Luật sư tư vấn:

1. Chủ sở hữu quyền tác giả là gì ?

Theo quy định tại Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019), chủ sở hữu quyền tác là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản làm tác phẩm tái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mang thông tin điện tử hoặc bất kỳ kỹ thuật nào khác. Tác giả có quyền cho thuê bản gốc tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

 

2. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Theo điều 37 Luật SHTT quy định:

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; có quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

 

3. Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả sáng tạo ra tác phẩm, công trình.

Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền tác giả tương ứng với phần do mình sáng tạo ra (Điều 38 Luật SHTT).

 

4. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ 

Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả sáng tạo ra tác phẩm, công trình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm (Điều 39 Luật SHTT).

 

5. Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả.

Theo quy định tại Điều 41 (Điều luật được bổ sung năm 2009), chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền.

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.

 

6.  Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

Theo quy định tại Điều 42 (Điều luật được bổ sung vào Luật SHTT năm 2009), Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

Thứ nhất, tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;

Thứ hai, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;

Thứ ba, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

 

7. Tác phẩm thuộc về công chúng

Theo điều 43 Luật SHTT,  tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng. Điều 27 Luật SHTT quy định thời hạn bảo hộ là quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền được bảo vệ sự toàn vẹn cả tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Những quyền nhân thân trên đầy của tác giả gắn với tác giả suốt cuộc đời và sau khi tác giả chết là vĩnh viễn, không có thời hạn.

Quy định này phù hợp với Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Lịch sử ra đời của Công ước Berne được xem như một cuộc cách mạng nhằm khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật và chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả như sao chép, cắt xén tác phẩm của tác giả.

Vào năm 1800, những tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn có tên tuổi trên diễn đàn văn học thế giới đã bị sao chép một cách trắng trợn, công khai để đem bán tại các nước khác không phải là quê hương của tác giả, vì hành vi sao chép, ăn cắp nội dung tác phẩm cho nên người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật không được hưởng một chút nhuận bút hay tiền thù lao. Các nhà văn nổi tiếng thế giới trong đó có nhà văn Pháp Victor Hugo đã đề xuất thành lập Hiệp hội văn học quốc tế, tiền đề của Hiệp hội Văn học và Nghệ thuật quốc tế. Năm 1886, việc công nhận lẫn nhau về quyền tác giả giữa các quốc gia theo đó điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ được ban hành, Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật được hình thành.

Các quyền nhân thân của tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật không thể chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn đã là căn cứ cho các thế hệ sau các nhà văn hiểu được và đánh giá được tác phẩm có giá trị, tác tác phẩm bất hủ trường tồn và là niềm tự hào của dân tộc.

Sau đây là một viện dẫn để nhằm minh chứng một đoạn văn tự sự hay của nhân vật thể hiện rõ tư tưởng, quan đểm sống, nhân cách sống của một cá nhân. Chàng Ham-lét trong vở kịch cùng tên của nhà viết kịch nổi tiếng người Anh Uy-li-am Sec-xpia (1564 – 1616), thể hiện tính khí thật rõ:

“Con người có ra gì, nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị đời mình vào việc ăn, việc ngủ? Chỉ là con vật, không hơn. Chắc chắn là ông Tạo phù cho ta trí suy xét bao la, biết lường trước, tính sau, phải đâu là để cái năng khiếu ấy, cái lý trí thần thánh ấy bị hoen gỉ ở trong ta mà không được dùng tới?”. “Ta thường quy về cho trời đất cái mà chính ta tạo ra chứ không ai khác ?

Những bản hùng văn lưu truyền muôn thuở của các bậc anh hùng kiệt xuất thể hiện ý chí của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước.

a)    Vào cuối năm Bính Thìn (1076), nhà Tống ổ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Giặc đổ bộ xuống bờ Bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được chiến tuyến Như Nguyệt. Với ý muốn đập tan đội quân đông đảo của giặc và giành lại được thế chủ động trên chiến trường thì phải đánh tan đội quân tiên phong của giặc. Để thực hiện có kết quả ý định này, trước hết phải vực dậy tinh thần đánh giặc của binh sĩ và tạo nên tâm lý vững vàng, tin vào chiến thắng của chính nghĩa, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ và công bố bài thơ này bên bờ sông Cầu, bằng cách đọc to nội dung bài thơ vô đề cho mọi người biết:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

 

Bản dịch dưới đây của Trần Trọng Kim:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Rành rành ghi rõ ở sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Khi nghe được bài thơ, từ binh đến sĩ đều có tinh thần phấn chấn và đều muốn giết giặc lập công.

Sau này, nội dung bài thơ được nhân dân đánh giá như bản tuyên ngôn đầu tiên của nước nhà. Bản hùng văn này thể hiện niềm tự hào của dân tộc không chịu khuất phục trước nạn ngoại xâm như một hệ thống.

b)    Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo thế kỷ XIII chống quần Nguyên – Mông là một bản hùng văn thể hiện sự răn dạy và huấn luyện quần sĩ luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu chống giặc xâm lăng.

“Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thự ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uổng máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta
thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chàm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thỉ hành mưu lược nhà binh, vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vỢ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay khống đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muôn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

Nay ta bảo thật các ngươi: nền lấy việc “đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ” làm nguy; nên lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đấu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhại như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trâm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hê mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mủi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta”.

c)   Bức thư Dụ hàng Vương Thông, nhà Minh do của Nguyễn Trãi viết là một hùng thư, thể hiện rõ khí phách của nhân dân ta kiên cường chống ngoại xâm và thể hiện tính nhân đạo của dân tộc ta khi giặc lầm vào nguy cơ bị diệt vong, nếu chúng ngoan cố không tuân theo lời dụ này. Dân tộc ta anh hùng, nhưng mở đường hiếu sinh cho kẻ thù để bớt máu xương, khi chúng ngoan cố sẽ chuốc lấy bại vọng. Bức hùng thư này đã cứu sống nhiều
binh sĩ và chiến thắng của dân tộc ta trongtrường hợp này là chiến thắng của trí tuệ và lòng nhân ái.

“Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.

Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời đối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cồ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành đồng bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được”, nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyển chế bổn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ỗ các xứ Tầm Châu, một khu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng hay chỉ là đàn bà thôi?

Tình thế ngày nay, dù có vị ngôi cao đem quân đến nữa, cũng chỉ càng mau chết mà thôi, huống chi Trương Phụ chỉ là đến nộp mạng, thì có gì đáng nói?

Nay các ông kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo, ngoài không viện binh, bám hờ khu nhỏ mọn, nghỉ tạm thành chơ vơ, há chẳng phải như thịt trên thớt, cá trong nồi sao? Thế mà lại còn lừa dối dân ta, dụ điều phỉ nghĩa. Kìa những kẻ trung thần nghĩa sĩ, dù thời cùng vận khốn, cùng nếm mật nằm gai, không chịu đem lòng kia khác; lẽ nào ngày nay, lại chịu tin theo những lời bất nghĩa của các ông. Chỉ e người Nam trong thành nhớ mến chúa cũ, người Ngô ỏ đây khốn khổ không kham thì những người chống các ông sẽ kéo nhau ra hàng; như Trương Phi, Lã Bố, các ông lại bị chính thuộc hạ giết hại, đó là lẽ tất nhiên.

Nay ở các thành, từ đô ti trở xuống, đều căm giận các ông lừa dối, khuyên ta làm cỏ cả thành. Hoặc có kẻ vượt lũy trốn ra, tố cáo cả việc sắp đặt chiến cụ, sửa đóng xe thang. Những người bị khốn sẽ giết lẫn nhau, hà tất phải đợi quân sĩ của ta nữa. Nay ta suy tính hộ các ông thì cái cổ bại vong có sáu!

Nước lụt mênh mông, tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm; bại vong đó là một!

Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung phải ra hàng; nay bao nhiều cửa quan hiểm trở đẽu có binh tướng đồn đóng, viện binh nếu đến, tất nhiên bị bại, viện binh đã bại, các ông còn trốn đằng trời; bại vọng đó là hai!

Nước ông binh khỏe ngựa béo, nay còn để cả miền bắc phòng thủ quấn Nguyên, không rỗi đâu nhìn sang nước Nam được; bại vong đó là ba!

Can qua liên miên, chinh phạt không nghỉ, người chẳng sống yên, nhao nhao thất vọng; bại vong đó là bốn!

Gian thần chuyên chính, chúa yếu trị vì, xương thịt hại nhau, “gia đình sinh biến”; bại vong đó là năm!

Nay ta dấy nghĩa quân, trên dưới đồng lòng, anh hùng tận lực, quấn lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc, trong thành quân sĩ mỏi mệt, tự chuốc diệt vong; bại vong đó là sáu!

Ngồi giữ một mảnh thành con, để chờ sáu cái cổ bại vong ẩy, thật tiếc thay cho các ông! cổ nhân có càu: “Nước xa không cứu
được lửa gần”. Dù có viện binh đến đầy, cũng không ích gì cho sự bại vong cả. Trước đày Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy trong thành sẽ khỏi nạn cá thịt, trong nước sẽ khỏi vạ đau thương, hòa hiếu lại thông, can qua xếp bỏ. Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang c
ầu cống, mua sắm tàu thuyền, thủy lục hai đường, tùy theo ý muốn; quân ra khỏi cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn, không lo ngại gì; nước ta lại phụng công xưng thần, theo như lệ trước.

Nếu không nghe theo lời ta như vậy, thì nên sắm quân dàn trận, ra giao chiến ở giữa đồng bâng để quyết một trần thư hùng, đặng xem cái tài hơn kém, không nên ngồi rũ một xó hang cùng, bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế!

Trong sự nghiệp phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh cướp nước, nhiều lần mưu sĩ Nguyễn Trãi đã soạn thảo thư từ gửi cho các tướng giặc để mắng nhiếc, khiêu khích hoặc dụ hàng, nhằm thực hiện chiến lược “mưu phạt tâm công”. Học giả Bùi Huy Bích đã nhận xét rất chính xác: “Các bức thư này có sức mạnh của mười vạn quân”.

Thư dụ Vương Thông là một trong những bức thư thể hiện tính chất hùng văn của Nguyễn Trãi với tư thế của bên làm chủ, chủ động trên chiến trường chống giặc ngoại xâm dụ tướng giặc là Vương Thông ra đầu hàng nghĩa sĩ của Lê Lợi, thể hiện cách thắng giặc ngoại xâm là không cần đánh mà giặc vẫn tan. Với giọng hùng văn mạnh mẽ, sắc bén của Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nghĩa quân Lam Sơn đánh tan giặc cướp nước không chỉ bằng sức mạnh vũ khí cơ học, mà bằng cả sức mạnh của trí tuệ thông minh của quân và dân nước Đại Việt. Đúng như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc – Nam cũng khác

Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

d)      Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 thể hiện quyết tầm chống giặc ngoại xâm, thể hiện rõ khí phát quật cường của toàn dân tộc quyết không chịu mất nước, không cam chịu trước ách xâm lăng của thực dân Pháp.

Vào hồi 20 giờ ngày 19/12/1946, quân dân thủ đô Hà Nội đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Ngày 20/12/1946, Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào,

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc, ai có súng dùng súng ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! kháng chiến thắng lợi muôn năm.

Hà Nội ngày 19/12/1946.

HỒ Chí Minh”

Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng cầu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tầm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyển thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược, không còn con đường nào khác ngoài việc dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng khi đâ buộc phải kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết động viên toàn dân đứng lên chiến đấu:

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chú nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Hồ Chí Minh tuyên bố quyét tầm của nhân dân ta:

“Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”….

Kết thúc lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng:

“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định:

Tác phẩm không thuộc loại hình đã phân tích trên đầy có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả tạo ra tác phẩm, công trình.

 

8. Chủ sở hữu quyền liên quan 

a)    Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

b)    Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

c)     Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên hên quan.

 

9. Quyền tài sản của tác giả

Theo quy định tại Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác:

a)    Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.

b)     Nhuận bút khuyến khích là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả thêm cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm thuộc loại đề tài và những trường hợp đặc biệt quy định tại Nghị định này.

c)     Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm.

Quyền hưởng nhuận bút theo Điều 4 Nghị định, nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao được xác định:

a)    Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.

b)    Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.

c)    Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.

d)    Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.

e)    Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.

f)     Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.0191, hoặc có thể Đặt lịch để gặp Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.