I. Tiêu chuẩn hộ nghèo thiếu hụt đa chiều

Theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ:

1. Tiêu chí tiếp cận đo lường

– Tiêu chí về thu nhập: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

– Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin.

+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

2. Chuẩn hộ nghèo

Khu vực nông thôn Khu vực thành thị

Hộ gia đình:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; hoặc

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ gia đình:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; hoặc

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chsố đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Lưu ý: Điểm đ khoản 3 Điều 3 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định:

“đ) Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.”

Như vậy, quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg có thể hiểu là “khung” về chuẩn hộ nghèo, đồng thời căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, chính quyền các địa phương có thẩm quyền: bổ sung các chiều/chsố thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chnh, nâng chuẩn.

Ví dụ:

– Chuẩn hộ nghèo tại Thành phố Hà Nội:

Khu vực nông thôn Khu vực thành thị

Hộ gia đình:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1.100.000 đồng (tương đương 13.200.000 đồng/người/năm) trở xuống; hoặc

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.100.000 đồng đến 1.500.000 đồng (tương đương trên 13.200.000 đồng/người/năm đến 18.000.000 đồng/người/năm) và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ gia đình:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1.400.000 đồng (tương đương 16.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; hoặc

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.400.000 đồng đến 1.950.000 đồng (tương đương trên 16.800.000 đồng/người/năm đến 23.400.000 đồng/người/năm) và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Chuẩn hộ nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú và tạm trú ổn định trên 06 tháng:

+ Có thu nhập bình quân đầu người từ 2.333.333 đồng/người/tháng (tương đương 28.000.000 đồng/người/năm) trở xuống; hoặc

+ Có tổng số điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) từ 40 điểm trở lên.

Trong đó, hộ nghèo được chia thành 03 nhóm hộ để tổ chức thực hiện các chính sách tác động hỗ trợ giảm nghèo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Nhóm 1: Là hộ dân có thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trxuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) t40 điểm tr lên.

+ Nhóm 2: Là hộ dân có thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trxuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) dưới 40 điểm (từ 0 đến 35 điểm).

+ Nhóm 3: Là hộ dân có thu nhập bình quân đầu người trên 28 triệu đồng/người/năm và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản) từ 40 điểm trở lên

II. Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều

Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/05/2018:

1. Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế

Thực hiện theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2017.

2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo

a) Đối với thành viên hộ nghèo đa chiều thiếu hụt ít nhất 01 chỉ số về giáo dục (trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em) được thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo như đối với thành viên hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập.

b) Đối với thành viên hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản khác được thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo như đối với thành viên hộ cận nghèo.

3. Chính sách hỗ trợ về nhà ở

Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan và các địa phương rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

4. Chính sách hỗ trợ về nước sinh hoạt

Đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt chỉ số về nguồn nước sinh hoạt thì được hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.

5. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác

a) Các chính sách hiện hành khác có quy định hỗ trợ đối với hộ cận nghèo thì hộ nghèo thiếu hụt đa chiều được hưởng chính sách hỗ trợ như đối với hộ cận nghèo.

b) Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ pháp lý và các chính sách khác đối với hộ nghèo là dân tộc thiểu số, vùng miền núi, huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

c) Đối với chính sách hỗ trợ về phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: thực hiện theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 09 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

III. Thời gian thực hiện

1. Đối với chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế: thực hiện theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ.

2. Đối với các chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về nước sinh hoạt, hỗ trợ giảm nghèo khác

– Thời điểm hưởng chính sách kể từ ngày Nghị quyết ban hành.

– Đối với các hộ nghèo thiếu hụt đa chiều đã được hưởng các chính sách như đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thì không thực hiện thu hồi kinh phí đã bố trí để thực hiện chính sách.

Trường hợp các địa phương đã thực hiện hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều như đối với hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến thời điểm Nghị quyết này ban hành: Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo nguyên tắc quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020.

IV. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát đối tượng, đề xuất kinh phí, phương thức hỗ trợ và hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát đối tượng, đề xuất kinh phí, phương thức hỗ trợ và hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo (trong đó có giáo dục nghề nghiệp).

c) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát đối tượng, đề xuất kinh phí, phương thức hỗ trợ và hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở.

d) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát đối tượng, đề xuất kinh phí, phương thức hỗ trợ và hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về nước sinh hoạt.

đ) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan cân đối ngân sách, dự kiến nhu cầu và bố trí kinh phí sự nghiệp theo quy định của pháp luật để thực hiện chính sách.

e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư, vốn cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định của pháp luật để thực hiện chính sách.

g) Các Bộ, ngành chủ trì quản lý chính sách, theo chức năng, nhiệm vụ rà soát đối tượng, đề xuất kinh phí, phương thức hỗ trợ và hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác, bảo đảm người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước.

h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chính sách, nghiên cứu, xây dựng chính sách giảm nghèo tại địa phương; xây dựng giải pháp, mô hình phù hợp với địa bàn; tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về giảm nghèo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở và cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo./

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group