Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư

Người gửi: Khánh Trần

>> Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoạigọi số:  1900.0191

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Hiện nay, quyền sở hữu được coi là quyền duy nhất của những chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Theo đó, quyền sở hữu của một cá nhân hiện nay được pháp luật công nhận và bảo vệ theo Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2015).

– Bên cạnh đó, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Theo Điều 164 Bộ luật dân sự 2015).

Trong trường hợp này, anh/ chị được xác định là chủ sở hữu của bức tường và đang cho nhà bên cạnh mượn tường để nhà bên đó đỡ tốn kém khi xây tường. Do đó, việc gia đình anh/ chị cho gia đình nhà hàng xóm mượn tường để xây nhà mà không thu tiền có thể được coi là một giao dịch dân sự mượn tài sản. Cụ thể, Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch mượn tài sản như sau:

– Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 499 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về một trong các quyền của bên cho mượn tài sản như sau:

– Bên cho mượn tài sản có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn. Trường hợp nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Theo nội dung của những quy định pháp luật trên thì gia đình anh/ chị có quyền đòi lại tài sản là bức tường đã cho mượn ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích mượn nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn, có nghĩa là sau khi hàng xóm xây tường xong thì gia đình anh/ chị có thể yêu cầu họ trả lại tường cho gia đình mình (khôi phục lại hiện trạng bức tường như trước khi cho mượn). 

Nếu bên hàng xóm chưa xây xong mà gia đình anh/ chị có ý muốn lấy lại tường thì anh/ chị phải đáp ứng điều kiện là có nhu cầu đột xuất, cấp bách cần sử dụng bức tường này và phải thực hiện việc báo trước cho gia đình hàng xóm một khoảng thời gian hợp lý.

Bên cạnh đó, trong trường hợp người hàng xóm không tự nguyện trả lại bức tường theo yêu cầu của của anh/ chị thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh/ chị có thể thực hiện theo một trong các trường hợp sau:

– Nếu người hàng xóm không muốn xây tường mới và có nhu cầu sở hữu bức tường cũ của gia đình anh/ chị thì anh/ chị có thể thỏa thuận về việc người hàng xóm thanh toán lại cho anh chị một khoản tiền tương ứng với việc mượn lại để sử dụng bức tường đó.

– Nếu anh chị vẫn muốn đòi lại bức tường đó mà không cần thanh toán giá trị tương ứng cho việc mượn sử dụng bức tường thì anh chị có quyền yêu cầu người hàng xóm chấm dứt hành vi chiếm hữu, sử dụng trái phép tài sản và phải trả lại tài sản cho gia đình anh chị.

– Trong trường hợp người hàng xóm không tự nguyện trả lại tài sản cũng như không chịu thanh toán giá trị tài sản cho gia đình anh chị thì theo Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015, anh chị có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc bên nhà hàng xóm có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản là bức tường, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. 

Cụ thể, nếu rơi vào trường hợp xấu nhất là người hàng xóm không tự nguyện trả lại tài sản và phát sinh tranh chấp thì căn cứ Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vì trường hợp của gia đình anh/ chị là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là bất động sản nên thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ thuộc về Tòa án nhân dân quận/ huyện/ thị xã nơi có bất động sản, cụ thể là bức tường gia đình nhà anh/ chị.

Vì vậy, anh chị có quyền gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản là bức tường đang bị nhà hàng xóm chiếm giữ, sử dụng trái phép tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền nêu trên để yêu cầu giải quyết tranh chấp, buộc người chiếm giữ tài sản trái pháp luật phải trả lại tài sản. Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình anh/ chị.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.0191 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua Email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group./.