1. Pháp luật là gì?
Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:
– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
– Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.
– Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
2. Nguồn gốc của pháp luật:
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin cho rằng, cũng như nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội. Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:
– Trong xã hội nguyên thủy chưa có nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo,… là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.
– Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện – pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.
Như vậy, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.
Theo quan điểm Mác – Leenin thì, pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan ( sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định) vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí nhà nước của giai cấp, lực lượng thống trị).
Cần chú ý là khi nhà nước ra đời thì các hình thức tổ chức của con người trước đó (thị tộc, bộ lạc) không còn tồn tại, nhưng khi pháp luật ra đời, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác vẫn song song cùng tồn tại với nó.
3. Pháp luật có những đặc điểm gì?
Pháp luật có những đặc điểm riêng biệt như sau:
– Pháp luật mang tính quy tắc, chuẩn mực bắt buộc thực hiện. Nhờ vào quyền lực Nhà nước để đảm bảo thực hiện các quy tắc. Các chủ thể trong xã hội đều bắt buộc phải thực hiện những quy định pháp luật như nhau nhờ vào các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế.
– Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Phải trải qua các quy trình, thủ tục phức tạp cùng với sự tham gia và làm việc của rất nhiều các chủ thể khác như các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước nhằm mục đích đảm bảo nội dung của các quy định pháp luật luôn có tính nhất quán, có khả năng áp dụng rộng rãi. Pháp luật còn có sự chặt chẽ về mặt hình thức, được thể hiện dưới dạng văn bản.
4. Pháp luật có vai trò gì?
Pháp luật thể hiện những vai trò khác nhau trên mỗi chủ thể khác nhau:
– Đối với Nhà nước: Pháp luật được xem là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý tất cả các vấn đề trong xã hội.
– Đối với công dân: Pháp luật đóng vai trò quan trọng là phương tiện để bảo về quyền lợi hợp pháp của mình.
– Đối với toàn xã hội: Pháp luật đã thể hiện được vai trò trong việc đảm bảo sự vận hành của toàn xã hội, tạo lập và duy trì mối quan hệ bình đằng trong cộng đồng.
5. Chính phủ Cộng hòa và các luật liên quan đến dân chủ
5.1. Chính thể Cộng hòa là gì?
Chính thể Cộng Hòa là hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia được lập theo một chế độ bầu cử nhất định.
Quyền lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hoà không thuộc về một người mà được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện do cử tri bầu ra. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà nước cộng hoà và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước. Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là một bước phát triển trong tư tưởng chính trị và pháp luật của nhân loại.
Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trưc tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra.
Dân chủ gồm có các dạng: dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, hoặc dân chủ nửa trực tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của hình thức quản lý của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” và thừa nhận quyền tự do trong chính kiến và bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về chính trị xã hội của công dân.
Chế độ dân chủ ra đời đánh dấu bước tiến bộ trong lịch sữ phát triển của loài người, trước hết là trong đấu tranh giai cấp nhằm chống lạichế độ quân chủ mà thực chất của nó là một người quyết định tất cả, là hình thức thống trị của một cá nhân. Có các loại: dân chủ tư sản,dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân, dân chủ đại diện, dân chủ thuần túy; dân chủ hình thức; dân chủ giả hiệu.
5.2. Lý luận về pháp luật luật liên quan đến dân chủ
Trong nước cộng hoà, khi toàn thể nắm quyền lực tối cao thì đó là chính thể dân chủ. Khi quyền lực tối cao nằm trong tay một bộ phận dân chúng thì đó là chính thể quý tộc.
Trong chính thể dân chủ, theo một cách nhìn nào đó, có thể coi dân chúng như vua, mà cũng có thể coi là thần dân. Dân là “vua” khi họ được thề hiện ý chí của mình bằng các cuộc đầu phiếu. Ý chí của vua chính là ông vua chứ sao! Các luật quy định quyền đầu phiếu là luật cơ bản trong chính thể dân chủ, cần phải quy định cách đầu phiếu như thế nào? Ai đi bầu? bầu ai? bầu trên cơ sở nào? Điều này cũng giống như trong chính thể quân chủ phải biết rõ ông vua là thế nào và vua cai trị như thế nào.
Libanius (Libanius là giáo viên hùng biện người Greco-Syria) ghi rằng ở Athene (Athens là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp) một người ngoại bang trà trộn vào cuộc hội đồng toàn dân thì bị phạt tử hình, vì hắn có thể tranh đoạt chủ quyền.
Điều cốt yếu là phải quy định số lượng công dân họp thành Hội đồng, nếu không thì sẽ không biết đó là tiếng nói của toàn dân chúng hay chỉ là một bộ phận mà thôi. Ở Lacêdêmôn (một thành bang nổi tiếng về quân sự ở Hy Lạp) quy định Hội đồng gồm 10.000 công dân. Ở Rôma (thủ đô của Italia ngày này) người ta không ấh định con số này, vì Rôma từ chỗ nhỏ nhoi mà phát triển lên thành vĩ đại, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có khi họp toàn thể công dân trong và ngoài thành, có khi họp cả xứ Italie và một phần dân chúng trong thành. Đây là một trong những nguyên nhân đưa tói suy vong của Rôma.
Dân chúng có quyền lực tối cao phải tự mình làm lấy những điều có thể làm tốt được, còn những điều mà dân không thể làm tốt được thì phải giao cho các vị bộ trưởng thừa hành. Các vị bộ trưởng nếu không do dân cử thì không phải là của dân. Châm ngôn cơ bản của chính thể dân chủ là: Dân bầu ra bộ trưởng tức là bầu ra người quan chấp chính để cai trị mình.
Dân chúng cần được như ông vua, và còn hơn thế, cẩn được sự hướng dẫn của một Hội đồng, hoặc một Nghị viện. Hội đồng hay Nghị viện này phải được dân tin cậy, cho nên phải do dân bầu ra như ở Athene, hoặc do các vị Pháp quan được dân chỉ định và giao cho thành lập Nghị viện như một đôi trường hợp ở Rôma
Dân chúng rất giỏi khi họ chọn người để giao cho một phần quyền lực của mình. Họ chỉ cần xác định những, điều mà họ biết, họ thấy, họ cảm nhận được. Dân biết rất rõ ai đã đánh thắng nhiều trận, nên họ có thể bầu ra một người chỉ huy quân đội. Dân biết ông quan toà nọ không nhận hối lộ, xử án cương quyết khiến nhiều người tham dự phiên toà hài lòng, thế là đủ để họ bầu ông ta làm Thẩm phán. Dân rất nhậy bén biết tin một công dân kia trở nên giàu sang vì đâu, để họ bầu hay không bầu anh ta làm Nghị viên thành phố. Đó là những điều dân chúng học được nơi quảng trường một cách sâu sắc mà ông vua không thể học được trong cung điện.
Nhưng dân chúng có biết cách chọn địa điểm, định thời điểm, tìm cơ hội thuận lợi để điều hành một công việc quốc gia hay không? Điều này thì không.
Chỉ cần nhìn qua cách chọn lựa tài tình của dân chúng Athene và Rome ngày xưa thì chúng ta sẽ không hoài nghi về khả năng tự nhiên của dân chúng khi cần phân biệt ai là người xứng đáng. Ở Rome, mặc dầu có quyền chọn pháp quan trong tầng lớp bình dân, nhưng khi cân nhắc để bầu cử thì dân chúng thường không bầu người bình dân.
Số đông công dân đủ tư cách làm cử tri nhưng chưa đủ trình độ để ra ứng cử. Đúng thế. Dân đủ trình độ để cân nhắc nên bầu chọn người nọ hay người kia, chứ không phải ai cũng đủ trình độ để tự mình quản lý công việc. Công việc thì phải tiến triển theọ nhịp độ thích đáng, không chậm quá mà cũng đừng nhanh quá. Nhưng dân chúng khi thì quá hiếu động, khi lại quá chần chừ. Nhiều khi với ngàn vạn cánh tay họ lật đổ tất cả, và nhiều khi với ngàn vạn đôi chân họ di chuyển chậm chạp như sên.
Trong một nhà nước thân dân người ta chia dân làm các giai tầng. Đó là cách điệu mà các nhà lập pháp tài giỏi đã thực hiện để làm cho nền dân chủ được tồn tại lâu dài và thịnh vượng.
Các nhà sử học Tite – Live và Denys D’Halicarnasse đều ghi lại rằng vua Servius Tullius (Vị vua thứ VI của Roma) đã làm theo tinh thần quý tộc trong cách sắp xếp các giai tầng, trong đó nhứng người giàu, số lượng ít nhất được đặt vào tổ đầu tiên; các tổ tiếp theo gồm sô’ đông những người trung lưu, còn đám dân nghèo đông đảo thì xếp vào các tổ cuối cùng. Thế mà mỗi tổ chỉ có một phiếu, cho nên thực tế là giai tầng giàu có và trung lưu đi bầu chứ không phải từng cá nhân công dân đi bầu.
Solon (Solon – nhà chính khách, nhà làm luật và nhà nhơ Athen cổ đại) thì chia dân chúng Athene làm bốn giai tạng. Ông theọ tinh thần dân chủ, xác định ai là ngựời đựợc ứng cử, và quy định mỗi công dân đều có quyền bậu cử. Ông muốn trong cả bốn giai tầng đều có người được bầu làm phán quan (juge), còn như chức pháp quan cai trị (magistrat) thì chỉ chọn trọng ba giai tầng trên gồm những cộng dân phong lưu mà thôi.
Phân chia các người có quyền bầu cử, ứng cử là một lụật trong nước cộng hoà ; còn như cách bầu cử lại là một lụật cơ bản khác.
Tuyển cử bằng cách rút thăm là thuộc về thề chế dân chủ. Tuyển cử bằng cách bầu chọn là thuộc về thể chế quý tộc. Rút thăm tin không ai phải bất bình, vì mỗi một công dân đều có thể hy vọng được Ịàm quan chức phục vụ Tổ quốc, nhưng cách này cũng có chỗ chưa thoả đáng, nên các nhà lập pháp lớn đều tìm each điều chỉnh uốn nắn lại.
Solon bầu chọn tất cả các quan chức nhà binh, còn các phán quan và Nguyên lão nghị viện thì rút thăm… Các vị pháp quah cầm quyền thì phải bầu chọn, còn cấc viện chức dân sự khác đều rút thăm. Nhưng để uốn nắn cách rút thấm, Solon quy định chỉ rút thăm trong số người hiện diện; kẻ trúng thăm phải qua sự thẩm xét cua phân quan, và mỗi côhg dâh đều cố quyền khiếu nại nếu thấy kẻ trúng thằm không xứng âấhg. Như vậy thì còn phải qua phán xét xem anh ta đã phục vụ tốt xấu như thế nào. Đo đó những kẻ bất tài thường không muốn đưa tên mình vào để rút thăm.
Luật về cách bầu cử cũng là một luật cơ bản trong nền dân chủ : Bầu cử công khái hay bí mật là mọt vấn đề quan trọng. Cicéron (Marcus Tullius Cicero là một triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lý luận chính trị La Mã) ghi rằng những điều luật quý định bầu cử cuối thời Rôma là nguyên nhân quàn trọng đưa Rôma tới suy vong.
Vì cách bầu cử ở mỗi nước cộng hoà làm một khác, một số ý kiến cho rằng cũng nên bàn thêm: Tất nhiên khi dân đi bỏ phiếu thì cuộc bầu cử phải công khai. Đây phẳi là một điều luật cơ bận củâ nền dân chủ. Đám tiện dân nhỏ nhoi cần được những công dân sáng suốt hướng dẫn, và việc bầu cử của họ phải mang nội dung nghiêm chỉnh của con người đi lo việc nước. Vậy mà ở Rome khỉ bầu cử bí mật người ta đã hủy bỏ tất cả, đám tiện dân đông đảo bị mất hút, mất tác dụng, vì không được hướng dẫn. Còn như ở Venise , thì khi các nhà quý tộc đi bỏ phiếu, hoặc khi dân chúng đi bầu các Nguyên lão nghị viện (ở nước dân chủ) thì chỉ có một điều phải ngăn chặn, đó là âm mưu chạy chọt, cho nên ở đây cuộc bầu cử không có gì phải bí mật cho lạm.
Âm mưu chạy chọt là điều nguy hiểm trong nghị viện dân chủ cũng như trong cơ chế quý tộc; còn đối với dân chúng thì khác, bản chất của họ là hành động theo sở thích, nên âm mưu chạy chọt không nguy hiểm gì lắm. Trong một nước mà dân không tham dự vào việc quản lý đất nước thì họ chỉ nồng nhiệt lên vì một diễn viên, hay vì một công chuyền gì đó của họ. Điều bất hạnh cho một nước cộng hoà là khi mà người ta không dùng âm mưu chạy chọt nhưng lại dùng tiền để làm bại hoại dân chúng, khiến dân chúng thờ ơ, chỉ thích thú với tiền bạc mà không thích thú công việc quốc gia, chẳng cần biết đến Chính phủ và các dự án quốc gia là gì, mà chỉ lẳng lặng chờ được thuê tiền để bỏ phiếu.
Lại còn một điều luật cơ bản nữa chọ chính thể dân chủ là: Tuy rằng dân chúng làm ra luật, nhưng cũng có hàng nghìn trường hợp mà Nghị viện phải định ra thể lệ. Cố khi phải đem một dự luật ra làm thí điểm trước khi ban hành chính thức. Hiến pháp Rome và Athene ngày xưa thật là thông minh: các nghị định của Viện Nguyên lão chỉ được có hiệu quả trong vòng một năm, sau đó nếu dân chúng biểu quyết đồng tình thì mói trở thành luật thường xuyên mãi mãi.