Luật sư tư vấn:

Vấn đề Bạn quan tâm, tìm hiểu – Luật LVN Group xin đưa ra một tình huống pháp lý dựa trên các án lệ đã được công bố để bạn có thể tham khảo và vận dụng như sau:

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Án lệ số 08/2016/ AL có nội dung về việc xác định lãi suất, điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng áp dụng cả trong giai đoạn xét xử, và cho đến khi thi hành xong (còn gọi là “Án lệ số 08/2016/AL – Xem Phụ lục (Vụ án thứ 7): Án lệ số 08/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao về mối quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng tín dụng, xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm (được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Tòa án nhân dân tối cao)”).

Tóm tắt vụ án như sau:

Theo đơn khởi kiện đề ngày 20/7/2010, Ngân hàng thương mại cổ phần NTVN – Chi nhánh TL (ngân hàng) và Công ty cổ phần Dược phẩm K (Công ty K) ký kết 04 (bốn) hợp đồng tín dụng, được bảo đảm bằng tài sản là nhà và đất ỏ. Do Công ty K chỉ mới trả được một phần tiền nỢ gốc và nợ lãi, ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty K phải thanh toán số tiền còn nợ là 8.197.957.837 đồng (Trong đó: nợ gốc là 5.457.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn là 397.149.467 đồng, nợ lãi quá hạn tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 2.343.808.370 đồng) và xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Tại Bản án sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 24/3/2011, Tòa án quyết định:

“1. Chấp nhận một phấn yêu cầu khỏi kiện… Buộc Công ty K có trách nhiệm phải trả cho ngân hàng tổng số tiền nợ gốc và lãi là 8.197.957.837 đồng.

2. Không chấp nhận yêu cầu của ngân hàng đòi phát mãi các tài sản là giá trị quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất…”.

Ngày 04/4/2011, Ngân hàng có đơn kháng cáo.

Bản án phúc thẩm số 148/2011/KDTM-PT ngày 17/8/2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (nay là Tòa cấp cao) tuyên sửa Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 32/2011/KDTM-ST ngày 23 và 24/3/2011 về phần nghĩa vụ bảo lãnh… Buộc Công ty K phải có trách nhiệm trả cho Ngân hàng tổng số tiền nỢ gốc và nợ lãi là 8.197.957.837 đồng, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ cho phía Ngân hàng.

Án lệ số 08/2016/AL có ghi giải pháp pháp lý như sau: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thị hành án còn phải trả lãi đối với sốtiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án cũng là không đúng. Đối với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn,… thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm Bên đi vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của sốtiền nỢ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này.

Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất… Bên đi vay phải tiếp tục thanh toán cho ngân hàng cho vay theo quyết định của tòa án cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng cho vay”.

Đây là tình huôhg pháp lý điển hình được các Tòa án vận dụng thường xuyên khi giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay, nhằm áp dụng thống nhất luật, tránh tình trạng ban hành các quyết định khác biệt, khi giải quyết cùng một vấn đề, một hoặc một vài tình tiết pháp lý tương đồng. Án lệ số 08/2016/AL đã đặt ra vấn đề điều chỉnh lãi suất theo thỏa thuận hợp đồng, kết quả giải quyết là minh chứng cho thấy sự khác biệt trong cách vận dụng quy định này (lãi suất điều chỉnh) giữa các cấp Tòa án:

Thứ nhất, Án lệ số 08/2016/AL đã cụ thể hóa cách tính lãi suất khi có biến động trên thị trường, được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong hợp đồng cho vay. Giải pháp pháp lý được án lệ đưa ra là: “… các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngốn hàng cho vay… quyết định của tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng cho vay Theo tác giả, giải pháp này phù hợp với quy định của pháp luật về thỏa thuận lãi suất, phù hợp với nghiệp vụ, thông lệ khi cho vay như đã được phân tích. Các căn cứ pháp lý ghi trong án lệ vận dụng các Điều 471, 474, 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là các Điều 463, 466, 468 theo Bộ luật Dân sự năm 2015) vốn dĩ áp dụng cho hợp đồng vay tài sản nói chung bao gồm cả hợp đồng tín dụng, đồng thời quy định theo hướng mở cho phép áp dụng quy định liên quan về lãi suất của dạng hợp đồng này, là phù hợp pháp luật (Tòa án nhân dân tối cao đã từng xét xử và chỉ rõ việc áp dụng hợp đồng vay tài sản khi quyết tranh chấp án tín dụng ngân hàng là chưa chính xác (xem: Quyết định Giám đốc thẩm số 14/2015/KDTM-GĐT ngày 21/5/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về tranh chấp giữa Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA và ông Nguyễn Vũ A). Vấn đề này đã được tác giả đề cập, so sánh, khi làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt giữa hai hợp đồng (vay ngân hàng và vay thông thường trong lĩnh vực dân sự).

Trong tình huống pháp lý nêu trên, ngoài việc áp dụng quy định pháp luật chuyên ngành ngân hàng về hợp đồng cho vay, các cơ quan tố tụng còn phải áp dụng các nguyên tắc pháp lý cơ bản của quan hệ hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự, nhưng án lệ lại không đề cập đến, là vẫn còn thiếu sót. Điều này dẫn đến hệ quả, không làm sáng tỏ các quyền lợi công bằng, cũng như quyền điều chỉnh lãi suất khi có những biến động.

Thứ hai, Án lệ số 08/2016/AL đề cập việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng khi cho vay là phù hợp công tác quản trị rủi ro lãi suất. Nhưng thật sự sẽ khó thực hiện nếu lãi suất thay đổi liên tục trong một kỳ hạn vay, nếu dựa theo các quy định hiện nay. Chẳng hạn, có thời kỳ lãi suất cho vay dựa theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ấn định, chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 01/10/2008 đến ngày 22/12/2008, Ngân hàng Nhà nước công bố 5 mức lãi suất cơ bản khác nhau từ 14%/năm xuốhg 13%/năm, 12%/năm, 11%/năm rồi về lại mức lãi suất thấp hơn 8,5%/năm. Vấn đề này được pháp luật hiện hành có nêu lên nguyên tắc áp dụng lãi suất thấp nhất, có lợi cho bên vay nếu lãi suất điều chỉnh sẽ dẫn đến nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau (khoản 5 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN), dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm và chi phí, lợi nhuận như hiện nay của các tổ chức tín dụng. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây cũng tiếp tục nhìn nhận, khẳng định cách tính lãi suất điều chỉnh có lợi cho bên vay, theo đó: “Ngân hàng phải lấy mức lãi suất thấp nhất của kỳ hạn 12 tháng để lầm cơ sở xấc định lãi suất của kỳ điều chỉnh”. Song hướng dẫn này vẫn chưa lột tả hết được những khúc mắc trong các quy định về điều chỉnh lãi suất.

Với những luận giải trên, ngành ngân hàng cũng đã nhìn nhận sự bất hợp lý về lãi suất điều chỉnh. Tuy vậy, với các tiêu chí do tổ chức tín dụng đặt ra dựa theo tiền gửi tiết kiệm 12 tháng cộng biên độ được tính trên tỷ lệ % (phần trăm)/năm. Trong khi đó, vận dụng quy định lãi suất về tiền gửi tiết kiệm pháp luật không quy định rõ, khó có thể xác định mức lãi suất tiền gửi 12 tháng thấp nhất để ấn định lãi suất cho vay của kỳ điều chỉnh. Nếu không có sự hợp tác tích cực của tổ chức tín dụng, chắc chắn quy định này sẽ gặp không ít khó khăn đối với các Tòa án khi vận dụng để xét xử. Pháp luật hiện hành không quy định tổ chức tín dụng phải có nghĩa vụ minh bạch, công khai đăng ký lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Do vậy, ý nghĩa của lãi suất điều chỉnh theo đúng với nhu cầu, quy luật thị trường sẽ không đạt được như mong muốn của các nhà làm luật, thiệt hại quyền lợi người vay vẫn cứ tiếp diễn.

Trong vụ việc được bình luận, Án lệ số 08/2016/AL đã kịp thời chỉ ra sự bất hợp lý trong việc áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất khi giải quyết tranh chấp án tín dụng. Tình huống pháp lý này có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho các Tòa án vận dụng thống nhất cách tính lãi suất đúng như tinh thần ngành Tòa án đã đề ra khi ban hành án lệ. Theo tác giả, ngành Tòa án cần tiếp tục ban hành nhiều án lệ liên quan đến tranh chấp hợp đồng cho vay, kịp thời làm rõ hơn các nguyên tắc áp dụng, phương pháp tính lãi (Ví dụ: Án lệ vế việc áp dụng pháp luật khi có nhiều mức lãi suất khác nhau trong kỳ hạn vay; Án lệ về căn cứ để điều chỉnh lãi suất trong kỳ hạn vay; Án lệ về lãi suất được áp dụng khi tổ chức tín dụng đơn phương chấm dứt cho vay…) vốn dĩ vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất khi thực thi, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Tóm lại, lãi suất trong quan hệ hợp đồng cho vay (thỏa thuận lãi suất) thể hiện rõ nét nhất của quyền tự do hợp đồng. Xuất phát từ những biến động của nền kinh tế, rủi ro lãi suất vẫn được các tổ chức tín dụng đặt ra ghi nhận trong các hợp đồng, nhưng vận dụng theo luật chưa thật sự hiệu quả. Theo tác giả, cần sớm có cơ chế pháp lý vận dụng quy định này thông nhất, đúng với quy luật vận động, điều tiết của thị trường. Đó cũng chính là mục tiêu của các nhà làm luật đặt ra, hướng đến quyền công bằng, cũng như vì sự minh bạch trong các giao dịch vay.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.