Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, về chính sách áp dụng pháp luật bao gồm những chủ thể nào? Luật sư hãy nêu các chủ thể của chính sách áp dụng pháp luật ?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Khái niệm chính sách áp dụng pháp luật
Chính sách áp dụng pháp luật là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thỉêì chế phi nhà nước để xác định chiên lược và sách lược vê cơ chê’áp dụng pháp luật, tạo ra các đỉêu kiện cần thiết cho hoạt động áp dụng pháp luật có hiệu quả.
Chính sách áp dụng pháp luật được thể hiện trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan quyền lực nhà nước và của các tổ chức xã hội được ủy quyền để thực hiện các mệnh lệnh (quy định) quy phạm pháp luật, trong việc soạn thảo và thông qua các văn bản áp dụng pháp luật, trong các tài liệu mang tính chất cá biệt, cá nhân hóa.
2. Khái quát về chủ thể của chính sách áp dụng pháp luật
Các chủ thể của chính sách áp dụng pháp luật là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm các cơ quan, tổ chức có cơ cấu khác nhau, những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cái liên kết các chủ thể đó lại thành một hệ thống là việc các chủ thể đó đều tham gia vào việc soạn thảo và thực hiện các nhiệm vụ của chính sách áp dụng pháp luật.
Các chủ thể của chính sách áp dụng pháp luật xác định các mục tiêu, các quan điểm, các định hướng, các nhiệm vụ ưu tiên, các giải pháp, các điều kiện bảo đảm thực hiện của chính sách áp dụng pháp luật, lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách áp dụng pháp luật.
Các chủ thể xây dựng và thực hiện chính sách áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền hoặc những người có chức vụ, quyền hạn. Ớ đây, người có chức vụ, quyền hạn là chủ thể đầu tiên của xây dựng và thực hiện chính sách áp dụng pháp luật. Trường hợp việc thực hiện chính sách áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền tiến hành, thì suy cho cùng, cũng do những con người cụ thê’ trong cơ quan, tổ chức đó thực thi.
Kết quả xây dựng và thực hiện chính sách áp dụng pháp luật, do vậy, tùy thuộc trước hết vào phẩm chất nghề nghiệp, các định hướng giá trị, phẩm chất đạo đức, các đặc điểm tâm lý – xã hội của những người có chức vụ, quyền hạn có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách áp dụng pháp luật.
3. Những phẩm chất của chủ thể chính sách áp dụng pháp luật
Khoa học và thực tiễn hiện nay đã đưa ra danh mục các phẩm chất, đặc điểm với tư cách là các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động có kết quả, sáng tạo, chất lượng của những người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực chính sách áp dụng pháp luật. Trong các phẩm chất, đặc điểm đó, trước hết, cần kể đến: tính chuyên nghiệp; thái độ trách nhiệm cao; sự nhiệt tình; tính kỷ luật và tính thận trọng.
Tính chuyên nghiệp được hiểu là tổng thể những hiểu biết chuyên môn, kỹ năng và năng lực sâu sắc, trong đó có những hiểu biết chuyên môn, kỹ năng và năng lực pháp lý bảo đảm cho người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một cách có kết quả các mục tiêu của áp dụng pháp luật, tức là xác định được một cách khách quan và đầy đủ các tình tiết thực tế của vụ việc; tuân thủ pháp chế và tôn trọng các quyền và tự do của con người, của công dân, cũng như thông qua các quyết định đáp ứng được các đòi hỏi của pháp chế, của tính hợp lý và công bằng. Thực hiện chính sách áp dụng pháp luật bao giờ cũng mang tính sáng tạo và đòi hỏi phải ban hành các quyết định mang tính chuyên môn cao trong những tình huống không mong đợi, do vậy, người thực thi chính sách áp dụng pháp luật cần phải có các phẩm chất tương ứng như: khả năng tư duy lôgic, có trí nhớ tốt, năng lực phân tích tình huống áp dụng chính sách.
Tính chuyên nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kết quả của công việc và được thể hiện rõ ràng nhất trong sự kết hợp với phẩm chất, thái độ trách nhiệm cao đối với công việc được giao của người áp dụng pháp luật. Khi thực hiện các quyền năng mang tính quyền lực được pháp luật quy định, người có chức vụ, quyền hạn cần phải ý thức được một cách đầy đủ, sâu sắc nhất ý nghĩa của các quyền năng đó trong hoạt động của mình, không được có thái độ và cách tiếp cận giản đơn trong việc thực hiện các trình tự, thủ tục này hay các trình tự, thủ tục khác do pháp luật quy định, không được đưa ra quyết định khi chưa có đầy đủ các căn cứ hoặc chưa được kiểm tra một cách thận trọng, khách quan.
Trong hoạt động áp dụng pháp luật, cũng như mọi hoạt động khác, bao giờ cũng có những khó khăn nhất định, thậm chí cả những thách thức. Để đạt được những kết quả tốt hơn trong công việc, người áp dụng pháp luật phải biết khắc phục những khó khăn, thách thức đó. Người áp dụng pháp luật càng có trách nhiệm cao bao nhiêu đối với công việc được giao, quan tâm một cách nghiêm túc đến các kết quả cuối cùng của mình, thì sẽ đạt được các kết quả tốt bấy nhiêu trong công việc. Do đó, sự nhiệt tình, say sưa, cần cù và khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc là những điều kiện cần thiết bảo đảm cho người áp dụng pháp luật thực hiện có kết quả công việc của mình.
Thái độ và mong muốn khẳng định giá trị, uy tín của pháp luật và pháp chế có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động của người áp dụng pháp luật. Đó là sự thể hiện định hướng giá trị quan trọng. Áp dụng pháp luật, khi cụ thể hóa quy phạm chung trên cơ sở cân nhắc các tình huống thực tế hiện thực chỉ đạt được mục tiêu của mình trong trường hợp khi các văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp cả về nội dung lẫn hình thức, tức là phù hợp với quy phạm pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc. Người có chức vụ, quyền hạn không chỉ thừa nhận pháp luật và pháp chế với tư cách là giá trị pháp luật – xã hội đặc biệt, mà còn phải thường xuyên, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và pháp chế trong hoạt động của mình. Đây chính là sự khẳng định giá trị, uy tín của pháp luật và pháp chế.
Để có thể xử lý hiệu quả một khối lượng tài liệu, vụ việc pháp luật mà mình đảm nhiệm, người áp dụng pháp luật cần phải có tính kỷ luật cao và tính cẩn thận. Mọi biểu hiện quan liêu, thiếu tính kỷ luật, việc vi phạm thời hạn khi tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật, việc lẫn lộn các vụ việc, việc thất lạc, mất mát các tài liệu cụ thể của vụ việc đều là những hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của cơ quan áp dụng pháp luật nói chung. Tính có kỷ luật là phẩm chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người áp dụng pháp luật, do vậy mà hoạt động của họ được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế quy định rất chặt chẽ.
Nghiên cứu thực trạng đội ngũ những người áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay cho thấy, một bộ phận những người áp dụng pháp luật chưa đáp ứng được một cách đầy đủ các phẩm chất nói trên. Để có được các số liệu cụ thê’ chứng minh cho tình trạng đó, một mặt, phải tiến hành thống kê một cách đầy đủ đội ngũ những người áp dụng pháp luật theo các thông số nhất định, mặt khác, cần tiến hành các nghiên cứu xã hội học – pháp luật cụ thể. Các nghiên cứu đó cần hướng đến việc làm sáng tỏ các phẩm chất của đội ngũ những người áp dụng pháp luật trên thực tế như: tính công bằng và tính khách quan, tính vô tư và tính không thể bị mua chuộc, tính chân thật và tính có trật tự, tính có kỷ luật và tính thận trọng, tính quan liêu và tính hình thức, thái độ thờ o và thái độ vô trách nhiệm…
Nhân dân và Nhà nước không thể thỏa hiệp vói thái độ và thói quan liêu, hình thức, thò ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, thiếu tính kỷ luật trong hoạt động của những người áp dụng pháp luật. Đê’ hình thành được đội ngũ những người có chức vụ, quyền hạn có khả năng thực hiện tốt hoạt động áp dụng pháp luật, khắc phục được những hạn chế, thiếu sót, đôi khi cả những sai lầm trong hoạt động của họ, Nhà nước cần phải xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ pháp luật dài hạn, trong đó có đội ngũ những người áp dụng pháp luật, bao gồm nhiều nội dung vói những bước đi thích hợp. Những vấn đề quan trọng của chính sách như vậy cần phải được ghi nhận trong các văn bản luật và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay là nghiên cứu đê’ xây dựng được quan điểm tổng thể, mô hình tổng thê’ về chính sách cán bộ nói chung, về chính sách cán bộ pháp luật nói riêng. Chính sách đó phải do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có trách nhiệm xây dựng một cách có cơ sở khoa học. Chính sách đó phải chỉ rõ mục tiêu chiến lược, sách lược, các nguyên tắc và cơ cấu cán bộ, các hình thức, biện pháp tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ những người áp dụng pháp luật, đặc biệt cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật, các định hướng ưu tiên trong chính sách cán bộ. Nhìn ở một phương diện khác, các chủ thể áp dụng pháp luật cũng là một nội dung quan trọng trong chính sách áp dụng pháp luật.
4. Giải pháp nâng cao nghề nghiệp chuyên môn và phát triển các khả năng nghề nghiệp
Trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển những người áp dụng pháp luật, trong việc nâng cao nghề nghiệp chuyên môn và phát triển các khả năng nghề nghiệp cần thiết của họ cần phải áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp quan trọng sau đây:
– Hình thành một trật tự, thủ tục đặc biệt trong việc tuyển chọn và bô’ nhiệm các chức vụ đối với những người áp dụng pháp luật, bao gồm: (i) tuyển chọn bằng thi tuyển; (ii) bô’ nhiệm theo quyết định của cơ quan, của những người có thẩm quyền; (iii) bầu cử trực tiếp, bình đẳng bằng cách bỏ phiếu kín. Cần phải nghiên cứu đê’ xác định một cách có căn cứ khoa học là đối với loại cán bộ áp dụng pháp luật nào thì áp dụng hình thức thi tuyển, đối với loại cán bộ áp dụng pháp luật nào thì áp dụng hình thức bô’ nhiệm, đối với loại cán bộ áp dụng pháp luật nào thì áp dụng hình thức bầu cử. Pháp luật hiện hành của nước ta đã có những quy định tương đối đầy đủ và cụ thê’ các hình thức tuyển chọn và bổ nhiệm các loại cán bộ áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng và nhu cầu, đòi hỏi của cải cách pháp luật, cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta, các quy định này cũng cần được nghiên cứu để hoàn thiện thêm.
Tạo ra các điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ nghề nghiệp của những người áp dụng pháp luật bằng cách tự học tập, tự đào tạo, đào tạo, đào tạo lại trong các cơ sở chuyên ngành bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc đào tạo sau đại học để có được học vị thạc sĩ luật học hoặc tiến sĩ luật học.
Thiết lập hệ tiêu chuẩn (định mức) của hoạt động áp dụng pháp luật và phân công một cách cân bằng, hợp lý khối lượng công việc giữa những người áp dụng pháp luật cụ thể, đặc biệt chú trọng đến những người áp dụng pháp luật trong các cơ quan tiến hành tố tụng.
Xác lập, điều phối chức năng lao động. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật của tất cả các ngành pháp luật trên thực tế: pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật lao động, pháp luật kinh tế… Do đó, các cán bộ áp dụng pháp luật cần phải được chuyên môn hóa theo các ngành và trong một ngành. Điều đó sẽ có tác động tích cực đến các kết quả công việc của họ. Trước hết, cần chuyên môn hóa đội ngũ thẩm phán.
Phân công lao động giữa các cơ quan khác nhau. Nguyên tắc này được thể hiện một cách đầy đủ và nhất quán nhất trong tố tụng hình sự. Ở đó, Cơ quan điều tra thực hiện chức năng điều tra, Viện kiểm sát thực hành chức năng công tố và giám sát hoạt động tư pháp, Tòa án thực hiện chức năng xét xử, các cơ quan thi hành án thực hiện chức năng thi hành án. Vấn đề đặt ra là cần phân công lao động sâu hơn nữa giữa các cán bộ thực hiện từng chức năng đó.
– Hình thành các điều kiện bổ sung khác để bảo đảm hoạt động tự chủ và độc lập của người áp dụng pháp luật. Chẳng hạn, cần áp dụng việc bổ nhiệm thẩm phán suốt đời1.
Các chủ thể của chính sách áp dụng pháp luật không chỉ đáp ling các phẩm chất pháp lý mà còn phải đáp ứng các phẩm chất xã hội. Do vậy, chmh sách áp dụng pháp luật cần phải làm sáng tỏ cả các tiêu chuẩn xã hội của việc đánh giá hoạt động thực tiễn của những người áp dụng pháp luật2. Nhìn từ phương diện chính sách, việc đánh giá về mặt pháp lý đối vói hoạt động thực tế của người áp dụng pháp luật cần phải được bổ sung bằng việc đánh giá mang tính chất xã hội đối với hoạt động đó. Ớ đây có hai thông số có ý nghĩa quan trọng là: (i) mức độ phù hợp của hoạt động thực tế và của quyết định áp dụng pháp luật với các quy phạm xã hội; (ii) mức độ hiệu quả xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật.
Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình thức pháp lý chỉ phản ánh cái cơ bản, cái cần thiết nhất. Do đó, trong khi người có chức vụ, quyền hạn thực hiện các quyền năng mang tính quyền lực được pháp luật quy định, khi đánh giá các hoạt động thực tế của người đó không chỉ sử dụng các quy phạm pháp luật mà các quy phạm đạo đức, tập quán cũng có vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra một cách thuyết phục sự ảnh hưởng trực tiếp của trình độ đạo đức của những người có chức vụ, quyền hạn đến việc đánh giá hoạt động của họ từ phía Nhà nước và xã hội.
Cùng với quá trình phát triển xã hội, ý nghĩa của nhân tố đạo đức thường xuyên được gia tăng. Do vậy, khi đánh giá hoạt động của những người áp dụng pháp luật cần phải chú trọng không chỉ các phẩm chất nghề nghiệp mà còn cả các phẩm chất đạo đức.
Trong số những phẩm chất đạo đức cần thiết của người áp dụng pháp luật, tính trung thực và tính nguyên tắc, tính thiện chí và tính ân cần trong quan hệ với mọi người, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đồng thời, trong công việc người áp dụng pháp luật cần phải khắc phục các đặc điểm trái với đạo đức như tính kiêu ngạo, thái độ tự cao, tự đại, tính quá tự tin, tính không dung hợp với ý kiến của người khác…
Các phẩm chất đạo đức không có giá trị tự thân mà có giá trị ở chừng mực mà các phẩm chất đó được thể hiện trong hoạt động của người có chức vụ, quyền hạn và trong các quyết định do người đó đưa ra. Do đó, khi đánh giá về mặt xã hội việc áp dụng pháp luật cần phải sử dụng các tiêu chuẩn cho phép làm sáng tỏ được những kết quả của hoạt động đó, khả năng ảnh hưởng của hoạt động đó đối với những quan hệ cơ bản, trong đó có những quan hệ đạo đức. Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật là tiêu chuẩn đóng vai trò nói trên.
Áp dụng pháp luật được coi là có hiệu quả, nếu nó: (i) đồng thời đạt được các mục tiêu về mặt pháp lý và về mặt xã hội; (ii) có chi phí vật chất thấp nhất; (iii) đạt được kết quả trong thời hạn ngắn nhất.
5. Kết thức vấn đề
Trên thực tế, các hoạt động áp dụng pháp luật ít khi làm thỏa mãn được đồng thời tất cả các thông số nói trên của hiệu quả. Trong không ít trường hợp mục tiêu này hay mục tiêu khác thường không đạt được, tính hiệu quả về mặt tài chính không được bảo đảm, còn các thời hạn hay bị kéo dài. Dựa vào các tiêu chí của hiệu quả mà các hoạt động áp dụng pháp luật có thể được coi là không có hiệu quả đầy đủ, hiệu quả thấp hoặc hoàn toàn không có hiệu quả, hiệu quả tiêu cực.
Bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật là vấn đề vừa là nhiệm vụ cơ bản, vừa là nhiệm vụ cấp bách của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Để thực hiện có chất lượng nhiệm vụ đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội cần phải xây dựng và thực hiện các biện pháp lâu dài, cơ bản và mang tính hướng đích cụ thể, phải nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các nhà luật học, nâng cao văn hóa pháp luật và chính trị cho Nhân dân, hoàn thiện các hình thức và biện pháp tuyển chọn và sử dụng cán bộ áp dụng pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).