1. Mở đầu vấn đề

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.

Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

2. Thực trạng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian qua

Sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW ra đời, mặc dù trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn hẹp, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự nghiệp Giáo dục và đào tạo nước ta đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả, được các tổ chức giáo dục thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Cụ thể:

Thứ nhất, hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục đào tạo tiếp tục được chú trọng hoàn thiện nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GDĐT thực hiện. Bộ GDĐT đã trình và được Quốc hội thông qua hai luật quan trọng, đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019.

Đến nay, Bộ giáo dục đào tạo đã hoàn thành và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tổ chức thực nghiệm chương trình môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình phổ thông mới thay đổi căn bản cách tiếp cận từ “theo nội dung” sang theo hướng “phát triển năng lực và phẩm chất”, dạy học “tích hợp” ở cấp dưới, dạy “phân hóa” ở cấp trên, tăng cường các môn tự chọn. Mặc dù chương trình chưa áp dụng chính thức, nhưng các yếu tố về phương pháp giáo dục, dạy học và kiểm tra đánh giá đã được áp dụng từng phần ở các bậc học.

Chất lượng giáo dục đại học ngày càng được quan tâm, văn hóa chất lượng từng bước được hình thành trong các cơ sở GDĐH. Một số trường đại học đã triển khai đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực theo các chương trình tiên tiến được chuyển giao từ các nước phát triển; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp đối với sinh viên. Những năm qua, chất lượng giáo dục đại học từng bước được thế giới công nhận thông qua kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học quốc tế.

Nếu như trước năm 2014, chỉ có 15 chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được các tổ chức của khu vực ASEAN hay quốc tế đánh giá thì đến năm 2018 đã có tổng số 104 chương trình đào tạo từ 13 trường đại học khác của Việt Nam được các tổ chức quốc tế (AUN-QA của ASEAN, CTI của Pháp, ABET và AACSB của Hoa Kỳ) đánh giá và công nhận. Đồng thời, có 05 cơ sở GDĐH tham gia kiểm định cấp trường, được Hội đồng Cấp cao về đánh giá nghiên cứu và GDĐH Pháp và Mạng lưới bảo đảm chất lượng các trường đại học ASEAN đánh giá và công nhận.

Thứ hạng trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế của các cơ sở GDĐH Việt Nam ngày càng được cải thiện. Nếu như trước năm 2014, cả Việt Nam chỉ có duy nhất Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng đại học châu Á của Tổ chức xếp hạng đại học QS với vị trí trong nhóm 250 trường hàng đầu thì đến năm 2018, có 7 cơ sở GDĐH lọt top 500 của bảng xếp hạng đại học QS châu Á. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí 124 của châu Á. Đặc biệt, năm 2018, lần đầu tiên lĩnh vực Vật lý của Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng 502 trên thế giới theo US News. Ngoài ra, cũng có 3 trường đại học đạt mức 3 sao, 1 trường đạt mức 4 sao theo chuẩn gắn sao đại học thế giới (QS Star Rating)2.

Tự chủ đại học được đẩy mạnh thông qua việc triển khai Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ. Kể từ khi được giao quyền tự chủ, số lượng các đề tài khoa học đấu thầu thành công, số lượng các công bố trong nước, quốc tế, các chương trình mở mới của các trường đại học đều tăng, quy mô đào tạo ổn định, thu nhập của giảng viên, người lao động tăng.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản ký giáo dục các cấp được nâng lên và chuẩn hóa. Tính đến ngày 15/8/2018, toàn quốc có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông (công lập 858.772, ngoài công lập 23.691). Trong đó, mầm non: 309.770 người (công lập 262.155, ngoài công lập 47.615); tiểu học: 395.848 người (công lập 390.873, ngoài công lập 4.975); trung học cơ sở: 305.815 người (công lập 300.990, ngoài công lập 4825; trung học phổ thông: 149.710 người (công lập 135.819, ngoài công lập 13.891). Đội ngũ nhà giáo, CBQLGD tăng mạnh về số lượng, đồng thời đạt chuẩn, trên chuẩn trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn với mầm non là 96,6%; tiểu học: 99,7%; trung học cơ sở: 99%; trung học phổ thông: 99,6%; đại học: 82,7%, tạo tiền đề để Bộ GDĐT đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo cho giáo viên trong sửa đổi Luật Giáo dục3.

Khung năng lực giáo viên ngoại ngữ, bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, các hệ thống trực tuyến bồi dưỡng giáo viên về năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm đã được hoàn thành; số lượng giáo viên đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của các cấp học được nâng lên.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong dạy học ngày càng được đẩy mạnh. Cơ sở dữ liệu của các cấp học đã được thống kê; dữ liệu về đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được đưa vào sử dụng làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa, thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo. Kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai tích cực, hiệu quả, đánh giá đúng chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng làm căn cứ để xác định chất lượng GDĐH, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục đại học.

Thứ tư, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, nhiều thỏa thuận, biên bản ghi nhớ được ký kết. Nhiều cơ sở giáo dục đào tạo đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thông qua các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên, hợp tác nghiên cứu.

Công tác thanh tra được đẩy mạnh, góp phần phòng ngừa, phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong quản lý và kịp thời kiến nghị xử lý vi phạm, đề xuất các biện pháp khắc phục, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương, nền nếp trong hoạt động giáo dục…

3. Hạn chế của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian qua

Bên cạnh những kết quả đạt được ta vừa nêu ở mục 2, việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo cũng còn một số hạn chế, như: công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn bất cập do chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp. Nguồn lực tài chính thực tế cho đổi mới giáo dục đào tạo còn thiếu do quy mô ngân sách nước ta còn nhỏ, vì vậy, chi thực tế cho giáo dục còn ít so với nhu cầu của một nền giáo dục đang phát triển.

Năng lực đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo các cấp còn yếu, chưa theo kịp với tiến trình đổi mới. Mặc dù tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo cao, nhưng năng lực ứng dụng những phương pháp dạy học và giáo dục mới, năng lực thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá mới, năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT còn kém. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông mất cân đối, tạo ra sự thừa, thiếu cục bộ. Chính sách tiền lương cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non chưa phù hợp nên chưa thu hút được sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

Công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông chưa hiệu quả do nhận thức của học sinh, gia đình học sinh và xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa được cập nhật; nội dung, phương thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các nhà trường chậm được đổi mới. Chất lượng giáo dục đại học còn thấp so với mặt bằng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu, lạc hậu; tỷ lệ phòng học kiên cố thấp; một số địa phương nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư dàn trải, hiệu quả chưa cao; việc huy động các nguồn lực khác còn hạn chế…

Trong giai đoạn phát triển hiện nay Nhà nước cần phải ban hành một chính sách tổng thể về giáo dục và đào tạo pháp luật để phát triển văn hóa pháp luật và ý thức pháp luật trong xã hội.

Việc ban hành chính sách đó xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội pháp quyền và củng cố ý thức dân tộc ở nước ta. Quá trình xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội pháp quyền và củng cố ý thức dân tộc đòi hỏi nhiều hơn và nhiều hơn nữa văn hóa pháp luật và ý thức pháp luật văn minh của cả dân tộc, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân.

Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật có mục tiêu là hình thành trình độ văn hóa pháp luật cao của Nhân dân, sự tôn trọng vô điều kiện pháp luật, đặc biệt đạo luật, trật tự pháp luật và tôn trọng tòa án, hình thành ngày càng nhiều hơn các hành vi hợp pháp tích cực, có ý thức cao, khắc phục thói quen không tuân thủ pháp luật trong xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, văn minh, hiện đại. Nói một cách ngắn gọn, mục tiêu của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật chung là bảo đảm việc xã hội hóa pháp luật đối vói cá nhân, chuẩn bị để cá nhân tham gia đời sống pháp luật.

Chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật cần phải quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo các nhà luật học thế hệ mới được chuẩn bị đầy đủ để hoạt động sáng tạo trong hoàn cảnh chính trị – pháp luật mới. Trong phạm vi của chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật hiện nay cần phải có các chương trình đào tạo pháp luật chuyên sâu phúc đáp nhu cầu phát triển hiện nay của xã hội.

4. Nội dung chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật chung cần hướng đến

Dưới đây là nội dung chính sách giáo dục và đào tạo pháp luật chung cần hướng đến, đó là:

– Mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật chung đối với các tầng lớp, nhóm dân cư khác nhau;

– Thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật chuyên ngành mở rộng về những vấn đề mới, chuyên sâu của hệ thống pháp luật nhằm nâng cao trình độ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức kinh tế;

– Mở rộng các kênh để công dân tiếp cận với pháp luật.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, việc xây dựng và thực hiện chính sách tổng thê’ chung về giáo dục và đào tạo pháp luật là nhu cầu rất cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo pháp luật, hình thành và phát triển văn hóa pháp luật ở nước ta.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.