1. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, công chức là giáo viên?
>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại Công văn 9552/TCCB thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ thì mức phụ cấp 0,2 so với mức lương tối thiểu được áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm hóa, sinh, điện cao áp, thủ kho hóa chất.
Quy định này được áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) đang hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ làm việc trong các phòng thí nghiệm ở các trường và các cơ sở giáo dục khác trực thuộc Bộ.
Như vậy, bạn có quyền được hưởng phụ cấp như quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
2. Ngoài lương cơ bản người lao động có được hưởng phụ cấp độc hại hay không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.0191
Theo quy định của Thông tư số 07/2005/TT-BNV thông tư của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
– Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
– Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
– Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
– Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Bạn có thể căn cứ vào quy định trên, xem xét công việc của mình có đang thuộc nơi làm việc được hưởng yếu tố độc hại hay không. Nếu thuộc trường hợp được hưởng phụ cấp độc hại mà bạn không được hưởng thì bạn có quyền yêu cầu ban ngành có liên quan giải quyết quyền lợi cho bạn.
3. Điều kiện hưởng phụ cấp độc hại ?
>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
1. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Lao động 2012:
“Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”.
Nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được quy định trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tạiThông tư 36/2012/TTBLĐTBXH Ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Điều kiện hưởng và mức hưởng?
Theo khoản 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao độnglàm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại:
“Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Căn cứ tính phụ cấp độc hại ?
>> Tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXHcủa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. thì:
“Điều 8. Xây dựng thang lương, bảng lương……..
Đối với trường hợp đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.”
Thông tư ngày là thông tư có giá trị pháp lý thay thế cho thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực từ ngày 10/6/2015, bạn có thể dùng quy định tại điều khoản trên để làm căn cứ cho việc tính phụ cấp độc hại. Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục làm chế chế độ phụ cấp độc hại cho người lao động?
5. Phụ cấp độc hại nguy hiểm tính như thế nào ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại điểm a khoản 3 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức:
“a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, nếu thời gian làm việc tại nơi làm việc có yếu tố độc hại của bạn trên 4 giờ một ngày thì được tính là cả ngày làm việc để làm cơ sở tính hệ số trợ cấp. Bạn căn cứ vào hệ số trợ cấp của mình tương ứng với mức tiền phụ cấp để xác định số tiền phụ cấp mình được hưởng.
Tổng số tiền phụ cấp trong một ngày bằng: 1* hệ số phụ cấp* lương cơ sở/số ngày làm việc trong tháng.
Theo quy định của BLLĐ về nghỉ hằng tuần:
“Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”
Như vậy, bình quân người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày làm việc trong một tháng, cho nên theo cách tính thông thường, số ngày làm việc bình thường trong một tháng của bạn được xác định là 26 ngày.
6. Phụ cấp độc hại,nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong phòng thí nghiệm ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo công văn 9552 thì bạn được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công văn 9552/TCCB hướng dẫn thông tư 23-LĐTBXH/TT đã hết hiệu lực năm 2005. Ở thời điểm bạn làm việc đã có thông tư 07/2005/TT-BNC thay thế nên sẽ áp dụng theo quy định của thông tư này.
Thông tư 07/2005/TT-BNV có quy định: Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng phụ cấp. Như vậy, bạn hàon toàn có quyền được truy lĩnh số phụ cấp không được hưởng trước đó.
Để được hưởng quyền lợi của mình, bạn làm hồ sơ gửi lên Phòng giáo dục, trong đó có 1 bản thuyết minh về tác động của các chất độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ, nêu rõ ngành nghề và mức phụ cấp theo pháp luật.