1. Chế độ nghỉ phép của giáo viên ?

Thưa luật sự, Chúng tôi là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đ. Trong năm học, Phó HT trường tôi ốm đau nằm bệnh viện và xin về phép đột xuất, nhà trường cấp giấy phép và Phòng GD&ĐT ký đồng ý; các thủ tục quy định về thanh toán chế độ phép cũng đầy đủ. Nhưng khi kế toán đưa ra kho bạc để thanh toán, thì phụ trách kho bạc trả lời:
Giáo viên chỉ được nghỉ theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 15/2017/TT- BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc với GV phổ thông, không áp dụng chế độ nghỉ phép theo thông tư số 141/2011/TT-BTC. Như vậy có đúng không?
Mong Luật sư trao đổi giúp. Chân thành cảm ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả Lời:

Trước hết căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông đã được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, Khoản 3 tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Theo đó chế độ nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp nếu có của giá viên bao gồm 2 tháng nghỉ hè và các ngày nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của luật lao động, điều cần lưu ý ở đây đó là hai tháng nghỉ hè của giáo viên sẽ được tính thay cho ngày nghỉ phép hằng năm nên ngoài thời gian nghỉ hè này ra giáo viên chỉ có thể xin nghỉ lâu dài cho việc riêng ngoài các ngày quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 và không được hưởng lương và các khoản phụ cấp nếu được sự cho phép của ban giám hiệu nhà trường căn cứ theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động :

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Vậy với trường hợp của bạn thời gian xin nghỉ của giáo viên nói trên sẽ không được tính vào thời gian nghỉ phép năm được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác nữa do thời gian nghỉ phép đã năm rơi vào hai tháng nghỉ hè. Do đó khi được phép nghỉ về thăm bố ốm giáo viên này sẽ không được thanh toán các khoản tiền lương và phụ cấp theo thông tư Thông tư số 141/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập nữa, bên kho bạc thông báo như vậy là đúng với quy định của pháp luật.

 

2. Tư vấn cách tính ngày nghỉ phép đối với nhân viên có thâm niên là 9 năm ?

Tôi tên là Nguyễn Văn Danh, tôi hiện nay làm cho công ty thâm niên là 9 năm. Xin cho hỏi cách tính phép nghỉ hàng năm như thế nào. Hiện nay công ty tính ngày nghỉ phép hàng năm là 12 ngày nghỉ phép.
Cứ thâm niên 3 năm một lần thì được tăng 1 ngày phép vào năm thứ 3, sang năm thứ 4 quay trờ về 12 ngày phép và tiếp tục tới năm 6 sáu được cộng 1 ngày phép và năm thứ 7 quay trở về 12 ngày phép và cứ tiếp tục 3 năm một lần được hưởng 1 ngày phép như thế. Như vậy cách tính ngày phép đối với người thâm niên 9 năm lao động cho 1 công ty như vậy có đúng theo luật VN hay không? hay có cách tính nào khác nữa ?
Xin tư vấn luật giúp tôi.
Người hỏi: Nguyễn Văn Danh

 

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì công ty bạn đã vi phạm pháp luật lao động về nghỉ hằng năm. Số ngày nghỉ hàng năm được quy định tại Điều 113, 114 Bộ luật Lao động năm 2019 :

“Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm…”

Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

Công ty bạn có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động nhưng vẫn phải tuân thủ số ngày nghỉ hằng năm theo đúng quy định.

 

3. Nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật lao động ?

Kính chào Luật sư của LVN Group, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group: Nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành?

Em làm công ty đã trên 5 năm, giờ em muốn biết nếu làm trên 5 năm thì được hưởng phép năm như thế nào vậy. Có được tính thêm ngày nghỉ thứ 13 không ? Và ngày phép năm thứ 13 đó em chỉ được nghỉ 1 lần trong năm đó thôi hay những năm sau em cũng được nghỉ vậy ?

Em xin cám ơn!

Người gửi: T.T Phương

>> Tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm, Gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Kính chào bạn T.T.Phương, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.

Bộ luật Lao động năm 2019 mới quy định về nghỉ hằng năm như sau:

“Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc”.

“Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”.

Trường hợp của bạn, bạn đã làm việc trên 5 năm, đã đủ điều kiện để hưởng ngày nghỉ phép hàng năm thứ 13.

Khi đủ thời gian làm việc để được hưởng ngày nghỉ phép hàng năm thứ 13 thì trong những năm tiếp sau đó làm việc tại công ty, bạn vẫn được hưởng ngày nghỉ thứ 13 này theo quy định của pháp luật.

Bạn có thể tham khảo thêm quy định của Bộ luật lao động năm 2019 tại Mục 2 Chương VII.

 

4. Chuyển công tác có được tính ngày nghỉ phép năm tại công ty cũ không ?

Chào Luật sư của LVN Group! Thưa Luật sư của LVN Group, cho Em hỏi Em đi làm đã được 3 năm, phép năm nay Em chưa nghỉ, Em biết người lao động được nghỉ 12 ngày phép trên 1 năm. Nhưng cuối tháng 4 này Em muốn chuyển công tác sang chỗ mới. Thế theo Luật sư của LVN Group Em có được nghỉ phép bên công ty cũ này không ạ?
Em xin cảm ơn!
Người hỏi: Tam Nguyen

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 mới quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ, theo đó:

“3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”

Theo quy định trên, nếu bạn muốn chuyển nơi công tác mà chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ thì bạn sẽ được công ty cũ thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm (12 ngày).

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khoản 3, 4 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động để tính tiền lương làm căn cứ trả lương cho bạn trong ngày nghỉ hàng năm mà bạn chưa nghỉ. Cụ thể:

“3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.”

 

5. Dựa vào mức lương nào để thanh toán phép năm ?

Thưa Luật sư của LVN Group. Tôi có thắc mắc rất mong được sư tư vấn như sau: Lương cơ bản của tôi hiện tại là 3.710.000. Cộng cả phụ cấp là 4.810.000 Vậy nếu tôi xin nghỉ phép năm thi khi tính lương ngày nghỉ phép năm tôi tính trên lương cơ bản hay là lương gồm cả phụ cấp ạ. Khi truy lĩnh cuối năm những ngày phép chưa nghỉ thì tính trên lương nào a?
Rất mong nhận được sư tư vấn. Xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Khoản 3, điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động quy định về vấn đề tiền lương những ngày chưa nghỉ hàng năm như sau:

“3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Đối với người lao động đã làm việctừ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trướckhi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

b) Đối với người lao động có thờigian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động củatoàn bộ thời gian làm việc.

4. Tiền lương tính trả cho người laođộng trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằngnăm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bìnhthường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trướcthời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.”.

Như vậy, tiền lương làm căn cứ trả cho những ngày chưa nghỉ hàng năm căn cứ vào tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động. Tức là mức lương cơ bản 3.710.000 đồng. Trường hợp của bạn người lao động đã làm việc từ đủ 6 tháng trở lên thì tiền trả cho người lao động là tiền lương bình quân theo hợp đồng của 6 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm. Tham khảo bài viết liên quan: Quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm cho người lao động?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.