1. Chesley Irving Barnard (Mỹ)

Ông Chester Irving Barnard (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1886 – 7 tháng 6 năm 1961) là nhà điều hành doanh nghiệp người Mỹ , nhà quản trị công, và là tác giả của công trình tiên phong trong lý thuyết quản lý và nghiên cứu tổ chức.

Thời trẻ, Barnard làm việc trong một trang trại, sau đó theo học ngành kinh tế tại Đại học Harvard , kiếm tiền bán đàn piano và điều hành một ban nhạc khiêu vũ. Ông không lấy được bằng Cử nhân Harvard vì ông đã làm công việc bốn năm trong ba năm và không thể hoàn thành một khóa học khoa học, nhưng một số trường đại học sau đó đã cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông.

Barnard gia nhập Công ty Điện thoại và Điện báo Hoa Kỳ (nay là AT&T) vào năm 1909. Năm 1927, ông trở thành chủ tịch của Công ty Điện thoại Bell New Jersey . Trong thời kỳ Đại suy thoái , ông đã chỉ đạo hệ thống cứu trợ của bang New Jersey.

Ông được bầu làm Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1939. Ông là chủ tịch của Tổ chức Dịch vụ Thống nhất (USO), 1942-45. Sau khi nghỉ kinh doanh, ông giữ chức chủ tịch của Quỹ Rockefeller, 1948–52, và là chủ tịch của Quỹ Khoa học Quốc gia, 1952-54. Cuối những năm 1950, ông là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Nghiên cứu Hệ thống Chung .

Cuốn sách mang tính bước ngoặt năm 1938 của ông, “Các chức năng của người điều hành” , đưa ra lý thuyết về tổ chức và chức năng của những người điều hành trong tổ chức. Cuốn sách đã được chỉ định rộng rãi trong các khóa học đại học về lý thuyết quản lý và xã hội học tổ chức. Barnard xem các tổ chức là hệ thống hợp tác hoạt động của con người và lưu ý rằng chúng thường tồn tại trong thời gian ngắn. Theo Barnard, các tổ chức nhìn chung không tồn tại lâu dài vì không đáp ứng được hai tiêu chí cần thiết để tồn tại, đó là tiêu chí: hiệu lực và hiệu quả.

2. Quan điểm của ông về công việc, công ty

Ông Barnard xem các tổ chức là hệ thống hợp tác hoạt động của con người và lưu ý rằng chúng thường tồn tại trong thời gian ngắn. Hiếm có hãng nào có tuổi thọ hơn một thế kỷ. Tương tự như vậy, hầu hết các quốc gia tồn tại dưới một thế kỷ. Tổ chức duy nhất có thể tuyên bố một tuổi đáng kể là Nhà thờ Công giáo La Mã.

Theo Barnard, các tổ chức không tồn tại lâu dài bởi vì chúng không đáp ứng được hai tiêu chí cần thiết để tồn tại: hiệu lực và hiệu quả. Tính hiệu quả, được định nghĩa theo cách thông thường: là có thể hoàn thành các mục tiêu đã nêu. Ngược lại, ý nghĩa của Barnard về hiệu quả tổ chức khác hẳn với cách sử dụng thông thường của từ này. Ông định nghĩa hiệu quả của một tổ chức là mức độ mà tổ chức đó có thể thỏa mãn động cơ của các cá nhân.

Nếu một tổ chức thỏa mãn động cơ của các thành viên trong khi vẫn đạt được các mục tiêu rõ ràng của mình, thì sự hợp tác giữa các thành viên sẽ kéo dài.

3. Qúa trình xây dựng cuốn “Chức năng của Giám đốc điều hành” của Chesley Irving Barnard

Như đã phân tích ở trên, tác giả Chesley Irving Barnard (Mỹ) của cuốn sách này là nhà khoa học về quản lý và là nhà doanh nghiệp nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh năm 1886 và qua đời năm 1961. Barnard là người đã đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu hệ thống tổ chức xã hội. Năm 1938, ông đã viết cuốn “Chức năng của giám đốc điều hành’’. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra những quan điểm cơ bản về lý luận tổ chức và quản lý hoàn toàn khác với lý luận tổ chức truyền thống. Những quan điểm đó đã đặt nền móng cho lý luận tổ chức hiện đại phương Tây, có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển của tư tưởng quản lý phương Tây, đặc biệt là sự phát triển của lý luận về tổ chức. Do ông coi các tổ chức xã hội đều là hệ thống xã hội trong mối quan hệ hiệp tác với nhau để nghiên cứu, nên ông đã được coi là người thuộc trường phái hệ thống xã hội.

Năm 1906, ông vào học khoa kinh tế của trường Đại học Harvard. Trong vòng 3 năm, ông đã học xong toàn bộ giáo trình chủ yếu của khoa này. Năm 1909, ông thôi học nửa chừng rồi lần lượt làm Tổng giám đốc hai công ty điện thoại. Sau đại chiến thế giới thứ hai, ông đã từng làm Chánh văn phòng Tập đoàn tài chính Rockefeller, cố vấn đoàn đại diện của Mỹ tại ủy ban năng lượng nguyên tử của Liên hiệp quốc.

Cuối năm 1937, ông đã 8 lần thuyết trình tại Học viện L. ở Boston và trên cơ sở đó viết cuốn sách “Chức năng của giám đốc điều hành”. Cuốn sách này sau khi xuất bản đã được rất nhiều nhà nghiên cứu về quản lý coi trọng, xem đó là một tác phẩm kinh điển về khoa học quản lý. Có người còn cho rằng tác phẩm này của ông có thể sánh vai với cuốn “Bàn về việc làm, lợi tức và tiền tệ” của Kens. Cuốn sách này cùng với cuốn “Tổ chức và quản lý” do ông viết sau đó 10 năm có thể coi là hai tác phẩm tiêu biểu về lý luận quản lý của Barnard. Những tác phẩm đó đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển khoa học quản lý hiện đại, khiến ông trở thành người sáng lập trường phái hệ thống xã hội độc đáo.

Mặc dù lúc học ở trường Đại học Harvard, chỉ vì thiếu một môn khoa học thực nghiệm, ông không có bằng cử nhân, nhưng sau đó, do những thành tích xuất sắc đạt được trong việc nghiên cứu khoa học quản lý nên ống đã được phong tạng 7 học vị tiến sĩ danh dự.

4. Chức năng giám đốc điều hành

Cuốn sách kinh điển năm 1938 của Barnard, “Các chức năng của người điều hành” thảo luận, như tiêu đề cho thấy, các chức năng của người điều hành, nhưng không phải từ quan điểm trực quan đơn thuần, mà thay vào đó bắt nguồn từ quan niệm của ông về hệ thống hợp tác.

Barnard tóm tắt các chức năng của giám đốc điều hành như sau:

– Thiết lập và duy trì hệ thống thông tin liên lạc;

– Bảo mật các dịch vụ thiết yếu từ các thành viên khác;

– Xây dựng mục đích và mục tiêu của tổ chức.

– Để quản lý mọi người và đảm bảo họ thực hiện công việc của mình

5. Tìm tòi tính chất của hệ thông hiệp tác theo Chesley Irving Barnard

Cuốn “Chức năng của giám đốc điều hành” là một cuốn sách hơi khó hiểu nhưng lại rất hấp dẫn đối với người đọc. Việc cuốn sách này khiến cho Barnard nổi tiếng không phải là ngẫu nhiên, bởi vì đó là tài liệu tổng kết kinh nghiệm công tác quản lý xí nghiệp mà ông đã theo đuổi suốt đời. Trong thời gian làm việc ở các tổ chức dịch vụ mang tính liên hợp, với cương vị là người quản lý cao nhất của tổ chức, ông luôn luôn cảm thấy vô cùng hứng thú trong việc nghiên cứu hoạt động của tổ chức, nghiên cứu quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân giữa những nhân viên hữu quan của tổ chức. Quá trình công tác của ông đã chuẩn bị đầy đủ cho cuốn sách “Chức năng của giám đốc điều hành’’ mà ông là tác giả.

Phương pháp nghiên cứu của Barnard không giống phương pháp nghiên cứu của lý luận tổ chức truyền thống. Ông không lấy sự tồn tại của tổ chức làm tiền đề để nghiên cứu sự cấu thành, tính quy luật của sự vận hành của tổ chức mà lấy những cá nhân cấu thành tổ chức làm điếm xuất phát, để nghiên cứu xem tại sao các cá nhân đó tham gia hoạt động hiệp tác, thiết lập tổ chức và ông lấy đó làm cơ sở để nêu ra khái niệm về hệ thống hiệp tác.

Ông vạch rõ, bất kỳ người nào cũng có cá tính nhất định. Cá tính nói đây bao gồm những hoạt động của người đó, nhân tố tâm lý, năng lực lựa chọn, mục đích.

Ông cho rằng mổi người đều có ý chí tự do cá nhân, nàng lực lựa chọn và năng lực quyết định vấn đề, do vậy có thể thực hiện một hành vi nào đó phù hợp với mục đích và thông qua hành vi của họ để biểu hiện cá tính. Đồng thời ông cũng cho rằng, do con người thường xuyên chịu sự ràng buộc về mặt vật lý, sinh học và các mặt khác của xã hội nên phạm vi mà họ có thể lựa chọn là rất hạn hẹp. Nhưng chỉ cần người ta kiên trì lựa chọn theo một phương hướng nhất định thì cuối cùng cũng có thể, trên một mức độ lớn, thay đổi hoàn cảnh có liên quan đẽh con người. Khi con người cần khắc phục những yếu tố môi trường về vật lý, sinh học, xã hội tác động đến mục đích của họ thì sẽ đẻ ra yêu cầu hiệp tác. Lúc đó, hiệp tác sẽ trở thành biện pháp để cá nhân có thể khắc phục các yếu tố đó.

Trong cuộc sống thực tế, những hiện tượng hiệp tác đó có ở khắp nơi như xí nghiệp, trường học, tổ chức dịch vụ… Barnard đã trừu tượng hóa sự khác biệt của các hiện tượng hiệp tác cụ thể ấy và đưa ra khái niệm thống nhất về hệ thống hiệp tác. Ông vạch rõ, hệ thống hiệp tác là một thể phức hợp của những yếu tố vật lý, sinh học, cá nhân và xã hội có quan hệ với nhau, là một hộ thống đặc thù được hình thành thông qua sự hiệp tác do nhiều người tiến hành và ít nhất là có cùng một mục đích chung. Do đó, hệ thống hiệp tác là một hệ thống do các phân hệ vật lý, sinh học, con người vá tổ chức cấu thành.

Xí nghiệp cũng là một hệ thống hiệp tác. Hệ thống hiệp tác này là do 4 phân hệ: vật lý, con người, xã hội, tổ chức cấu thành.

Hệ thống vật lý của xí nghiệp bao gồm máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu, tức là những điều kiện vật chất của xí nghiệp, do đó cũng có thể nói là hệ thống sản xuất của xí nghiệp. Hệ thống con người bao gồm tập đoàn người do nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật, công nhân cấu thành. Họ cống hiến cho hệ thống hiệp tác và tiếp nhận sự thu hút của hệ thống hiệp tác. Hệ thống xã hội ở đây có hàm ý đặc thù của nó. Đó là hệ thống mà xí nghiệp trao đổi công dụng với môi trường bén ngoài như tiêu thụ sản phẩm và mua nguyên liệu, do đó có thể gọi là hệ thống trao đổi của xí nghiệp, còn hệ thống tổ chức là hệ thống phục vụ cho mục đích chung ấy. Vì vậy, trong toàn bộ hệ thống hiệp tác, phân hệ tổ chức ở vào vị trí hạt nhân.

Thông qua vai trò của phân hệ con người, làm cho phân hệ vật lý không ngửng sản xuất và thay đổi công dụng vật chất, làm cho các hoạt động của con người phối hợp với nhau, do đó có thể cống hiến theo mục đích của tổ chức và nhờ đó, được trả công tương xứng, làm cho phân hệ xã hội gắn kết một cách hữu hiệu với môi trường bên ngoài để trao đổi công dụng, thực hiện giá trị của sản phẩm.

Ông Barnard cho rằng, thước đo duy nhất để đánh giá hiệu suất của một hệ thống hiệp tác là năng lực sinh tồn của nó, còn năng lực sinh tồn là sự hấp dẫn mà tổ chức có thể đưa ra để thỏa mãn động cơ cá nhân của các thành viên, là khả năng khiến cho tổ chức có thể thực hiện mục tiêu.

Nói cách khác là tổ chức chính thức phải làm cho những thành viên có cống hiến cho tổ chức hoàn toàn hài lòng để đổi mới sức mạnh của họ và ngăn chặn lực ly tâm đối với tổ chức. Nếu khống làm được điều đó thì tổ chức khó lòng tiếp tục tồn tại. Đó là nguyên tắc phổ biến trong lý luận về tổ chức của Barnard. Ông đã liên kết yêu cầu của tổ chức chính thức với nhu cầu của hệ thống xã hội – nhân quần. Do đó đã được đại đa số các nhà lý luận về tổ chức sau ông thừa nhận, coi đó là một cột mốc trong lịch sử phát triển của tư tưởng quản lý, được nhiều người vận dụng.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn)