sống trong cơ thể mà không làm cho bạn bị mắc bệnh. Khi bạn hít phải vi khuẩn lao trong không khí cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng để chống lại những vi khuẩn này, ngăn không cho chúng phát triển. Những người bị nhiễm lao tiềm ẩn thường không cảm thấy có triệu chứng nào và không thể truyền vi khuẩn lao sang người khác.
  • Bệnh lao: nếu vi khuẩn lao trở nên hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể và nhân lên nhanh chóng, người bệnh sẽ chuyển từ bị nhiễm lao tiềm ẩn snag bị bệnh lao. Khi bị bệnh lao thì bạn rất dễ lây sang cho người khác. Vì lý do này những người bị bệnh lao thường có xu hướng bị mọi người né tránh và cách ly.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao, tuy nhiên có một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố này bao gồm: hệ miễn dịch yếu, sống trong khu vực có tỉ lệ mắc bệnh lao cao, điều kiện kinh tế thấp và thường xuyên sử dụng chất kích thích, sống trong môi trường mà thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lao.
Những triệu chứng của bệnh lao: 

  • Ho đặc kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn
  • Đau ở ngực
  • Ho ra máu
  • Chán ăn 
  • Sốt, ơn lạnh
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm

Các triệu chứng của bệnh lao ở các bổ phận khác của cơ thể sẽ phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng. 

 

2. Bệnh lao phổi được nghỉ chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì một năm người đó sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa là 30 ngày, còn nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên 15 năm thì họ sẽ được hưởng chế độ nghỉ việc tối đa là 40 ngày.

Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần;

Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Thông tư 46/2016/TdT-BYT; danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

TT Danh mục bệnh theo các chuyên khoa Mã bệnh theo ICD
I Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
1. Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan) A06
2. Tiêu chảy kéo dài A09
3. Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng A15 đến A19

Theo đó, bệnh lao được quy định trong danh mục kèm theo của Thông tư này với mã bệnh theo ICD 10 là A15 đến A19.

 

3. Người bị bệnh lao thì có được hưởng chế độ bảo hiểm không?

Người lao động theo quy định của luật bảo hiểm thì nếu có nhu cầu thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc các trường hợp, bao gồm:

  • Người lao động đủ tuổi nhận lương hưu theo quy định mà chưa đủ thời gian 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.;
  • Người lao động ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Người lao động khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
  • Tại điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định các bệnh được hưởng chế độ bảo hộ một lần gồm người lao động mắc bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong lao nặng, nhiễm HIV AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác để phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân hằng ngày mà cần phải có người giúp đỡ, theo dõi và chăm sóc.

 

3.1 Mức bảo hiểm xã hội một lần khi bị lao phổi nặng là bao nhiêu?

Mức bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, mỗi năm được tính cụ thể như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội,
  • Mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

 

3.2 Mức trợ cấp tuất hàng tháng là bao nhiêu?

– Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức cơ sở.

– Đối với trường hợp có một người chết thuộc đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo khoản 1 điều 67 luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân của những đối tượng này được hưởng 2 lần mức trợ cấp theo quy định của pháp luật.

– Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng theo quy định chết. Trường hợp khi người bố chết nhưng người mẹ đang có bầu thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.

Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề Chế độ nghỉ ốm đau của người bị bệnh lao của Luật LVN Group. Mọi thắc mắc xin quý vị liên hệ tới tổng đài số 1900.0191 để được tư vấn tận tình và chi tiết hơn.  Trân trọng!