1. Che giấu tài sản là gì?

Che giấu tài sản là hành vi cất giấu, tẩy rửa những tài sản được tạo ra từ việc làm giàu bất hợp pháp nhằm những mục đích như trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tẩu tán tài sản từ việc tham nhũng.

Hành vi che dấu tài sản được quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng như sau:

Điều 23. Tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có

1. Mỗi quốc gia thành viên, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước minh, sẽ áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định là tội phạm các hành vi dưới đây, khi được thực hiện một cách cố ý:

(a) (i) Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, dù đã biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che dấu hoặc nguỵ trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến việc thực hiện tội phạm gốc để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của người này;

(ii) Che dấu hoặc nguỵ trang bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản, dù đã biết tài sản đó do phạm tội mà có;

(b) Phụ thuộc vào các khái niệm căn bản của hệ thống pháp luật nước mình:

(i) Nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm nhận đã biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có;

(ii) Tham gia, phối hợp với hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay giúp sức, xúi bẩy, tạo điều kiện thuận lợi và bày mưu để thực hiện bất kỳ tội phạm nào quy định tại Điều này.

2. Để thi hành hay áp dụng khoản 1 của Điều này:

(a) Mỗi quốc gia thành viên sẽ cố gắng áp dụng khoản 1 của Điều này ở phạm vi rộng nhất của các tội phạm gốc;

(b) Mỗi quốc gia thành viên sẽ quy định là tội phạm gốc đối với ít nhất là những tội phạm được quy định theo Công ước này;

(c) Để thực hiện điểm (b) trên đây, các tội phạm gốc bao gồm các tội phạm trong và ngoài phạm vi tài phán của quốc gia thành viên có liên quan. Tuy nhiên, các tội phạm ngoài phạm vi tài phán của một quốc gia thành viên sẽ chỉ cấu thành các tội phạm gốc khi hành vi tương ứng là hành vi phạm tội chiểu theo pháp luật quốc gia của nhà nước nơi hành vi đó được thực hiện và sẽ là hành vi phạm tội chiểu theo pháp luật của quốc gia thành viên đang thực hiện hoặc áp dụng Điều này nếu nó được thực hiện ở đó;

(d) Mỗi quốc gia thành viên sẽ cung cấp bản sao các văn bản pháp luật cho phép thực hiện Điều này cùng các thay đổi sau đó của các văn bản pháp luật này hoặc một bản mô tả cácvănm bản đó cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc;

(e) Nếu các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên đòi hỏi, các tội phạm nói tại khoản 1 Điều này không áp dụng cho những người thực hiện tội phạm gốc.

Điều 24. Che giấu tài sản

Trên cơ sở không trái với quy định tại Điều 23 của Công ước này, mỗi Quốc gia thành viên sẽ xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định là tội phạm hành vi che dấu, tiếp tục chiếm giữ tài sản dù biết rằng tài sản đó có được là từ thực hiện bất kỳ tội phạm nào được quy định theo Công ước này và nếu hành vi đó được thực hiện một cách cố ý sau khi tội phạm nói trên được thực hiện dù người thực hiện hành vi không tham gia vào tội phạm đó.

2. Xử lý hành vi che giấu tài sản, kê khai tài sản không trung thực theo pháp luật Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nghị định trên quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nghị định nêu rõ những người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm: các ngạch công chức và chức danh sau: chấp hành viên; điều tra viên; kế toán viên; kiểm lâm viên; kiểm sát viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm soát viên thị trường; kiểm toán viên; kiểm tra viên của Đảng; kiểm tra viên hải quan; kiểm tra viên thuế; thanh tra viên; thẩm phán.

Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Nghị định quy định rõ việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được công khai bao gồm bản kê khai lần đầu, bản kê khai phục vụ việc bổ nhiệm và bản kê khai hàng năm hoặc bản kê khai bổ sung liền trước đó. Việc công khai được thực hiện bằng hình thức công bố tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, người chủ trì cuộc họp thực hiện việc công khai bản kê khai như sau: phát cho những người bỏ phiếu tín nhiệm bản sao của các bản kê khai; đọc hoặc phân công người đọc bản kê khai phục vụ bổ nhiệm và kết luận xác minh tài sản, thu nhập (nếu có). Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập phải được ghi vào biên bản cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

Đối với bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm, bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công bố tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp để bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Kê khai không trung thực bị xử lý nặng

Theo Nghị định, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 2 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.

Nghị định cũng quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản kê khai, nộp bản kê khai thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức.

Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập có hành vi vi phạm trong việc tiếp nhận bản kê khai, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập, tiến hành xác minh, kết luận xác minh, công khai kết quả xác minh thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Các hành vi vi phạm quy định trên nếu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Các hành vi che dấu tài sản hiện nay

Mặc dù không phải toàn bộ mọi dịch vụ ở các “thiên đường thuế” đều là bất hợp pháp, phần lớn các khách hàng đều có ý đồ khuất tất như muốn che giấu tài sản, nguồn gốc của số tiền, và tránh đóng thuế.

Các cách thức để trốn tránh, giấu diếm tài sản đều như nhau, cho dù khách hàng là một doanh nhân giàu có, trùm buôn ma túy, hay chính trị gia tham nhũng.

– Các công ty bình phong

Một công ty bình phong có vẻ ngoài như doanh nghiệp hợp pháp. Nhưng nó thực chất chỉ là một vỏ bọc “rỗng”. Nó không có chức năng hay hoạt động nào khác ngoài mục đích duy nhất là quản lý tiền được gửi vào, trong khi che giấu thân phận của chủ nhân số tiền đó.

Đội ngũ nhân sự của công ty bình phong bao gồm các Luật sư của LVN Group, kế toán, và thậm chí là lao công. Họ không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc ký tên vào các văn bản.

Khi chính quyền muốn điều tra chủ nhân thực sự của khoản tiền trong công ty, phía công ty sẽ thông báo rằng quyền quản lý thuộc về ban quản trị. Nhưng đó chỉ là bức bình phong.

Một người giấu mặt trả lương cho họ chỉ để làm nhiệm vụ che giấu nguồn tiền khỏi sự điều tra của chính quyền. Các công ty bình phong còn có tên gọi khác là “công ty hộp thư”, do chúng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là địa chỉ để nhận văn bản.

– Trung tâm tài chính ở nước ngoài

Nếu bạn có một công ty bình phong, bạn sẽ không muốn đặt trụ sở tại London (Anh) hay Paris (London) vì chính quyền nơi đây sẽ dễ dàng điều tra ra ai là người đứng sau thật sự.

Do vậy, bạn cần đặt nó ở một trung tâm tài chính nước ngoài, mà thường là những “thiên đường thuế”. Các “thiên đường thuế” thường là những đảo quốc nhỏ có cơ chế bảo mật ngân hàng, hoặc thuế suất rất thấp hay thậm chí không đánh thuế với các giao dịch tài chính.

Các “thiên đường thuế” nổi tiếng là quần đảo Virgin thuộc Anh, Macao (Trung Quốc), Bahamas và Panama. Tại đây, phần lớn dịch vụ tài chính đều vô cùng hợp pháp.

Do quy định về bảo mật khiến những nơi này rất thu hút những người muốn trốn thuế trên toàn thế giới, đặc biệt khi chính quyền sở tại dường như cũng muốn làm ngơ.

– Cổ phiếu vô danh

Đây là loại cổ phiếu không ghi tên người sở hữu cụ thể, và nó được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý. Do tính vô danh nên bạn có thể thoải mái sử dụng mà không cần chứng minh quyền sở hữu.

Nếu bạn gửi cổ phiếu tại một hãng luật ở Panama, sẽ không ai có thể biết liệu khoản này thuộc về bạn hay không, hoặc thậm chí nó có tồn tại hay không.

Vì không có sự ghi nhận quyền sở hữu cụ thể, các cổ phiếu vô danh thường là một trong những lựa chọn để né thuế hoặc dùng trong các mưu đồ khuất tất. Kể từ năm 1982, chính phủ Mỹ đã chính thức cấm lưu hành cổ phiếu vô danh.

– Rửa tiền

Nếu bạn là một trùm ma túy hay một chính trị gia tham nhũng, bạn sẽ có rất nhiều tiền mặt, mà không có cách nào tiêu xài hoặc che giấu hiệu quả. Do vậy, giải pháp là phải rửa tiền.

Bạn sẽ chuyển số tiền này đến một công ty ở trung tâm tài chính nước ngoài tại các thiên đường thuế. Từ đây, những công ty này sẽ giúp chuyển tiền thành cổ phiếu vô danh, thuộc sở hữu của những công ty ma mà không ai biết đến.

Thông qua việc rửa tiền, bạn có thể sử dụng tài khoản này trong những hoạt động hợp pháp, như mua nhà nước ngoài, đóng học phí cho con cái, hoặc thanh toán các chi phí cho người thân.

4. Hồ sơ Pandora là gì?

Cuộc điều tra hồ sơ Pandora là sự hợp tác báo chí lớn nhất từ ​​trước đến nay trên thế giới, với sự tham gia của hơn 600 nhà báo từ 150 hãng truyền thông ở 117 quốc gia.

Cuộc điều tra dựa trên vụ rò rỉ hồ sơ bí mật của 14 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các cá nhân và tập đoàn giàu có tìm cách kết hợp các công ty vỏ bọc, quỹ tín thác, quỹ và các tổ chức khác trong các khu vực pháp lý không có thuế hoặc thuế ở mức thấp. Các thực thể cho phép chủ sở hữu che giấu danh tính với công chúng và đôi khi với các cơ quan quản lý. Thông thường, các nhà cung cấp giúp họ mở tài khoản ngân hàng ở các quốc gia có quy định tài chính lỏng lẻo.

Hồ sơ bao gồm một lượng lớn thông tin chưa từng có về những người được gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của các thực thể được đăng ký tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, Seychelles, Hồng Kông, Belize, Panama, Nam Dakota và các khu vực pháp lý bí mật khác. Chúng cũng chứa thông tin về các cổ đông, giám đốc và quan chức. Ngoài những người giàu có, nổi tiếng và không nổi tiếng, những người bị rò rỉ bao gồm những người không đại diện cho lợi ích công chúng và những người không xuất hiện trong hệ thống báo cáo, chẳng hạn như chủ doanh nghiệp nhỏ, bác sĩ và những người khác, thường là những giàu có, cá nhân tránh xa sự chú ý của công chúng.

Trong khi một số tệp có niên đại từ những năm 1970, hầu hết các tệp được ICIJ xem xét đều được tạo từ năm 1996 đến năm 2020. Các tài liệu bao gồm nhiều vấn đề: thành lập các công ty vỏ bọc, cơ sở và quỹ tín thác; việc sử dụng các thực thể đó để mua bất động sản, du thuyền, máy bay phản lực và bảo hiểm nhân thọ; việc sử dụng chúng để đầu tư và chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng; lập kế hoạch thừa kế và các vấn đề thừa kế khác; và việc tránh thuế thông qua các chương trình tài chính phức tạp. Một số tài liệu có liên quan đến các tội phạm tài chính, bao gồm rửa tiền.

5. Hồ sơ Pandora tiết lộ điều gì?

Những câu chuyện được tiết lộ gây chấn động gồm:

– Vua Jordan chi 70 triệu bảng Anh vào các bất động sản ở Anh và Mỹ thông qua các công ty thuộc sở hữu bí mật.

– Gia đình hàng đầu của Azerbaijan có sự tham gia ẩn giấu trong các giao dịch bất động sản ở Vương quốc Anh trị giá hơn 400 triệu bảng Anh.

– Thủ tướng Séc không tuyên bố một công ty đầu tư ra nước ngoài từng mua hai biệt thự ở Pháp với giá 12 triệu bảng Anh.

– Gia đình của tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã bí mật sở hữu một mạng lưới các công ty nước ngoài trong nhiều thập kỷ như thế nào

Hồ sơ cũng cho thấy mối liên hệ của gần 1.000 công ty ở các thiên đường thuế nước ngoài với hơn 330 chính trị gia của 90 quốc gia trên thế giới. Trong đó, hồ sơ đã tiết lộ cách thức một số chính trị gia quyền lực nhất đã sử dụng các công ty bí mật ở nước ngoài để che giấu tài sản ra sao.

Hồ sơ Pandora còn tiết lộ mạng lưới phức tạp của các công ty xuyên biên giới, tiết lộ chủ sở hữu thực sự của hơn 29.000 công ty vỏ bọc.