1. Cho phép người Việt Nam mang hai quốc tịch khi nào?

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, việc cho phép có 2 quốc tịch không có nghĩa là từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch của Việt Nam mà chỉ là sửa đổi nguyên tắc cho mềm dẻo và linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, việc 2 quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được Chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.

Luật Quốc tịch cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng được áp dụng với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hay có lợi cho nhà nước Việt Nam.

Trường hợp nếu không thuộc những diện trên thì công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam muốn trở thành công dân Việt Nam phải có các điều kiện sau: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; biết Tiếng Việt để có thể hòa nhập vào cộng đồng; thường trú từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch, và có khả năng đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam…

Luật cũng quy định, người mang quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam Người đã mất quốc tịch nay muốn xin quay trở lại thì phải làm đơn và thuộc một trong các diện sau: xin hồi hương về Việt Nam; có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việc đăng ký giữ quốc tịch cũng được đề cập trong đạo luật trên. Theo đó người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch tính đến trước ngày 1/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Và trong 5 năm kể từ thời điểm trên, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch. Nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, quy định trên chủ yếu được áp dụng với các trường hợp người Việt Nam đã định cư ở nước ngoài trước đây. “Còn từ 1/7/2009, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Tuy nhiên, có thực tế rằng không phải nước nào cũng cho phép công dân của họ mang hai quốc tịch”, ông Cường chia sẻ.

Luật Quốc tịch với 44 điều được Quốc hội thông qua ngày 13/11 và có hiệu lực từ 1/7/2009. Cũng trong sáng nay, Luật thi hành án dân sự, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được công bố.

2. Khai sinh cho con theo quốc tịch nước ngoài có nhập tịch lại quốc tịch Việt Nam.

Theo Điều 16 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:

“2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.”

Và Điều 36 Luật hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

“1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.”

Như vậy, tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con mà vợ chồng bạn có thỏa thuận bằng văn bản nhập quốc tịch Việt Nam cho con thì con bạn sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Trường hợp vợ chồng bạn lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài. Pháp luật hiện tại không có quy định cụ thể về thời hạn của văn bản thỏa thuận quốc tịch của con, tuy nhiên tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con thì vợ chồng bạn phải cung cấp được văn bản này thì cơ quan đăng ký hộ tịch mới có căn cứ để nhập quốc tịch cho con bạn.

Nếu khi đã đăng ký quốc tich cho con là quốc tịch nước ngoài, muốn nhập tịch cho con theo quốc tịch Việt Nam nữa thì cần phải xem là luật pháp nước đó có cho phép công dân mang 2 quốc tịch hay không?

Còn việc có được mang thêm quốc tịch Việt Nam hay không thì theo quy định của Luật quốc tịch của Việt Nam thì:

Chỉ có người được Chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.

Luật Quốc tịch cũng cho phép người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam. Chính sách trên cũng được áp dụng với trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hay có lợi cho nhà nước Việt Nam.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật LVN Group