Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện.

2. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp luật về vấn để quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

 

1. Chủ đầu tư là gì? Trách nhiệm của chủ đầu tư

Căn cứ theo luật đấu thầu năm 2013 thì chủ đầu tư được hiểu là một tổ chức sở hữu vốn hoặc được giao để thay mặt chủ sở hữu, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án. 

Căn cứ theo luật xây dựng thì chủ đầu tư lại được hiểu là các cá nhân, tổ chức, cơ quan sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao để trực tiếp quản lý vận hành bất động sản hoặc tài sản nào đó, sử dụng nguồn vốn trong thực hiện các hoạt động đầu tư. 

 

1.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong đấu thầu. 

Điều 74 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định như sau về trách nhiệm của chủ đầu tư.

– Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu

-Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng với nhà thầu. 

– Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp nhân sự không đáp ứng, phải tiến hành lựa chọn một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu.

– Quyết định xử lý tình huống.

– Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu

– Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ.

– Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu.

– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật đấu thầu.

 

1.2. Trách nhiệm của chủ đầu trong xây dựng. 

Căn cứ điều 112 Luật xây dựng năm 2014

– Lựa chọn các tổ chức, cá nhân để đảm bảo những yêu cầu về điều kiện và năng lực thực hiện thi công, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng công trình

– Thông báo cho các nhà thầu về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng công trình

-Kiểm tra các điều kiện để xây dựng công trình căn cứ vào Điều 72 Luật Xây dựng

-Kiểm tra mức độ phù hợp của nhà thầu so với hồ sơ thi công và hợp đồng xây dựng

– Kiểm tra vấn đề huy động và bố trí nhân lực để thi công xây dựng dự án của nhà thầu dựa trên hợp đồng xây dựng đã cam kết

– Giám sát, kiểm tra quá trình thi công của nhà thầu, bao gồm các vấn đề như: Vật liệu, thiết bị lắp đặt, biện pháp thi công, tài liệu nghiệm thu

– Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công

– Khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc được các cơ quan nhà nước yêu cầu phải tổ chức kiểm định về chất lượng của các hạng mục trong công trình

–  Khi xét thấy chất lượng công trình không được đảm bảo về mặt kỹ thuật, an toàn, vệ sinh thì ra quyết định tạm dừng hoặc đình chỉ thi công công trình đối với nhà thầu

– Thực hiện nghiệm thu công trình

– Chủ đầu tư sẽ là người giải quyết các vướng mắc những vấn đề phát sinh và các sự cố xảy ra trong quá trình thi công xây dựng

– Chủ đầu tư phải lập báo cáo khi công trình hoàn thành và được đưa vào sử dụng hoặc báo cáo đột xuất khi được yêu cầu của cơ quan nhà nước

– Thuê nhà thầu tư vấn, giám sát một phần hoặc toàn bộ các công việc theo quy định của pháp luật. 

 

2. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án như thế nào? 

Thông thường thì các chủ đầu tư sẽ thực hiện quản lý dự án đầu tư thông qua 04 hình thức như sau: 

– Thứ nhất đó là chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án

– Thứ hai là chủ nhiệm thực hiện công tác quản lý dự án

– Thứ ba là chìa khóa trao tay

– Thứ tư là tự thực hiện dự 

Đối với hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án thì  đây là hình thức quản lý được nhiều chủ đầu tư sử dụng và hình thức này chỉ được ứng dụng khi mà chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về lĩnh vực dự án và có thể theo sát tiến trình hoạt động của dự án từ khi bắt đầu và đến khi dự án kết thúc. Trên thực tế thì chủ đầu tư sẽ thực hiện dự án theo 02 loại như sau( căn cứ theo văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của bộ xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng)

1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ những điều kiện và năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, nếu trong trường hợp mà không đủ điều kiện thực hiện thì chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện.

2. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.

Như vậy thì hình thức trực tiếp quản lý dự án thông thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp như là chủ đầu tư thực hiện dự án có quy mô lớn và đòi hỏi chuyên môn về kỹ thuật cao và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó thì chủ đầu tư cùng một lúc thực hiện nhiều dự án lớn. 

Ngoài chủ đầu tư thực hiện trực tiếp quản lý dự án đầu tư thì còn nhiều  hình thức khác nữa, sau đây là một vài đặc điểm về các hình thức đầu tư quản lý dự án phổ biến. 

Một hình thức mà khi đọc tên của nó ra thì chúng ta thường lầm tưởng với hình thúc nhà đầu trư trực tiếp quản lý đó là hình thức tự thực hiện dự án. Với hình thức này thì chủ đầu tư họ sẽ sử dụng những nguồn lực của mình để xây dựng một ban quản lý chuyên trách về dự án và thực thi theo kế hoạch đã đề ra. Bởi vậy, mà họ sẽ chính là người sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi việc liên quan đến dự án như là liên quan đến giá cả, tiến độ thi công, hay những vấn đề khác có liên quan đến việc thực hiện dự án làm sao để thực hiện dự án một cách tốt nhất có thể. Theo đó chủ đầu tư chính là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan đến dự án nên họ không thể nào thực hiện dự án một cách lỏng lẻo, không có trách nhiệm được mà họ phải giám sát quá trình thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm chỉnh. 

Hình thức quản lý chìa khóa trao tay, tức là người chủ đầu tư họ sẽ chọn ra nhà thầu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bởi vậy mà hoạt động đấu thầu luôn diễn ra một cách phổ biến và có những yêu cầu khắt khe bởi chủ đầu tư. Người tổ chức đấu thầu phải là người có đủ điều kiện năng lực cũng như là có những kinh nghiệp vững chắc trong việc chọn ra một nhà thầu đúng ý và đảm bảo được những điều kiện cần thiết nhất có thể. Nhà thầu được chọn sẽ là người phải chịu những trách nhiệm về mọi hoạt động quản lý dự án của mình.

Hình thức chủ nhiệm thực hiện công tác quản lý , thì trong hình thức này thì dự án sẽ thực hiện theo phương hướng là thuê bên thứ ba hoặc chủ nhiệm để thay mặt hoàn thành dự án. Trường hợp này hầu như chỉ được áp dụng khi mà chủ đầu tư không có trình độ chuyên môn cũng như là trình độ kỹ thuật, dự án mang tính chất là đặc thù và chuyên ngành. 

Mỗi hình thức thực hiện dự án đều có những đặc điểm riêng biệt và những ưu điểm khác nhau. Trong đó thì chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức quản lý dự án được khá nhiều chủ đầu tư sử dụng khi mà họ có đầy đủ trình độ chuyên môn về lĩnh vực. Khi đó thì họ có thể tự mình theo sát dự án từ lúc bắt đầu đến kết thúc để có thể trực tiếp tham gia điều chỉnh sao cho phù hợp với chính yêu cầu của bản thân mình. Khi chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án như vậy thì có thể là đem lại hiểu quả cao hơn, và tiết kiệm được nguồn ngân sách và vốn hơn. 

 

3. Một số mặt ưu điểm và nhược điểm của hình thức chủ đầu tư quản lý trực tiếp. 

Như chúng ta đã biết thì bản thân mỗi hình thức đầu tư sẽ có những mặt ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy thì hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì có những ưu và nhược điểm gì?

Thứ nhất là về ưu điểm, khi chủ đầu tư dự án họ là người trực tiếp quản lý dự án thì họ có thể nắm bắt được dự án một cách tốt nhất, họ sẽ dễ dàng có thể lập ra những kế hoạch phù hợp và nhanh chóng. Bên cạnh đó thì bạn có thể tiết kiệm được ngân sách nhân lực, sẽ bớt đi ngân sách trong việc tổ chức đấu thầu tìm nhà thầu hay là thuê một người ở ngoài thực thi dự án cho mình dĩ nhiên là khi không phải thực hiện các việc đó thì số tiền mà các dự án tiết kiệm được cũng khá là lớn. Còn về tiến độ thực hiện dự án thì theo chúng tôi thì nó sẽ nhanh hơn so với là mình thực hiện với một bên thứ ba hay là nhà thầu bởi chủ đầu tư họ là người trực tiếp thực hiện và quyết định luôn, không phải thông qua hoạt động báo cáo, lấy ý kiến . 

Tuy nhiên thì chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án thì cũng sẽ tồn tại những nhược điểm đó là chủ đầu tư đôi khi họ còn thiếu những kinh nghiệm liên quan đến trình độ kỹ thuật hoặc là trình độ chuyên môn, mặc dù họ có trình độ chuyên môn cũng khá tốt để có thể thực hiện trực tiếp quản lý dự án nhưng những sai sót và bất cập thì cũng có thể xảy ra. Bởi vì họ phải kiêm nhiệm tấy nhiều đầu mục, khiến cho những áp lực trong công việc cao nên đôi khi lại là mặt hạn chế. 

Một hạn chế nữa là những ý kiến đóng góp thảo luận gần như bị hạn chế, bởi chủ dự án sẽ không nhận được những ý kiến đóng góp của phía bên nhà thầu hay là phía bên thứ ba

Nếu các bạn còn có những thắc mắc gì có liên quan đến hoạt động đầu tư thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.0191 để được tư vấn và hướng dẫn một cách tốt nhất có thể. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự theo dõi và ủng hộ của các bạn