1. Mở đầu vấn đề

Các tổ chức phi nhà nước và các công dân cũng có thể là các chủ thể của xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật.

Các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức khác tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật theo các chức năng, nhiệm vụ của họ.

2. Chính sách pháp luật của các tổ chức cụ thể

Tổ chức chính trị

Tổ chức này thường có hệ thống tổ chức chặt chẽ, có chính cương, điều lệ, có kỉ luật sinh hoạt chặt chẽ.

Hình thức tổ chức chính trị tiêu biểu là các chính đảng – đẳng chính trị, thường là bộ phận tiêu biểu của một giai cấp. Đảng cộng sản là tổ chức chính trị bao gồm những phần tử ưu tú, tiên phong của giai cấp công nhân.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất. Trong hệ thống chính trị của xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội và các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp.

Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên gồm những người cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định. Sự tồn tại công khai, hợp pháp của các tổ chức chính trị phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và cả xã hội.

Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (Điều 4).

Đảng cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và cách thức sinh hoạt chặt chẽ theo điều lệ. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật bằng cách đưa ra các định hướng, quan điểm chính trị cho việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật.

Tổ chức chính trị – xã hội

Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp 2013 thì tổ chức chính trị xã hội bao gồm những tổ chức sau:

– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

– Công đoàn Việt Nam,

– Hội nông dân Việt Nam,

– Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,

– Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,

– Hội cựu chiến binh Việt Nam

Các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội có thể đưa ra các sáng kiến có tác động đến xây dựng chính sách pháp luật để bảo vệ các lợi ích xã hội cụ thể.

Phương tiện thông tin đại chúng

Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện được cơ quan báo chí sử dụng để cung cấp, truyền dẫn thông tin tới đông đảo công chúng bao gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, báo in, báo điện tử và trang/cổng thông tin điện tử.

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đưa ra các bình luận, đánh giá đối với các sự kiện và các quá trình diễn ra trong đời sống xã hội và bằng cách đó cũng tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật có liên quan.

Công dân

Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.

Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Nếu một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia.

Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân của Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Các công dân cũng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giao tiếp khác để nói lên quan điểm, ý kiến của mình về các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, phân tích các quyết định xét xử và các bản án, đánh giá các hoạt động khác của các cơ quan quyền lực nhà nước.

3. Chủ thể đặc biệt của chính sách pháp luật

Cộng đồng các nhà khoa học là chủ thể đặc biệt của chính sách pháp luật. Cộng đồng đó là trung tâm tư tưởng đặc thù của hệ thống pháp luật, là nơi sản sinh ra các quan điểm lý luận và các kiến nghị thực tiễn làm cơ sở cho việc ban hành nhiều quyết định có ý nghĩa chiến lược trong lĩnh vực pháp luật.

Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ. Người này có thể là chuyên gia trong một lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong khoa học tự nhiên, toán học và xã hội. Trong bài này nói về nghĩa hẹp hơn của nhà khoa học. Các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu nhằm hiểu biết đầy đủ hơn về sự vận hành của tự nhiên và dựa vào những nguyên lý của tự nhiên để ứng dụng cho cuộc sống của con người.

Triết gia có thể coi là một nghề nghiệp độc lập, bởi phạm vi nghiên cứu của họ hướng đến hiểu những khía cạnh vô hình của thực tại và kinh nghiệm mà không thể đo lường được thuộc về bộ môn triết học.

Nhà khoa học có mục tiêu hoạt động khác so với các kỹ sư, những người thiết kế, xây dựng và duy trì những đối tượng cụ thể. Ngành khoa học áp dụng những nguyên lý của khoa học thuần túy gọi là khoa học ứng dụng. Nhà khoa học ứng dụng có thể không thiết kế một đối tượng cụ thể nào đó, nhưng họ thực hiện nghiên cứu với mục đích nhằm phát triển công nghệ và phương pháp thực hành mới dựa trên những tri thức của khoa học.

Trong điều kiện dân chủ hóa và tự do sáng tạo, các cách tiếp cận khoa học đến chính sách pháp luật không bắt buộc phải tuân theo chính sách pháp luật chính thức đã được Nhà nước ban hành. Ngược lại, khoa học có vai trò rất quan trọng với tư cách là người phê phán độc lập, đưa ra những đánh giá khách quan, công bằng đối vói chính sách pháp luật do nhà nước thực hiện đế chỉnh sửa kịp thời và hoàn thiện chính sách đó.

Tuy vậy, các thiết chế phi nhà nước là không giống nhau. Đối với một số thiết chế trong các thiết chế đó (các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị – xã hội) hoạt động chính sách là hoạt động cơ bản, còn đối với một số thiết chế khác (các tổ chức xã hội) hoạt động chính sách không phải là hoạt động cơ bản.

Ví dụ, một số thiết chế phi nhà nước tập trung quan tâm đến những vấn đề an ninh kinh tế, do vậy, quan tâm nhiều đến những vấn đề của chính sách kinh tế, chính sách pháp luật kinh tế, một số thiết chế khác lại tập trung đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số… Do đó, cần có cách tiếp cận phân hóa đối với các thiết chế đó.

Theo Hiến pháp và pháp luật nước ta (tức về mặt pháp lý), các công dân có khả năng tiềm năng để tham gia tích cực vào đời sống chính trị của đất nước.

Chẳng hạn, trong số các phương thức mà thông qua đó các công dân tham gia hình thành nên và thực hiện chính sách pháp luật có các phương thức thường xuyên như: thực hiện quyền tham gia các cuộc họp, mít tinh…; quyền đề nghị đối với các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ, quyền hạn, cũng như các phương thức nhất thời như: tham gia bầu cử, tham gia trưng cầu ý dân.

Trên thực tế, các công dân bình thường còn chưa đóng vai trò chủ động trong xây dựng chính sách pháp luật. Các quá trình bầu cử dân chủ hiện hành cho phép mọi công dân ở chừng mực này hay chừng mực khác xác định được cơ cấu của Quốc hội và chính quyền địa phương. Tuy vậy, công dân vẫn không có khả năng đòi hỏi các cơ quan đó ban hành bất kỳ quyết định cụ thể nào cả. Công dân còn thụ động trong việc tham gia xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật. Tương tự như vậy, công dân cũng bị hạn chế khả năng giám sát trực tiếp đối với việc thực hiện quyền lực công.

Nói cách khác, các phương thức nói trên về tính tích cực chính trị – pháp lý của công dân chưa phải là các bảo đảm và các cơ chế bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện chính sách pháp luật. Do vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện các bảo đảm và các cơ chế đó.

4. Phương thức thực tế của việc công dân tham gia xây dựng chính sách pháp luật

Các phương thức thực tế của việc công dân tham gia xây dựng chính sách pháp luật là: đề nghị với các cơ quan nhà nước khác nhau về việc bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc kiến nghị giải quyết vấn đề xã hội cụ thể này hay vấn đề xã hội cụ thể khác; công khai thể hiện quan điểm của mình về một vâh đề cụ thể, trong đó có thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện các phương thức công khai (hội họp, mít tinh, tuần hành…).

Khi thực hiện các phương thức nói trên, về mặt thực tế, công dân có thể có tác động nào đó đến chính sách pháp luật. Nhưng ở đây công dân vẫn thể hiện với tư cách là chủ thể thuộc hàng thứ hai, bởi vì, công dân không có khả năng độc lập trong việc đưa ra các quyết định có ý nghĩa pháp lý chung mà buộc phải hoạt động thông qua sự trung chuyên của các cơ quan quyền lực nhà nước, và suy đến cùng, lợi ích của con người cụ thê’ có trở thành hay không trở thành nhân tố của chính sách pháp luật sẽ phụ thuộc vào các cơ quan đó.

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, chính sách pháp luật được hình thành và được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau: cả các cơ quan quyền lực nhà nước, lẫn các thiết chế phi nhà nước, các công dân. Tất cả các chủ thể đó ở mức độ này hay ở mức độ khác đều tham gia vào quá trình đó: một số chủ thê’ có thê’ xác định chiến lược của chính sách pháp luật, còn các chủ thê’ khác chỉ có thê’ tác động đến các bộ phận cấu thành mang tính sách lược của chính sách pháp luật.

Chính sách pháp luật là thành quả của những nỗ lực chung, mang tính thỏa hiệp của các cơ cấu và của những người khác nhau, là thành quả kết hợp một cách cầu kỳ các lợi ích khác nhau của các cơ cấu và của những người khác nhau đó. Đồng thời, cần lưu ý, việc tăng cường vai trò của các cơ quan quyền lực nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật có ý nghĩa chính trị và xã hội ngày càng lớn hơn đối với việc giải quyết những vấn đề của phát triển xã hội hiện nay.

Vai trò đó thể hiện ở chỗ, Nhà nước cần ban hành một chính sách pháp luật thống nhất, bảo đảm sự cân bằng các nhu cầu, lợi ích xã hội và tìm kiếm được sự đồng thuận của các cơ cấu khác nhau trong xã hội, đồng thời, thực hiện một cách nhất quán và hệ thống chính sách pháp luật đó trong đời sống xã hội.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.