Chính quyền Thành phố Hà Nôi (HĐND và UBND các cấp) đã có những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt nhằm hỗ trợ các đối tượng chống đại dịch Covid-19 đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực do đại dịch đến đời sống nhân dân trên địa bàn.

Trong tháng 5 năm 2020, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 12/05/2020 về việc thực hiện các chính sách hỗ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố và HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐNĐ ngày 15/05/2020 về việc quy định một số cơ chế, nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố

I. Chính sách hỗ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động

phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

a. Doanh nghiệp lập, hoàn thiện hồ sơ và lấy xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (đối với doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở), cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1,2, Điều 2, Chương I Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở qua Phòng LĐTB&XH để thẩm định và phê duyệt, bao gồm:

Danh sách đã có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (đối với đơn vị có tổ chức công đoàn hoạt động) và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương của lao động có tên trong danh sách.

– Bản sao Báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp gửi hồ sơ xét duyệt hằng tháng, thời hạn gửi hồ sơ xét duyệt cuối cùng chậm nhất là ngày 15/7/2020.

c. Trong 03 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ như sau:

Phòng LĐTB&XH chủ trì phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế tổ chức thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

– Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao Phòng LĐTB&XH tổ chức chi trả cho doanh nghiệp trong thời gian 02 ngày làm việc.

đ. Trong thời gian 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ cho người lao động, tổng hợp hồ sơ chứng từ theo quy định gửi Phòng LĐTB&XH.

2. Hỗ trợ hộ kinh doanh

a. Hộ kinh doanh cá thể lập hồ sơ đề nghị gửi UBND cấp xã, hồ sơ gồm có:

Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bản sao Thông báo nộp thuế theo Mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.

– Thời gian hộ kinh doanh gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất là ngày 15/7/2020.

b.Trong 05 ngày, UBND cấp xã:

Căn cứ vào đơn đề nghị và Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/3/2020, Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28/4/2020 của Chủ tịch UBND Thành phố; UBND cấp xã xác nhận vào đơn của từng Hộ gia đình đề nghị. Nội dung xác nhận: đúng đốitượng, thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã (thời gian niêm yết trong vòng 02 ngày làm việc).

Tổng hợp báo cáo gửi Chi cục Thuế (theo Biểu số 01 hành kèm theo Quyết định này).

c. Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với Phòng Tai chính – Kế hoạch, Phòng LĐTB&XH rà soát, thẩm định, tổng hợp danh sách trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

d. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời hộ kinh doanh bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao UBND cấp xã tổ chức chi trả cho các hộ kinh doanh cá thể trong thời gian 03 ngày làm việc.

3. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

a. Người lao động lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp, hồ sơ gồm có:

Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Bản sao sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan BHXH về BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, trường hợp không có sổ BHXH thì người lao động nêu rõ lý do trong giấy đề nghị.

Thời gian người lao động gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất là ngày 30/7/2020.

b. Trong 05 ngày làm việc, UBND cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập của người lao động, tổng hợp danh sách trình UBND cấp huyện như sau:

Thành lập Hội đồng xét duyệt (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chủ tịch UBND cấp xã – Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách Văn hóa xã hội – Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm: Lãnh đạo MTTQ, Trưởng Công an, công chức LĐTB&XH, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư, Tổ trưởng dân phố hoặc Trưởng thôn, cảnh sát khu vực, công chức Tài chính – Kế toán,

Hội đồng cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách (theo Biểu số 02 kèm theo Quyết định này) trình UBND cấp xã ký xác nhận gửi UBND cấp huyện qua Phòng LĐTB&XH (kèm theo biên bản họp Hội đồng).

c. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ như sau:

Phòng LĐTB&XH chủ trì, phối hợp BHXH, Phòng Tài chính – Kế hoạch tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời người lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao UBND: cấp xã tổ chức chi trả cho người lao động trong thời gian 03 ngày làm việc.

4. Người lao động không giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm

a. Người lao động (theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm) lập hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hằng tháng, hồ sơ gồm có:

Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bản photo hộ khẩu thường trú hoặc Giấy tạm trú.

– Người lao động có nơi thường trú và nơi tạm trú không trong phạm vi một xã, phường, thị trấn, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại (theo Biểu số 03 kèm theo Quyết định này).

Thời gian người lao động gửi hồ sơ xét duyệt chậm nhất là ngày 15/7/2020.

b. Trong 05 ngày làm việc, UBND cấp xã rà soát và tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện như sau:

Thành lập Hội đồng xét duyệt (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chủ tịch UBND cấp xã – Chủ tịch hội đồng, Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách Văn hóa xã hội – Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm: công chức LĐTB&XH, công chức tư pháp hộ tịch, Lãnh đạo MTTQ, Trưởng Công an; Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư, tổ trưởng dân phố hoặc trưng thôn, cảnh sát khu vực (Trường hợp có đối tượng bán vé số lưu động mời Chi nhánh Xổ số kiến thiết quận, huyện, thị xã tham gia).

Hội đồng cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ.

UBND cấp xã công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn, khu dân cư, tổ dân phố (nếu có), trang thông tin gồm tincủa xã, phường, thị trấn (nếu có) trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện (theo Biểu số 04 kèm theo Quyết định này) gửi UBND cấp huyện qua Phòng LĐTB&XH (kèm theo biên bản họp Hội đồng).

c. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ như sau

Phòng LĐTB&XH chủ trì, phối hợp Công an huyện, phòng Tư pháp, phòng Tài chính Kế hoạch tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ.

Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Sau khi ban hành Quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện giao UBND cấp xã tổ chức chi trả cho người lao động trong thời gian 03 ngày làm việc.

5. Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động.

a. Người sử dụng lao động lập, hoàn thiện hồ sơ và lấy xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (đối với doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở) theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Chương VI Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân) qua Phòng LĐTB&XH để thẩm định và phê duyệt, hồ sơ gồm có:

Đề nghị xác nhận đối tượng hưởng chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng chính phủ.

Danh sách đã có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có).

– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/ hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

Bản sao báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 (đối với doanh nghiệp và tổ chức).

Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, người sử dụng lao động gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện (riêng tháng 5 chậm nhất là ngày 20 tháng 5); thời hạn gửi hồ sơ xét duyệt cuối cùng chậm nhất là ngày 05/7/2020.

c. Trong 05 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách như sau:

Phòng LĐTB&XH chủ trì phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch, chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách đề nghị được vay.

Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt danh sách theo mẫu số 13, mẫu số 14 ban hành kèm theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ gửi Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và người sử dụng lao động. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện phê duyệt cho vay và tổ chức giải ngân theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.

6. Đối tượng tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Thực hiện theo văn bản số 1511/LĐTBXH-BHXHngày 04/5/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

II. Cơ chế, nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố

1. Chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch

– Người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp ra quyết định:

a. Đối tượng: Người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cp ra quyết định.

b. Nội dung chi và mức chi: UBND các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách để đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly vi mức chi tối đa không quá 100.000 đồng người/ngày.

– Đối với việc thực hiện chế độ cho các đối tượng trước khi Nghị quyết này có hiệu lực: UBND các cấp thanh toán theo thực tế phát sinh đối vi kinh phí đã chi từ ngân sách, không vượt quá mức chi tại Nghị quyết này.

– Trường hợp việc cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly được đảm bảo từ nguồn huy động và hỗ trợ hợp pháp khác thì kinh phí bố trí từ ngân sách được giảm tương ứng đtránh chi trùng lặp.

– Chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phòng, chống dịch

a. Đi tượng:

– Người trực tiếp tham gia thực hiện việc khoanh vùng, phong tỏa cách ly ở từng mức độ theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh do Ban Chỉ đạo chng dịch Covid-19 các cấp ra quyết định (tham gia trực y tế, bảo vệ khu cách ly, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và hỗ trợ người dân tại khu vực cách ly).

– Cán bộ, người lao động thuộc bộ phận thu viện phí, phòng vật tư thiết bị y tế thực hiện vệ sinh trang thiết bị, máy móc, bơm tiêm điện; cán bộ phòng công nghệ thông tin trực chống dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Cán bộ, người lao động thuộc các cơ sở y tế dự phòng tham gia phòng, chống dịch, gồm: khử khuẩn, xử lý môi trường, dược, vật tư y tế, truyn thông, bộ phận phân tích, tổng hp số liệu.

– Cán bộ, người lao động trực tiếp tham gia các hoạt động mai táng và hỏa táng đối với người chết do mắc Covid-19.

– Lực lượng tham gia các chốt kiểm soát, giám sát việc cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra, vào Thủ đô; các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, địa bàn, khu vực giáp ranh.

b. Nội dung và mức chi:

Nội dung chi: Bồi dưỡng người tham gia phòng, chống dịch; Mức chi: 150.000 đồng/người/ngày.

– Chế độ hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia phòng, chống dịch

a. Đối tượng:

– Người bảo vệ địa điểm cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.

– Lực lượng tham gia các chốt kiểm soát, giám sát việc cách ly xã hội tại các cửa ngõ ra, vào Thủ đô; các tuyến đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, địa bàn, khu vực giáp ranh.

b. Nội dung chi và mức chi:

Nội dung chi: Hỗ trợ tiền ăn; Mức chi: 80.000 đồng/người/ngày.

– Thời gian thực hiện: Các đối tượng được hưởng các mức hỗ trợ nêu trên theo thời gian thực tế thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyn phân công, quyết định trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành ph. Đi với chế độ đã thanh toán sẽ được ngân sách các cp btrí theo thực tế đã phát sinh, tối đa không quá mức chi quy định.

2. Hỗ trợ tiền thuê nhà đối với sinh viên, công nhân, các hộ gia đình, cá nhân thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước

– Nội dung chi: Chi hỗ trợ tiền thuê nhà.

– Mức chi: Hỗ trợ 50% tiền thuê nhà.

– Thời gian thực hiện:

Hỗ trợ trong thời gian 03 tháng (từ 01/4/2020 – 30/6/2020).

3. Hỗ trợ từ ngân sách cho giáo viên thực hiện dạy học trên truyền hình

– Nội dung hỗ trợ: Htrợ giáo viên của thành phố Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo triệu tập tham gia dạy học trên truyền hình trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.

– Mức hỗ trợ:

+ Đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục công lập: Bằng số kinh phí thanh toán cho sgiờ dạy thêm theo quy định hiện hành (sgiờ dạy thêm được tính htrợ không vượt quá số tiết tham gia dạy trên truyền hình sau khi quy đi).

+ Đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập: giáo viên dạy 160.000 đồng/giờ dạy (sau khi quy đổi tiết dạy học trên truyền hình thành số giờ dạy); trợ giảng 140.000 đồng/giờ dạy (sau khi quy đổi tiết dạy học trên truyền hình thành số giờ dạy).

Giờ dạy được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Thi gian thực hiện: Trong thời gian dạy học trên truyền hình do ảnh hưng của dịch Covid-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố.

4. Hỗ trợ trả kết quả cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp

trên địa bàn thành phố năm 2020 ứng phó với dịch Covid-19

– Nội dung chi: Hỗ trợ kinh phí trả kết quả cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 ứng phó với dịch Covid-19.

– Mức chi: Theo giá cước thực tế của Chi nhánh Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Bưu điện thành phHà Nội.

– Thời gian thực hiện: Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020.

5. Hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên

bị giảm nguồn thu, không đảm bảo tự chủ chi thường xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19

– Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên bị suy giảm nguồn thu, không đảm bảo tự chủ chi thường xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

– Mức hỗ trợ: Bằng số chênh lệch thu – chi hoạt động thường xuyên của đơn vị thực hiện năm 2020 (không bao gồm các khoản chi trích lập các quỹ, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động), tối đa không quá qutiền lương của đơn vị.

– Thời gian thực hiện: Năm 2020.

Kết thúc năm ngân sách, đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm quyết toán số chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên (không bao gồm các khoản chi trích lập các quỹ, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động) đã thực hiện trong năm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tự bảo đảm chi thường xuyên. Đối với số kinh phí ngân sách hỗ trợ còn dư (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập nộp trả ngân sách các cấp theo quy định./.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group