Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy giúp tôi nêu các chủ thể của sự hình thành và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, tham gia hình thành chính sách xây dựng pháp luật bằng cách hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược tổng thể và cụ thể để làm định hướng tư tưởng, quan điểm chính trị cho việc xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Đường lối, chủ trương, chiến lược đó được thể hiện trong cương lĩnh, các nghị quyết, các quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định mục tiêu, quan điểm, các định hướng ưu tiên quan trọng nhất của chính sách xây dựng pháp luật, đặc biệt là chính sách xây dựng luật, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao đối vói việc thực hiện chính sách xây dựng pháp luật, trực tiếp thảo luận và thông qua các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền của mình (hiệp định, nghị quyết).

3. Khái niệm các chủ thể có quyền sáng kiến xây dựng luật

Các chủ thể tiềm năng của sự hình thành chính sách xây dựng pháp luật là tất cả những người có quyền sáng kiến xây dựng luật, không có ngoại lệ. Các chủ thể đó có thể là các cơ quan nhà nước, người hoặc nhóm người được Hiến pháp dành cho khả năng trình các dự án luật đến Quốc hội. Việc quy định chủ thể nhất định có quyền sáng kiến lập pháp có nghĩa là Quốc hội có nghĩa vụ xem xét đề nghị do chủ thể đó đưa ra về việc ban hành đạo luật hoặc dự án luật. Nhóm các chủ thê’ có quyền sáng kiến lập pháp được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam (Điều 84).

Tuy vậy, các chủ thể thực hiện có hiệu quả và tích cực nhất quyền đó, đồng thời là các chủ thê’ của chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta là: Chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, ủy ban Trung ương Mặt trận Tô’ quốc Việt Nam và các cơ quan trung ương của tô’ chức thành viên của Mặt trận Tô’ quốc Việt Nam.

4. Các chủ thể có quyền sáng kiến xây dựng luật

– Chủ tịch nước

Chủ tịch nước có thẩm quyền và nhiệm vụ xác định những định hướng cơ bản của chính sách xây dựng pháp luật, hệ thống các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, cũng như các hình thức cần thiết đê’ giải quyết các nhiệm vụ đó. Chủ tịch nước duy trì đường lối chiến lược phát triển pháp luật của xã hội và của Nhà nừớc bằng cách tham gia vào quá trình làm luật, cũng như ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc xây dựng chính sách xây dựng pháp luật của Chủ tịch nước được thể hiện trong sáng kiến trình dự án luật, thực hiện quyền đề nghị ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, trong thông điệp (bài phát biểu) hàng năm trước Nhân dân hoặc trước Quốc hội của Chủ tịch nước.

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc xác định các định hướng ưu tiên của chính sách xây dựng pháp luật, soạn thảo chiến lược phát triển pháp luật, xác định các giải pháp cần thiết, trong đó có giải pháp chính sách pháp luật đê’ giải quyết những vâh đề cấp thiết nhất của xã hội Việt Nam hiện nay.

– Hội đông Dân tộc

Hội đồng Dân tộc giúp Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện các thẩm quyền hiến định của Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực xác định và thực hiện những định hướng ưu tiên nhất của chính sách xây dựng pháp luật, trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước ủy ban Thường vụ Quốc hội, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.

– Ủy ban của Quốc hội

Ủy ban của Quốc hội giúp Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định và thực hiện những định hướng ưu tiên nhất của chính sách xây dựng pháp luật, trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước ủy ban Thường vụ Quốc hội, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi, quyền hạn do luật định, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật.

– Chính phủ

Trong phạm vi các thẩm quyền do Hiến pháp quy định, Chính phủ tích cực soạn thảo các dự án luật. Điều đó thể hiện vai trò hiện thực của Chính phủ với tư cách là co quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, có trách nhiệm đưa chính sách quốc gia đã được thể hiện trong các đạo luật đã được thông qua vào đời sống xã hội. Chính phủ tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của đời sống nhà nước và xã hội bằng cách thực hiện chính sách xây dựng pháp luật riêng của mình. Các biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách xây dựng pháp luật của Chính phủ là kế hoạch hóa công tác soạn thảo các dự án luật, xác định các dự án luật được ưu tiên, có ý nghĩa nhất cần phải được ban hành trong kỳ họp cụ thể của Quốc hội, kế hoạch hóa công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình.

– Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp đề xuất chính sách trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, phối hợp hoạt động của các cơ quan hành pháp khác trong lĩnh vực đó. Kế hoạch hoạt động xây dựng pháp luật, trong đó có kế hoạch xây dựng luật của Chính phủ do Bộ Tư pháp soạn thảo trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành và các cơ quan khác. Bộ Tư pháp chuẩn bị các dự án luật cần thiết, tiến hành thẩm định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành khác soạn thảo, thực hiện giám sát việc tuân theo các quy tắc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định đối với các cơ quan hành pháp tiến hành soạn thảo các văn bản đó, thực hiện các thẩm quyền khác do pháp luật quy định.

– Các cơ quan hành pháp khác

Các cơ quan này tham gia vào việc hình thành và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật trong lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội và đời sống nhà nước bằng cách tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, chuẩn bị và thông qua các vần bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng như thực hiện trên thực tế việc phát triển pháp luật bằng việc tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình trên phạm vi toàn quốc.

– Chính quyền địa phương

– Công dân Việt Nam

Công dân Việt Nam tham gia thực hiện trên thực tế chính sách xây dựng pháp luật bằng cách xây dựng pháp luật trực tiếp, thực hiện một cách tự chủ, độc lập các lợi ích hợp pháp và các quyền chủ thể của mình với sự trợ giúp của các hình thức thể hiện khác nhau của dư luận xã hội, tham gia vào các liên minh (liên hiệp) chính trị – xã hội, bầu chọn những người đại diện và những người có chức vụ, quyền hạn vào các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương.

– Mặt trận Tố quôc Việt Nam, tố chức chính trị – xã hội, các tố chức xã hội

Các liên minh chính trị – xã hội này tham gia vào xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng pháp luật bằng việc thể hiện ý kiến, quan điểm của các nhóm công dân nhất định về những vâh đề chính trị – xã hội cụ thể đòi hỏi phải có quyết định xây dựng pháp luật, giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách xây dựng pháp luật và việc tổ chức thực hiện các chính sách đó, tác động đến dư luận xã hội về chính sách xây dựng pháp luật.

– Các phương tiện thông tin đại chúng

Các phưong tiện thông tin đại chúng tác động đến quá trình xây dựng chính sách pháp luật bằng cách phổ biến trong xã hội những loại thông tin khác nhau, tạo ra sự giao tiếp giữa xã hội và các cơ quan quyền lực nhà nước, làm sáng tỏ và hình thành nên dư luận xã hội về những vâh dề có ý nghĩa chính trị – xã hội đòi hỏi phải có điều chỉnh quy phạm pháp luật.

– Cơ quan, tố chức và tổ chức kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau

Các cơ quan, tổ chức này tham gia thực hiện trực tiếp và trong một số trường hợp cụ thể tham gia hình thành chính sách xây dựng pháp luật trong khi tiến hành hoạt động quản lý, văn hóa – xã hội, khoa học – kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, kinh doanh hoặc các loại hoạt động thực tiễn khác.

– Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Các chủ thể này thực hiện chức năng bảo đảm rất quan trọng trong quá trình hình thành chính sách xây dựng pháp luật. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực với mục đích hoàn thiện chúng, phân tích các kết quả của những sửa đổi, bổ sung trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch hóa xây dựng pháp luật, soạn thảo các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, cũng như tham gia soạn thảo những sửa đổi, bổ sung các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Các chuyên gia này tham gia chuẩn bị các tài liệu cần thiết phục vụ hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân…

– Các chuyên gia

Các chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách xây dựng pháp luật với tư cách là những người có hiểu biết chuyên môn sâu sắc cần thiết để bảo đảm việc thực hiện xây dựng pháp luật hiệu quả. Với tư cách là chuyên gia có thê’ là các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (ví dụ, các cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp) và các cá nhân cụ thể (ví dụ, các nhà khoa học – luật học hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ xã hội được điều chỉnh, hoặc về những vâh đề của kỹ thuật xây dựng pháp luật)… Hoạt động của họ hướng đến việc hỗ trợ cho những người tham gia trực tiếp xây dựng pháp luật và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

5. Phân tích chủ thể chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương chủ động xây dựng và tổ chức đưa chính sảch xây dựng pháp luật vào đời sống xã hội. Trong phạm vi thẩm quyền hiến định, chính quyền địa phương chủ động giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp bách của đời sống xã hội ở địa phương bằng cách xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, soạn thảo và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, tham gia hình thành chính sách xây dựng pháp luật địa phương bằng cách soạn thảo và thực hiện các kế hoạch xây dựng pháp luật địa phương, bảo đảm việc thực hiện các chương trình xây dựng pháp luật địa phương trên lãnh thổ hành chính tương ứng, áp dụng hợp lý và hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trung ương và địa phương để giải quyết những nhiệm vụ ưu tiên của phát triển pháp luật ở địa phương.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).