1. Chủ thể được áp dụng căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trong Bộ luật dân sự trước đây, căn cứ vào kết cấu của Điều 623 và các quy định khác có hên quan, có thể khẳng định căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ áp dụng đối với chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong Bộ luật dân sự năm 2015, khoản 3 Điều 601 cũng đưa ra ba căn cứ loại trừ. Nhưng khoản 3 Điều 601 lại sử dụng cụm từ “người chiếm hữu, người sử dụng” thay vì sử dụng cụm từ “người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng” như khoản 3 Điều 623 Bộ luật trước. Hơn nữa, khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 lại đưa ra căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cả trường họp hành vi và tài sản nói chung gây thiệt hại.
Những sự khác biệt này dẫn đến một vấn đề được đặt ra là các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại này có được áp dụng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ không? Theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 có thể dẫn đến các quan điểm khác nhau, trong đó có thể có quan điểm cho rằng căn cứ loại trừ được áp dụng cho cả người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những thay đổi của Bộ luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật trước cũng không thể khẳng định căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được áp dụng đối với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ, bởi vì một số lý do sau:
Thứ nhất, về kết cấu thì Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn được thiết kế như Điều 623 Bộ luật trước ở chỗ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật được tách riêng và quy định tại khoản 4, mà căn cứ loại trừ trách nhiệm chỉ được quy định tại khoản 3 và được áp dụng với chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng. Việc thay đổi cụm từ “người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng” được thay bằng cụm từ “người chiếm hữu, sử dụng” không phải là căn cứ để khẳng định người chiếm hữu, sử dụng tại khoản 3 sẽ bao gồm cả người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Theo quan điểm của tác giả, sự thay đổi này nhằm đảm bảo các căn cứ loại trừ TNBT này không chỉ áp dụng với ba chủ thể như khoản 3 Điều 623 Bộ luật trước đây mà còn áp dụng với các chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật khác (Ví dụ người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật theo quy định tại các điểm d, đ, e khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc NSD tài sản của người khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết theo quy định tại Điều 171 Bộ luật dân sự năm 2015).
Thứ hai, mặc dù khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định hai căn cứ loại trừ trách nhiệm nói chung cho cả hành vi gây thiệt hại cũng như tài sản gây thiệt hại, nhưng cuối khoản 2 này lại có đoạn “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trường họp pháp luật quy định khác. Tức là, khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng theo khoản 3 Điêu 601 chứ không áp dụng khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015.
Thứ ba, nếu căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng được áp dụng cho người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì kết cấu của Điều 601 phải thay đổi theo hướng nội dung của khoản 4 phải chuyển lên khoản 3 và nội dung của khoản 3 phải chuyển xuống khoản 4 mới hợp lý. Nhưng rõ ràng, khi Bộ luật dân sự năm 2015 được thông qua, các nhà làm luật cũng không thay đổi kết cấu này.
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015, các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được áp dụng đối với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Thực tế cho thấy, khi các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra, chủ thể được loại trừ trách nhiệm sẽ đều được coi là không có lỗi. Nhưng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì luôn bị xác định là có lỗi. Lỗi của họ xuất hiện ngay khi hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà họ thực hiện. Do đó, ngay cả khi các căn cứ loại trừ trách nhiệm xảy ra thì bản thân họ vẫn bị coi là có lỗi, và phải chịu trách nhiệm về hành vi có lỗi của mình.
Quy định này không chỉ nhằm hướng tới bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại, mà sâu xa nữa mà nó nhằm ngăn chặn những hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp khi thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc do tình thế cấp thiết, còn đối với trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, nếu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật vẫn phải bồi thường là không hợp lý. Bởi vì, về nguyên tắc, khi họ có hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Nhưng việc chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật đó không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra thì không thể bắt họ phải bồi thường thiệt hại. Rõ ràng, chúng ta đều nhận thức được rằng bản thân người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật không hề có liên quan đến thiệt hại khi người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi cố ý. Đây là vấn đề cần phải được xem xét kỹ để có sự điều chỉnh phù hợp, nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong áp dụng pháp luật nói chung, pháp luật về bồi thường thiệt hại nói riêng.
Trân trọng!
2. Chủ sở hữu, người chiếm hữu có lỗi để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
Một vấn đề cần được xem xét ở đây, đó là khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật dẫn đến thiệt hại, thì các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường có được áp dụng hay không?
Có lẽ trong trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm như chủ sở hữu, sử dụng không căn cứ pháp luật. Tại sao lại như vậy? Bởi vì, xét về hình thức thì họ bị coi là có lỗi ngay khi nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, và lỗi này xuất hiện trước khi thiệt hại xảy ra, tức là lỗi này cũng xuất hiện trước khi xảy ra các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường. Điều đó thể hiện rằng chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng đã bất cẩn trong việc quản lý tài sản và họ phải chịu trách nhiệm về sự bất cẩn đó.
Quy định trên đòi hỏi sự cẩn trọng cao độ của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ.
3. Quy định ở pháp luật dân sự của Pháp liên quan đến vấn đề căn cứ loại trừ trách nhiệm
Như đã phân tích ở các nội dung trên cho thấy rằng, pháp luật của các quốc gia được nghiên cứu không có sự tách biệt các quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với các loại tài sản gây ra. Điều đó cũng có nghĩa rằng, các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được áp dụng với từng trường hợp cụ thể khác nhau (nhà cửa, động vật) chứ không có sự thống nhất.
Thứ nhất, đối với pháp luật dân sự của Pháp không quy định căn cứ loại trừ trách nhiệm của chủ sở hữu, người người quản lý tài sản nói chung, nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng.
Một số quy định xác định chủ sở hữu, người sử dụng phải bồi thường bất kể có lỗi hay không có lỗi (Điều 1384 quy định “Mỗi người phải chịu trách nhiệm không những về thiệt hại do mình gây ra mà cả thiệt hại do những người mà mình phải chịu trách nhiệm hoặc những vật mà minh coi giữ gây ra…”;
Tại Điều 1385 pháp luật dân sự của Pháp quy định: “chủ sở hữu một con vật hoặc người sử dụng con vật ấy phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do con vật gây ra, dù nó đang được coi giữa hoặc bị xổng ra”.
Một số quy định lại xác định trách nhiệm bồi thường trên cơ sở lỗi. Ví dụ tại Điều 1386 pháp luật dân sự của Pháp quy định: “chủ sở hữu một công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra do công trình bị đổ vì thiếu bảo dưỡng hoặc vì khuyết tật trong khi xây dựng”). Tuy nhiên, trong một số quy định có liên quan nhưng không thuộc chế định bồi thường thiệt hại lại có quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ Điều 1733 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “Bên thuê phải chịu trách nhiệm về hỏa hoạn, trừ trường hợp chứng minh được rằng hỏa hoạn là do ngẫu nhiên hoặc bất khả kháng, hoặc do khuyết tật trong xây dựng”.
Trân trọng!
4. Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở Nhật Bản như thế nào?
Pháp luật dân sự Nhật Bản cũng không quy định cụ thể về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật (gồm cả thú dữ) và do cấu trúc trên đất (trong đó có nguồn nguy hiểm cao độ) gây ra.
Tuy nhiên, trong các quy định tại Điều 717 Pháp luật dân sự Nhật Bản quy định về bồi thường thiệt hại do cấu trúc trên đất gây ra và Điều 718 của Pháp luật dân sự Nhật Bản quy định về bồi thường thiệt hại do động vật gây ra lại đưa ra nguyên tắc bồi thường thiệt hại trên cơ sở lỗi.
Điều đó có nghĩa là nếu họ chứng minh được không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này cho thấy, mặc dù không quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường, nhưng việc xác định cơ sở của trách nhiệm bồi thường dựa vào lỗi cũng phần nào khẳng định sự tương đồng của pháp luật dân sự Nhật Bản với pháp luật dân sự Việt Nam. Bởi vì thực tế, trong các căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng đều được xác định là không có lỗi.
Trân trọng!
5. Quy định về căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự Đức
Mã Đức Dân sự” (Bürgerliches Gesetzbuch), Đế chế Đức vào năm 1896 (Bingshen) Bộ luật Dân sự có hiệu lực. Ngày 01 tháng 1 năm 1900 thực hiện tương lai của nước Cộng hòa Đức, Cộng hòa Liên bang Đức tiếp tục áp dụng, vẫn còn có hiệu lực.
Đây là “luật dân sự Pháp”, các quốc gia pháp luật dân sự quan trọng thứ hai Bộ luật Dân sự. Nó đã kế thừa truyền thống của luật La Mã, kết hợp một số trong những thói quen pháp luật Đức, và theo thế kỷ phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa 19 và sự phát triển của tình hình mới, và do đó trên các nội dung vượt quá thời hạn pháp lý của giấy thông hành faire phạm vi chủ nghĩa tư bản của nguyên tắc, đến một mức độ nhất định, để thích ứng với một độc quyền nhu cầu của thời đại tư bản chủ nghĩa. Nhưng ở một số nơi vẫn giữ lại các đặc điểm kinh tế Junkers Đức.
Theo pháp luật dân sự Đức cũng không đưa ra căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các loại tài sản (trong đó có thể gồm cả nguồn nguy hiểm cao độ) gây ra.
Theo quy định tại các Điều 833 và 834 pháp luật dân sự Đức quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật gây ra, người nuôi giữ hoặc người quản lý có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không phụ thuộc vào sự cẩn trọng hoặc không cẩn trọng trong việc quản lý động vật. Suy rộng ra, có thể hiểu rằng, theo pháp luật dân sự Đức, lỗi là được coi là cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do động vật (trong đó có thú dữ) gây ra.
Trân trọng!