1. Mở đầu vấn đề
Các nhà kinh tế nhìn nhận nền kinh tế là một hệ thống thăng bằng chung, tại đó sự việc này phụ thuộc vào sự việc khác, vì thế, không thể tách biệt được bất kỳ lĩnh vực chính sách kinh tế nào để phân tích. Chính sách thương mại chỉ là một phần của chính sách kinh tế. Nghệ thuật hoạch định chính sách là sử dụng các công cụ chính sách chuẩn xác để đạt những mục tiêu đề ra với những tác động phụ tiêu cực ít nhất. Bởi vì có những mối tương thuộc trong kinh tế, những cố gắng để tác động đến thương mại có thể có những ảnh hưởng rộng rãi và không mong muốn đói với sản xuất và tiêu dùng trong nước. Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những ảnh hưởng này thường vuợt quá những lợi ích mong đợi.
2. Chính sách thương mại là gì?
Chính sách thương mại là chính sách của chính phủ được hoạch định để tác động vào hoạt động thương mại, chẳng hạn thuế quan và hạn ngạch. Mục tiêu của chính sách thương mại là điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nó là các quy định mà một nước áp dụng để điều tiết hoạt động ngoại thương và thanh toán của nó với các nước khác. Các nước có thể áp dụng chính sách thương mại tự do, chính sách tự cung tự cấp hay một hình thức trung gian nào đó nằm giữa hai thái cực này. Mục tiêu của chính sách thương mại là bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế quan, hạn ngạch và kiểm soát hối đoái.
Các quy định và chính sách thương mại quyết định cách một quốc gia tiến hành giao thương với các nước khác. Chính sách thương mại của một quốc gia bao gồm việc sử dụng thuế quan và các rào cản thương mại khác, chẳng hạn như các hạn chế về hàng hóa nào có thể được nhập khẩu hoặc xuất khẩu và các quốc gia nào được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa sang nước sở tại.
Các quốc gia là một phần của liên minh kinh tế thường có một chính sách thương mại duy nhất xác định cách các nước thành viên có thể tương tác với các quốc gia không phải là thành viên của tổ chức đó. Một ví dụ về một tổ chức có chính sách thương mại chung là Liên minh châu Âu.
Chính sách thương mại là một điểm tranh chấp trong thương mại quốc tế, và là một trong những lý do cơ bản cho sự tồn tại của các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bởi vì chính sách thương mại của một quốc gia có thể bao gồm việc sử dụng thuế quan và các rào cản thương mại, thương mại tự do bị ảnh hưởng tiêu cực.
3. Bàn luận về chính sách thương mại
Những hạn chế thương mại điển hình có nhiều ảnh hưởng phụ tiêu cực đến việc tiêu dùng và phúc lợi quốc gia. Ví dụ, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu cũng sẽ hạn chế sự lựa chọn và hoạt động của các nhà sản xuất trong nước. Hạn chế xuất phẩm vì lợi ích của người tiêu dùng lợi nhuận của sản xuất trong nước.
Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách là phải nhận biết cách thức hiệu quả nhất để đạt mục tiêu đề ra. Do đó, khi sản xuất trong nước cần được hỗ trợ vì những lý do chính đáng, chính phủ nên thực hiện kế hoạch hỗ trợ để không làm rối loạn tiêu dùng và hạn chế cạnh tranh. Ví dụ, nên sử dụng các trợ cấp có chọn lọc cho sản xuất hơn là biện pháp thuế quan. Nên theo đuổi các mục tiêu chính sách công nghiệp thông qua các chính sách công nghiệp. Tương tự như vậy, tốt nhất nên điều khiên các vấn đề thị trường lao động bằng các chính sách thị trường lao động. Việc giãn thợ do công nghiệp đình đón đòi hỏi phải có những chương trình đào tạo và sắp xếp lại chứ không dùng các biện pháp chính sách thương mại để duy trì sản xuất không sinh lợi làm thiệt hại người tiêu dùng.
Các nhà kinh tế thống nhất rằng các chính sách công nghiệp và thị trường lao động cần được tài trợ thông qua việc đánh thuế thu nhập hay tiêu dùng chứ không qua thuế quan. Việc đánh thuế như vậy cũng có cái giá của nó, bởi vì mỗi một đồng đôla thu được từ thuế sẽ làm biến dạng các quyết định ở một nơi khác trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng người ta thích thu thuế của người tiêu dùng và trợ cấp các ngành công nghiệp thông qua các hạn chế nhập khấu. Thuế quan cao và hạn ngạch nhập khẩu tạo ra một kiểu đánh thuế biến dạng vì một mục đích công nghiệp đặc biệt.
Cho nên các chính sách thương mại hiếm khi tạo thành các chính sách tốt nhất nếu mục đích là làm tăng phúc lợi quốc gia. Các công cụ chính sách thương mại nên được sử dụng như một cơ chế hiệu chỉnh khi bản thân thương mại có vấn đề. Việc kinh doanh rác thải có tính chất nguy hiểm và các loại hàng nguy hiểm có thể là những ví dụ như vậy. Các lý do an ninh có thể đòi hỏi tránh sự phụ thuộc qúa mức vào nguồn cung cấp nước ngoài. Nhưng những trường hợp như vậy cũng hiếm gặp.
Như vậy, các công cụ chính sách thương mại ngày càng bị thay thế bằng nhiều biện pháp chính sách chuẩn xác hơn. Đồng thời, việc hội nhập khu vục bắt buộc các nước tham gia sử dụng các công cụ chính sách hiệu quả hơn để đạt các mục tiêu quốc gia liên quan đến cơ cấu công nghiệp và phân phối thu nhập. Sự tương tự ngày càng tăng giữa các nền kinh tế đã làm cho tính mềm dẻo càng quan trọng hơn. Khả năng thích ứng với các hoàn cấn thay đổi là chìa khoá của thành công trong một nền kinh tế quốc dân.
4. Chính sách thương mại quốc tế là gì?
Chính sách thương mại quốc tế (International trade policy) là một hệ thống những quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó.
Vai trò của chính sách thương mại quốc tế ta có thể kể đến sau:
Môi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau.
Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kì nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Nhiệm vụ này thể hiện trên hai mặt sau đây:
– Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
– Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, chính sách thương mại quốc tế bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và chính sách hỗ trợ.
Các chính sách này có thể gây ra tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương); chính sách đầu tư nước ngoài; chính sách cán cân thanh toán quốc tế;…
Chính sách kinh tế đối ngoại cùng với chính sách ngoại giao tạo thành chính sách đối ngoại của một quốc gia. Chúng lại là bộ phận cấu thành của chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế thể hiện:
Chính sách thương mại quốc tế phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, hình thành qui mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế.
Ngoài ra, nó có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến qui mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
5. Công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
– Thuế quan (Tariff)
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa khi di chuyển qua cửa khẩu của một quốc gia.
Thuế quan là một công cụ tài chính được nhà nước sử dụng để:
+ Điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hoặc bảo hộ sản xuất trong nước.
Thuế quan là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Giá cả hàng hóa thấp hoặc cao có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường và đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Để khuyến khích (tăng qui mô) xuất, nhập khẩu, Nhà nước áp dụng mức thuế quan thấp; ngược lại, để hạn chế (giảm qui mô) xuất, nhập khẩu Nhà nước áp dụng mức thuế quan cao.
+ Là một nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước.
+ Là công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực với bạn hàng trong quá trình đàm phán.
– Hạn ngạch (Quota)
Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể. … Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
– Giấy phép (Licence)
– Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint – VER)
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (hay tự nguyện hạn chế xuất khẩu, tiếng Anh: Voluntary Export Restraint – VER) là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.
– Những qui định về tiêu chuẩn kĩ thuật (Technical barriers)
Tiêu chuẩn kỹ thuật (tiếng Anh: technical standard) là một tiêu chuẩn hoặc yêu cầu được thiết lập cho một nhiệm vụ kỹ thuật được lặp lại. Nó thường là một tài liệu chính thức thiết lập các tiêu chí, phương pháp, quy trình và thực hành kỹ thuật thống nhất. Ngược lại, một tùy chỉnh, quy ước (convention), sản phẩm của công ty, tiêu chuẩn của công ty, v.v… trở nên thường được chấp nhận và chiếm ưu thế thường được gọi là tiêu chuẩn thực tế (de facto standard).
Một tiêu chuẩn kỹ thuật có thể được phát triển một cách riêng tư hoặc đơn phương, ví dụ như bởi một công ty, cơ quan quản lý, quân đội… Các tiêu chuẩn cũng có thể được phát triển bởi các nhóm như công đoàn và hiệp hội thương mại. Các tổ chức tiêu chuẩn thường có đầu vào đa dạng hơn và thường phát triển các tiêu chuẩn tự nguyện: những điều này có thể trở thành bắt buộc nếu được chính phủ thông qua (nghĩa là thông qua luật pháp), hợp đồng kinh doanh…
– Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidise);
– Tín dụng xuất khẩu (Export Credits);
– Bán phá giá (Dumping);
– Phá giá tiền tệ (Exchange Dumping);
– Một số biện pháp khác…
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.