Phán quyết của Trọng tài thương mại là chung thẩm

Luật Trọng tài thương mại thay thế cho Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  – 1900.0191

Về nguyên tắc, trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị. Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của trọng tài viên.
 

Thẩm quyền của trọng tài thương mại bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài thương mại… với hai hình thức hoạt động là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc.
 

Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc

 Luật Thi hành án hình sự có nhiều quy định mới, tiến bộ hơn. Một trong những điểm mới của Luật so với Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 là việc thi hành án tử hình. Theo đó, về hình thức thi hành án tử hình từ nay sẽ là tiêm thuốc độc. Thay cho việc xử bắn như trước đây. Quy trình thực hiện sẽ do Chính phủ quy định.
 

Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.
 

Chỉ cho làm con nuôi nước ngoài khi không tìm được gia đình trong nước

 Đây là một trong những nguyên tắc được Luật Nuôi con nuôi khẳng định và được các văn kiện pháp lý quốc tế thừa nhận như công ước La Haye về nuôi con nuôi quốc tế ghi rõ.
 

Về các biện pháp bảo đảm việc nuôi con nuôi trong nước, Luật đưa ra quy định về việc tìm gia đình thay thế trong nước, nhằm bảo đảm trẻ em có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước. Việc tìm mái ấm được thực hiện ở ba cấp: cấp xã, cấp tỉnh và trung ương.
 

Các điều kiện của người nhận con nuôi trong và ngoài nước là như nhau, đồng thời nâng độ tuổi của trẻ em được cho làm con nuôi đến dưới 16 tuổi. Đặc biệt, người đủ từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể được cho làm con nuôi của cha dượng, mẹ kế, cô, cậu dì, chú bác ruột. Luật Nuôi con có hiệu lực từ ngày1/1/2011.
 

Bộ Y tế tranh tra tất cả các khâu về an toàn thực phẩm

 Theo qui định trong luật, Bộ Y tế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi cần thiết, kể cả việc phúc tra kết quả thanh tra của các bộ, ngành, địa phương về an toàn thực phẩm nếu cần khi có các yêu cầu, kiến nghị hay xuất hiện vụ việc bức xúc. .
 

Đối với việc quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm, Luật quy định rõ “phải thông báo về nội dung quảng cáo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế kiểm tra và xác nhận”. Ngoài ra, Luật cũng quy định về trách nhiệm của người phát hành quảng cáo, kinh doanh dịch vụ quảng cáo liên quan đến an toàn thực phẩm.
 

Việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Luật quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và thẩm quyền. Trong đó, thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm.
 

Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.
 

Trước đó, ngày 7/7/2010, Văn phòng Chủ tịch nước cũng đã công bố Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
 

Ecolaw.vn sẽ lần lượt giới thiệu các nội dung quan trọng và thiết thực từ các bộ luật trên – dưới hình thức chuyên đề trong mục “Cẩm nang pháp luật” trong thời gian tới.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật LVN Group (biên tập)

————————————————–
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình