– Khẳng định đúng. Bởi vì:

Hành vi chiếm đoạt tài sản là cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp của chủ thể khác thành tài sản “của mình”… Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng thực hiện bằng hành động tích cực, cụ thể và luôn là cố ý trực tiếp (mong muốn biến tài sản của người khác thành tài sản của mình).

Hành vi chiếm đoạt tài sản còn xuất hiện trong Chương XXIII: Các tội phạm về chức vụ như tội tham ô tài sản Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015.

Luật LVN Group phân tích chi tiết vấn đề pháp lý trên như sau:

 

1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu theo quy định pháp luật ?

Xâm phạm quyền sở hữu được hiểu là những hành vi có lỗi, những hành vi gây ảnh hưởng đến sự an toàn của xã hội do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện nhằm xâm hại đến các quan hệ sở hữu hoặc các quyền của chủ sở hữu và hậu quả dẫn đến gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền sở hữu tài sản của chủ thể, cơ quan, tổ chức khác được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu phần lớn đều là những hành vi xâm phạm về quyền sở hữu đối với tài sản bằng những hình thức và hành vi khác nhau như : chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản… Thông thường, đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu tài là tài sản nhưng không phải cứ là tài sản thì là đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu.

Đối tượng là tài sản của chủ thể tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Điều 105, Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau :

– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản : vật được hiểu là tất cả những thứ theo thế giới hiện vật, được hình thành từ công sức lao động và mang lại giá trị nhất định, tài sản là hiện vật thường phải có lợi ích cho con người và con người có thể chiếm giữ thông qua hình thức tập thể hoặc cá nhân. Bên cạnh đó, tiền là đơn vị tiền tệ được phát hành theo quy chuẩn của quốc gia, có giá trị và được xem là phương tiện trao đổi của con người để nhận được các giá trị khác về tài sản, vật chất, tinh thần theo nguyện vọng. Ngoài ra, giấy tờ có giá trị cũng được xem là một loại tài sản bằng hiện vật, có thể dưới dạng giấy tờ nhà đất, cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiểm, thẻ tín dụng,… Chủ thể có quyền về tài sản được hiểu là sở hữu cả về tài sản là vật chất hoặc tài sản phi vật chất như : tác phẩm âm nhạc, thơ, văn, nhạc,…

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai : tương tự như tài sản bằng hiện vật, tài sản bằng động sản hoặc bất động sản cũng đều là những thứ hữu hình, con người có thể nhìn nhận, cầm, nắm, đụng, chạm vào như : nhà đất, xe cộ, cây cối, đồ đạc,…

Như vậy, đối với đối tượng của chủ thể xâm phạm sở hữu là tài sản thì phần lớn trên thực tế thường được nhận biết qua các hành vi quy định tại Bộ Luật Hình sự năm 2015 như: Tội cướp tài sản ( Điều 168); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ( Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản ( Điều 170); Tội Cướp giật tài sản ( Điều 171); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ( Điều 172),… Hầu hết, mục đích của những tội phạm nói trên đều nhằm chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để tư lợi cá nhân và bằng những động cơ đê hèn như khống chế, dùng vũ lực, đe dọa vũ lực, trộm cắp.

 

2. Mối liên hệ của hành vi Chiếm đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu ?

2.1. Cấu thành tội phạm các tội xâm phạm sở hữu theo Luật Hình sự 

Các tội xâm phạm sở hữu phần lớn đều hướng đến chiếm đoạt lợi ích về mặt tài sản và đối tượng tác động của các hành vi xâm phạm sở hữu phần lớn là hướng đến con người. Sau đây Luật LVN Group phân tích cấu thành tội phạm chung của các tội xâm phạm sở hữu theo quy định pháp luật :

– Mặt khách quan của tội phạm: Tội xâm phạm sở hữu trên thực tế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và thể hiện dưới nhiều dạng hành vi khác nhau. Tuy nhiên, các tội xâm phạm sở hữu luôn là những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và định đoạt tài sản của một chủ thể khác nhằm chiếm đoạt tài sản đó và tước quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Các hình thức đặc trưng thể hiện chủ yếu của tội này : hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, hành vi hủy hoại hoặc gây thiệt hại về tài sản. Hậu quả của hành vi mà chủ thể phạm tội hướng đến chính là gây ra thiệt hại về tài sản dưới nhiều hình thức cho quan hệ sở hữu về tài sản và vật chất.

– Mặt khách thể của tội phạm: Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu chính là các quan hệ sở hữu liên quan đến quyền sở hữu, quyền định đoạt về tài sản của chủ thể sở hữu tài sản đó.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Hầu hết tất cả mọi hành vi của tội xâm phạm sở hữu đều thực hiện hành vi là lỗi cố ý trực tiếp và một số trường hợp do lỗi vô ý. Sở dĩ, tài sản đang thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, định đoạt của một cá nhân, tổ chức nhất định được pháp luật bảo hộ và công nhận, chủ thể có hành vi phạm tội chính là đã biết hoặc chưa biết về quyền sở hữu này nhưng muốn chiếm đoạt tài sản này thành tài sản của mình vi nhiều mục đích khách nhau. Tóm lại, trong mặt chủ quan của tội phạm thông thường dựa trên ý chí chủ quan của chủ thể phạm tội và chủ thể này mong muốn hậu quả này xảy ra, nghĩa là mong muốn chiếm đoạt tài sản không phải của mình nhằm tước đi quyền sở hữu, chiếm hữu về tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.

– Mặt chủ thể của tội phạm: Mọi chủ thể trong quan hệ xã hội đều có thể trở thành chủ thể phạm tội về xâm phạm sở hữu. Thông thường những chủ thể nói trên đều có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực hành vi, trừ một số trường hợp đặc biệt khác. 

 

2.2. Chiếm đoạt tài sản không chỉ là hành vi trong mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu?

Như Luật LVN Group đã đưa ra phân tích cấu thành tội phạm chung của các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam để trả lời cho nhận định : Chiếm đoạt tài sản không chỉ là hành vi trong mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu ?

Nhận định trên là một nhận định ĐÚNG :

– Đầu tiền về mặt khách quan của tội xâm phạm sở hữu, hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ thể phạm tội chính là cố ý chuyển dịch hoặc xác lập quyền về tài sản một cách trái pháp luật về nguồn tài sản đang thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, chiếm hữu và định đoạt hợp pháp của một cá nhân, tổ chức khác thành tài sản của mình. 

– Ngoài ra, “chiếm đoạt tài sản” là hành vi được hình thành từ mục đích, động cơ, mong muốn của chủ thể phạm tội đối với tài sản của cá nhân, tổ chức khác. Đây là hành vi có chủ đích, được thực hiện phần lớn bởi hành vi cố ý trực tiếp và thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và mục đích từ ban đầu để sở hữu tài sản một cách bất hợp pháp. Hành vi này thể hiện ở yếu tố chủ quan của tội phạm khi thực hiện các tội xâm phạm về quyền sở hữu đối với tài sản “không phải là của mình”.

Ngoài những trường hợp các tội xâm phạm về sở hữu thông thường, Bộ Luật Hình sự năm 2015 còn chỉ ra những hành vi có dấu hiệu xâm phạm về sở hữu đối với tài sản của tổ chức là doanh nghiệp, Nhà nước hoặc các tổ chức ngoài Nhà nước tại Chương XXIII về các tội như : tội tham ô tài sản (Điều 353), Tội làm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355),…

Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Hy vọng những thông tin trên chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ sẽ giúp bạn trong việc nắm rõ quy định pháp luật về các tội xâm phạm về quyền sở hữu, quyền quản lý, chiếm hữu và định đoạt đối với tài sản. Xin chân thành cảm ơn !