1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi, theo cách gọi truyền thống trước đây, là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nước. Những đặc điểm đó là:
– Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sồ hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa – đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.
Điều 3 khoản 8 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Điều này có nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nội đung quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.
– Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
– Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và người mua có thể là thể nhân (physical person – personne physique), pháp nhân (legal person – personne morale) hoặc cũng có thể là Nhà nước.
– Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thệ nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng…
– Xét về mặt tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ưdc hẹn. Luật pháp của các nưóc trên thế giới đều có quan điểm thông nhất về những điểm nêu trên.
Nhưng, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài hoặc có nhân tố nước ngoài).
Nhìn từ góc độ pháp lý, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của hợp đồng mua bán cần phải nắm được. Trước hết, là các quy định của pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, về thủ tục ký kết và một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
– Điểu kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện hiệu lực mà luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ thể phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tính chất quốc tế nói trên làm nên đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm khái quát bước đầu sau đây:
– Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
– Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng có thể được chuyển qua biên giới của một nước, tức là có thể được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc được chuyển từ khu chế xuất…
– Tiền tệ dùng để thanh toán giữa hai bên, người mua và người bán, có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên.
– Tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc ký kết và thực hiện hợp đồng có thể do Tòa án của một nước hoặc do một tổ chức trọng tài có thẩm quyền xét xử.
– Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng) mang tính chất phức tạp, đa dạng: nếu là hợp đồng trong nưởc thì nó chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước đó, còn nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì có thể sẽ phải áp dụng luật nước ngoài, tập quán quốc tế hoặc điều ước quốc tế và thậm chí cả án lệ (tiền lệ xét xử).
Những đặc điểm này cũng đồng thời nói lên tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa mà dựa vào đó để phân biệt nó vối hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nói riêng và với hợp đồng thương mại nói chung.
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, điều mà cả hai bên quan tâm tiếp theo là hợp đồng đó sẽ được thực hiện như thế nào. Nếu các bên chấp hành tốt mọi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì quyền lợi của các bên sẽ được bảo đảm. Nhưng nếu một trong hai bên không chấp hành, hoặc chấp hành không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết thì không những quyền lợi của các bên bị ảnh hưởng mà việc vi phạm hợp đồng sẽ có tác động không tốt tới lưu thông dân sự của mỗi nước nói riêng và tối thương mại quốc tế nói chung. Vì vậy, ngay sau khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên đương sự cần lưu ý một số quy định của pháp luật đối với việc chấp hành hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3. Nguyên tắc chấp hành hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Luật pháp các nước đều quy định rằng, cũng như đối với hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa quôc tế phải được chấp hành theo ba nguyên tắc là chấp hành hiện thực, chấp hành đúng và chấp hành trên tinh thẩn hợp tác, hai bên cùng có lợi.
Nếu thụ trái không tuân thủ một trong ba nguyên tắc chấp hành nêu trên thì bị coi là vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu trách nhiệm trước trái chủ.
4. Xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng (tức là cho thụ trái), cần căn cứ vào bốn yếu tố sau:
– Thụ trái có hành vi trái pháp luật. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hành vi trái pháp luật được coi là việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt hợp đồng.
Trái chủ phải chứng minh về hành vi trái pháp luật này của thụ trái.
– Thụ trái có lỗi. Lỗi của thụ trái khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là lỗi suy đoán. Điều này có ý nghĩa là pháp luật dựa vào nguyên tắc “suy đoán lỗi” để quy trách nhiệm cho thụ trái chứ không dựa vào lỗi cố ý hay lỗi khinh xuất.
– Trái chủ có thiệt hại về tài sản. Thiệt hại mà trái chủ gánh chịu có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần (như mất uy tín kinh doanh). Thiệt hại đó phải mang tính chất thực tế, nghĩa là phải có thể tính toán được một cách cụ thể. Muôh đòi bồi thường thiệt hại, trái chủ phải chứng minh được là họ đã có thiệt hại thực tế đó.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ gánh chịu.
4.2. Các căn cứ miễn trách của thụ trái
Khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thụ trái sẽ được
miễn trách nếu họ chứng minh được là họ đã gặp được một trong các căn cứ miễn trách sau:
– Lỗi của trái chủ;
– Lỗi của người thứ ba;
– Gặp trường hợp bất ngờ;
– Gặp bất khả kháng.
Điều 294 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định bốn căn cứ miễn trách là: gặp bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà hai bên đã thỏa thuận; hành vi vi phạm của một bên là do phải thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thòi điểm giao kết hợp đồng.
Trong bốn căn cứ miễn trách nêu trên, bất khả kháng là căn cứ miễn trách thường hay gặp nhất trong buôn bán quốc tế. Vì luật pháp các nước quy định khác nhau về bất khả kháng cho nên, để được hưởng căn cứ miễn trách này, trong thực tế ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa ‘quốc tế, các bên thường liệt kê về các trường hợp được coi là bất khả kháng trong hợp đồng.
5. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thụ trái phải chịu trách nhiệm dân sự trước trái chủ. Trách nhiệm dân sự được biểu hiện thông qua sáu chế tài dân sự, là phạt vi phạm, buộc thực hiện đúng hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điểu 292 Luật Thương mại năm 2005).
– Chế tài phạt vi phạm
Luật pháp của tất cả các nưốc đều cho phép trái chủ có quyển yêu cầu thụ trái trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu như trong hợp đồng mua bán, hoặc trong các ván bản liên quan, có quy định mức phạt. Đó là chế tài phạt vi phạm.
Điều 300 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”.
Mức phạt được quy định trong hợp đồng có thể có hai loại là phạt do không thực hiện hợp đồng và phạt do chậm thực hiện hợp đồng. Điều quan trọng là các bên đương sự phải có sự thỏa thuận, dự kiến trước về mức phạt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Điều 301 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định mức phạt đôì với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đôì vối nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
– Chế tài buộc bồi thường thiệt hại
Nếu như các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi thụ trái vi phạm hợp đồng, trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái bồi thường thiệt hại.
Muốn áp dụng chế tài này, trái chủ phải chứng minh được những thiệt hại thực tế mà mình gánh chịu. Thiệt hại thực tế này thường bao gồm tổn thất thực sự và nguồn lợi (lợi nhuận) bị bỏ lỡ. Thụ trái phải bồi thường thiệt hại cho trái chủ theo nguyên tắc “bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Song, thụ trái không phải bồi thường những thiệt hại “nằm ngoài nhãn quan” của hai bên.
Về chế tài này, Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau: “1) Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm; 2) Giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưỏng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra”.
Điều 303 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ ba yếu tố sau đây:
1) Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2) Có thiệt hại thực tế;
3) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyển yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
– Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh (Điều 297 Luật Thương mại năm 2005).
Thực hiện đúng hợp đồng là làm đúng nghĩa vụ hợp đồng, nhằm vào đối tượng của hợp đồng. Chế tài này được áp dụng trong hai trường hợp. Thứ nhất, khi người bán không giao hàng, người mua có quyền tìm mua hàng của người bán khác và bắt người bán cũ bù chênh lệch. Thứ hai, khi người bán giao hàng người mua có quyền yêu cầu người bán sửa chữa khuyết tật của hàng hoặc thay thế hàng xấu bằng hàng có phẩm chất tốt.
Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không có sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định ở trên thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Nếu bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyển yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua.
Khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
– Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Điều 308 Luật Thương mại năm 2005 quy định: tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi gặp một trong các trường hợp sau đây:
1) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh.
– Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
Điều 310 Luật Thương mại năm 2005 quy định đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thồi điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyển yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đôì ứng.
Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh.
– Chế tài hủy bỏ hợp đồng
Đây là chế tài nặng nhất mà trái chủ có quyền áp dụng khi thụ trái vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Muôn áp dụng chế tài này, cần tuân theo một số điều kiện nhất định. Điều kiện để áp dụng chế tài hủy hợp đồng được quy định không giông nhau tùy theo luật pháp các nước. Ví dụ, theo luật pháp của Pháp, khi thụ trái vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trái chủ có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu sự vi phạm đó của thụ trái là sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Tương tự như Pháp, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng đưa ra điều kiện thụ trái có sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở cho việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng (Điều 25 va Dieu 49 khoản 1 mucji). Trong khi đó, luật pháp của Anh quy định rằng trai chủ có quyển huy hợp đồng khi thụ trái vi phạm các điểu khoản chủ yếu của hợp đồng. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rằng một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận (Điều 312 khoản 4 mục a) hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 312 mục b).
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng (Điều 3, khoản 13).
Luật pháp của tất cả các nước còn quy định rằng để cho việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng có giá trị pháp lý, trái chủ – người muốn áp dụng chế tài này phải thông báo cho thụ trái biết về việc mình sẽ hủy hợp đồng. Đây cũng là một điều kiện bắt buộc. Ví dụ, Điều 315 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rằng, bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường.
Việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng sẽ đưa lại những hậu quả pháp lý nhất định. Cụ thể, khi hợp đồng bị hủy, hai bên sẽ trở lại trạng thái ban đầu: người bán trả lại tiền cho người mua, người mua trả lại hàng cho người bán, mọi chi phí liên quan do thụ trái gánh chịu. Nếu hợp đồng đã được thực hiện một phần hay toàn bộ thì các bên có quyền đòi lại toàn bộ hoặc một phần đã được thực hiện đó. Mọi chi phí, thiệt hại và các phí tổn phát sinh do việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng gây ra đều do thụ trái – người đã vi phạm cơ bản hợp đồng – gánh chịu.
Muôn áp dụng chế tài hủy hợp đồng, cần thỏa mãn đủ các điểu kiện để áp dụng chế tài này theo quy định của luật pháp các nước. Tuy nhiên, khi đã có đủ điều kiện để hủy hợp đồng, trái chủ có quyền hoặc là áp dụng chế tài này hoặc có quyển đòi bồi thường thiệt hại. Việc áp dụng chế tài nào là do trái chủ tự quyết định, căn cứ vào lợi ích của từng chế tài và hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài đó đối với bản thân mình.